Martin Heidegger và siêu hình học
Hà Huy Tuấn (soạn thảo)
Martin
Heidegger
(1889-1976)
là
triết
gia
có
ảnh
hưởng
nhất
và
cũng
bị
tranh
cãi
nhiều
nhất
ở
phương
Tây
nửa
sau
thế
kỷ
XX.
Xuất
thân
trong
một
gia
đình
thợ
thủ
công
ở
vùng
Rừng
Đen
nước
Đức,
ông
suốt
đời
gắn
bó
với
quê
hương,
sống
giản
dị,
xa
lánh
nền
văn
minh
hiện
đại.
Giống
như
các
nhà
sáng
lập
chủ
nghĩa
hiện
sinh
khác,
thân
phận
con
người
với
nỗi
cô
đơn,
man
mác,
ưu
tư,
lo
âu
và
sợ
hãi
luôn
đi
về
trong
sự
suy
tư
của
M.Heidegger.
Ông
cho
ra
đời
một
loạt
tác
phẩm
gây
tiếng
vang
lớn,
tạo
nên
bước
ngoặt
trong
tư
duy
phương
Tây,
khác
lạ
với
tất
cả
những
gì
cổ
điển
trước
kia.
Sau
tác
phẩm
có
tính
đột
phá
Tồn
tại
và
Thời
gian
(1923)
xuất
bản
năm
1927
trong
Niên
giám
hiện
tượng
học
do
Edmund
Husserl
chủ
biên,
các
công
trình
khác
in
dấu
đậm
nét
lên
bức
tranh
triết
học
đương
thời
như:
Siêu
hình
học
là
gì?
(1929),
Về
bản
chất
của
chân
lý
(1930),
Giải
minh
thơ
Höderlin
(1944),
Thư
về
nhân
bản
chủ
nghĩa
(1947),
Đường
rừng
(1950),
Triết
lý
là
gì?
(1956),
Đồng
nhất
và
Dị
biệt
(1957),
Trên
đường
đến
với
ngôn
ngữ
(1959),
Nietzsche
(1961),
Hiện
tượng
học
và
thần
học
(1970).
Trong
đó,
phần
Nhập
đề
của
Siêu
hình
học
là
gì?
được
coi
là
chìa
khoá
để
mở
cánh
cửa
tư
duy
của
triết
học
M.Heidegger.
M.Heidegger khi tra vấn siêu hình học là gì đã bắt đầu từ quan niệm của R.Descartes để phê phán. Theo R.Descartes, nếu toàn bộ Triết học là một cái cây thì Siêu hình học là rễ, Vật lý học là thân, còn cành nhánh là tất cả các khoa học khác. Quan niệm này chính xác coi triết học là khoa học của mọi khoa học, các tri thức khoa học chẳng qua chỉ là bộ phận của triết học, nhằm là sáng rõ cho các nguyên lý triết học. Quan niệm của René Descartes đã mở đường cho chủ nghĩa duy lý, duy khoa học phát triển từ trào lưu Khai sáng trở đi, đánh đổ mọi tư duy tôn giáo và thần học, chủ nghĩa duy linh trước đó của thời Trung cổ. R.Descartes là một trong những người có công đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý và khoa học tự nhiên phát triển khi lấy "Lý tính" và "Tri thức" làm nền tảng để xây dựng lâu đài triết học. Dường như điều này khó bị đánh đổ cho đến khi lý tính và tri thức khoa học cũng bất lực không lý giải được thân phận con người, của tồn tại người - vấn đề dấy lên giữa hai cuộc Đại chiến thế giới đầu thế kỷ XX. Trái lại, M.Heidegger cho rằng, và đúng là như thế, mọi siêu hình học từ Anaximander đến F.Nietzsche đều nhầm lẫn không tra vấn thực chất của siêu hình học; đáng lẽ phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Tồn tại (*) là gì?" thì tất cả họ lại suy tư thành "Cái tồn tại là gì?" hay "Cái gì tồn tại?". Và vì thế đã hình thành nên hai câu trả lời đều phiến diện như nhau: một là, tồn tại là ý thức (ý niệm); hai là, tồn tại là vật chất (thực tại khách quan). Thực ra, tồn tại là ý thức như thế nào về đối tượng hay đối tượng được ý thức như thế nào. Do đó, việc xem xét chỉ mình ý thức là vấn đề của khoa tâm lý học và ngôn ngữ học, việc xem xét chỉ mình vật chất là vấn đề của các ngành khoa học tự nhiên. Triết học cổ điển muốn thâu tóm mọi tri thức là một việc làm rỗi hơi hay chí ít cũng là không tưởng.
Triết học của M.Heidegger là sự thiết lập lại một siêu hình học mới, bản thể luận cơ bản chống lại mọi bản thể luận cổ điển đã tồn tại từ xưa đến nay. Suy tư về sự suy tư của con người là một hướng suy tư tiếp cận được với hữu thể. ý tưởng này bắt nguồn từ Immanuel Kant và được E.Husserl phát triển theo nguyên tắc cấm bản thể hoá cái tiên nghiệm. Cố gắng của I.Kant là muốn chấm dứt sự tranh cãi bất tận trong đấu trường siêu hình học, vượt lên chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm đương thời bằng cách dung hoà chúng. Cố gắng ấy chỉ đem lại sự quan tâm của giới triết học đến chủ thể tiên nghiệm. Còn E.Husserl chỉ tiếp tục phân tích ý thức bằng phương pháp hiện tượng học để tìm ra tính ý hướng của nó. Song chừng ấy chưa làm hài lòng M.Heidegger. M.Heidegger đã lập trình lại triết học bằng một ngôn ngữ mới, điều đó cộng với suy tư hoàn toàn phi cổ điển của ông đã làm cho triết học M.Heidegger trở nên khó hiểu đối với nhiều người. Nhưng chính từ giác độ đó, cũng có người cho rằng M.Heidegger là triết gia duy nhất, đúng theo nghĩa chặt chẽ của từ này, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.
Phê phán tất cả suy lý triết học trước đó về hữu thể, như việc gán hữu thể là tinh thần trong chủ nghĩa duy tâm, là vật chất trong chủ nghĩa duy vật, là cái kinh nghiệm (expérience) trong chủ nghĩa kinh nghiệm, là cái tiên nghiệm (transcendantal) trong triết học I.Kant, là hiện tượng có ý hướng trong hiện tượng học E.Husserl, là ý chí (volonté) trong triết học phi lý của A.Schopenhauer, là sự hồi quy vĩnh cửu (retour de l'éternel) trong triết học F.Nietzsche, là năng lượng trong chủ nghĩa duy năng, là ngôn ngữ trong triết học phân tích và chú giải học,.v.v…và đòi đạp đổ tất cả bản thể luận cổ điển, M.Heidegger cho rằng hữu thể là ý nghĩa của mọi đối tượng nói trên khi con người suy tư về chúng. Chúng ta nghĩ về một sự vật có nghĩa là chúng ta đang truy tìm sự tồn tại của nó mà nó được ném vào, chứ không phải là tìm hiểu bản thân sự vật ấy; đó là con đường chân chính của triết học không lẫn với con đường của các khoa học đang đi. Vì vậy, muốn suy tư về hữu thể trước hết phải đi từ hữu thể người, đó là chìa khoá duy nhất.
"Yếu tính của hữu thể nằm trong sự hiện hữu của nó" - đây là nội dung suy tư trong suốt khảo luận Tồn tại và Thời gian. Vậy, hiện hữu có nghĩa là gì? Hiện hữu là cách mà hữu thể khai triển ra ngoài, là khoảnh khắc bộc lộ của hữu thể trong thời tính. Và như thế nó liên quan chặt chẽ với hữu thể người. Trong tiếng Đức, Dasein và Existenz là đồng nghĩa, đều chỉ tính có thực của thực thể từ Thượng đế cho đến hạt cát. Tuy nhiên, M.Heidegger muốn sử dụng độc quyền từ Dasein để chỉ hiện hữu người. Con người chỉ kinh nghiệm được khi hữu thể hiện hữu, và cũng chính khi đó con người thể hiện là một hiện hữu; ngoài ra, hữu thể mờ mịt trước kinh nghiệm của con người. Do đó, con người luôn ưu tư về sự hiện hữu của mình, về sự tồn-tại-trong-thế-giới của mình mà con người bị ném vào. Tồn tại có nghĩa là gì, mặc dù Tồn tại thì bất khả định nghĩa? Trả lời câu hỏi đó và cứ tra vấn như thế mãi trong suốt sự diễn tiến của nó - đấy là vấn đề mà siêu hình học quan tâm, vấn đề bản thể luận cơ bản, là sự trở về nền tảng của siêu hình học.
Vấn đề hữu thể được M.Heidegger trình bày không phải như cách I.Kant trình bày vật tồn tại tự thân (das Ding an sich). Bởi vì làm theo cách của I.Kant là sự né tránh không đi thẳng vào câu hỏi về hữu thể. Đó là lý do người ta cảm nhận được ở triết học I.Kant tính chất nhị nguyên với trọn vẹn sự bối rối của thời cận đại. Mặc dù rất ngưỡng mộ hiện tượng học của E.Husserl và kế thừa trực tiếp từ nó, M.Heidegger cũng không đồng ý với quan niệm về tính chủ quan tiên nghiệm, coi đó là sự giản lược tất cả những gì độc đáo và phong phú của tồn tại người. Con người hiện hữu khác với thực thể người tồn tại, nếu không nó đã chẳng ưu tư về sự hiện hữu của mình. Với tính cách thực thể, con người chỉ giống như sỏi đá, sinh vật trong tự nhiên. Với tính cách hữu thể, con người sống động và bí ẩn, độc nhất và không thể biết trước. Đây là bước chuyển từ hiện tượng học và khoa học sang chủ nghĩa hiện sinh khi xem xét tồn tại người. Từ nay, con người được tìm thấy trong một chiều kích mới, trong sự phóng chiếu bản chất của mình chứ không phải chỉ là đối tượng nghiên cứu đơn thuần của các khoa học. Nói cách khác, M.Heidegger vạch ra đối tượng của siêu hình học là lý giải ý nghĩa của mọi hữu thể từ hữu thể người. Giải minh học và cách tiếp cận hiện sinh là đóng góp lớn của M.Heidegger cho triết học hiện đại. Truy tìm ý nghĩa của hữu thể là công việc không dễ dàng và không thể dùng các phương pháp của khoa học mà thành công. Bên cạnh sự giải phẫu ý thức bằng phương pháp hiện tượng học, M.Heidegger còn thấy cần thiết phải giải minh các trạng huống sinh tồn của con người như sự lo âu, sợ hãi, sự day dứt, .v.v… Và ông coi đó mới là những yếu tố làm nên bản chất người. Bản chất người bộc lộ rõ nhất khi đối diện với cái chết, khi đó con người hiện hữu với toàn bộ dáng vẻ của nó không giấu giếm. Trong cuộc sống hàng ngày, con người cố che đậy hiện hữu của mình nhưng trước tình huống hiện sinh, nó buộc phải bộc lộ. Từ đó, Lo Âu, Sợ Hãi, Cái Chết, … trở thành phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh, tạo ra ngôn ngữ mới cho triết học gần gũi với đời thường chứ không còn dáng vẻ hàn lâm chết cứng như trước kia. Cần thấy rằng, để thoát khỏi tầm ảnh hưởng của hiện tượng học, M.Heidegger đã hướng đến những suy niệm của Soren Kierkegaard về thân phận con người. Tác phẩm Tồn tại và Thời gian dang dở như chính học thuyết mà nó trình bày, bí ẩn như chính vấn đề nó đề cập. Những hứa hẹn về tập hai của cuốn sách này đã không được tác giả của nó thực hiện nhưng điều đó không ngăn cản nó trở thành tác phẩm triết học đáng đọc nhất nửa cuối thế kỷ XX.
Chú thích
(*) Trong tiếng Việt, từ Sein có thể được dịch là Tồn tại hoặc Hữu thể. Tồn tại thì quen hơn còn Hữu thể thì hợp lý hơn, vì nó cùng một tông với Hư vô (một khái niệm quan trọng khác của triết học từ sau M.Heidegger trở đi) và nó tránh được những nhầm lẫn mà Tồn tại có khả năng mắc phải.