Mua acidophilus

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Acidophilus (Lactobacillus hay L. acidophilus) là một loại probiotic hay “lợi khuẩn” giúp phân giải thức ăn trong ruột. Nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn này có thể kìm chế sự phát triển của mầm bệnh trong đường tiêu hóa, kiểm soát bệnh đường tiêu hóa, giảm tiêu chảy do dùng kháng sinh, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh như nhiễm trùng phổi hay vấn đề về da. [1] Acidophilus có tự nhiên trong sữa chua và cũng có thể mua ở dạng thực phẩm chức năng tại các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe, hiệu thuốc hoặc các nhà phân phối vitamin trực tuyến. Tuy nhiên, vì một số nhà sản xuất có thể quảng bá sản phẩm chưa rõ ràng nên bạn cần tìm hiểu rõ nên biết những gì khi mua probiotic. [2]

Các bước[sửa]

Hiểu rõ cách mua thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus[sửa]

  1. Tìm hiểu về Acidophilus và công dụng. "Lợi khuẩn" tự nhiên này giúp phân giải thức ăn trong ruột và bảo vệ đường tiêu hóa khỏi “vi khuẩn gây hại”. Mặc dù có thể bổ sung lợi khuẩn thông qua thực phẩm nhưng như vậy sẽ không đủ. Tốt nhất, bạn nên uống thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ các vấn đề đường tiêu hóa cùng nhiều bệnh khác. Mặc dù có nhiều loại probiotic nhưng Lactobacillus acidophilus là loại được sử dụng nhiều nhất.[3] Lợi khuẩn được dùng điều trị nhiều vấn đề, bao gồm:[4]
    • Tiêu chảy ở khách du lịch
    • Tiêu chảy do dùng kháng sinh
    • Hội chứng Ruột kích thích
    • Bệnh viêm ruột
    • Nhiễm trùng “vùng kín”
    • Nghiên cứu hiện đang được tiến hành để xem xét probiotic có hiệu quả trong việc điều trị chứng không dung nạp lactose và hỗ trợ hệ miễn dịch hay không.[5]
  2. Trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung Acidophilus. Nếu muốn dùng Acidophilus để hỗ trợ chế độ ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung khoảng 1-4 tỉ CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc) mỗi ngày.[3] Bao bì sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín sẽ cung cấp cho bạn thông tin về sức mạnh của sản phẩm probiotic mà bạn mua. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn liều cao hơn hoặc thấp hơn nếu dùng Acidophilus để điều trị một vấn đề sức khỏe cụ thể, ví dụ như nhiễm trùng nấm men.[6] Khi dùng điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ liều khuyến nghị của bác sĩ thay vì liều dùng chung.
    • Acidophilus có thể gây vấn đề nếu bạn đang mắc các vấn đề đường tiêu hóa như Hội chứng Ruột ngắn. Vì vậy, tốt nhất nên trao đổi trước với bác sĩ.
    • Cẩn thận khi bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Probiotic cũng có thể gây tiêu chảy, mất nước hoặc tăng nguy cơ mắc chứng không dung nạp lactose ở trẻ.
  3. Nhận thức được tác dụng phụ mức độ nhẹ.[7] Chứng không dung nạp lactose có thể phản ứng với Acidophilus vì quy trình sản xuất probiotic có thể để lại một lượng nhỏ lactose trong thành phẩm. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp nhất là đầy hơi, chướng bụng và thường thuyên giảm sau một thời gian bổ sung probiotic.
    • Nhận thức rằng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt khuẩn Acidophilus, khiến lợi khuẩn không còn hiệu quả. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng kháng sinh. Để an toàn, bạn nên bổ sung probiotic 2 tiếng trước hoặc sau khi uống kháng sinh.
    • Trong một số ít trường hợp, probiotic có thể gây viêm khớp, tắc nghẽn động mạch, tiêu chảy, bệnh thực quản, vấn đề về tim, gan hoặc da và khó chịu ở “vùng kín”.
    • Một số người có thể bị dị ứng với lợi khuẩn. Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa vi khuẩn họ Lactobacillaceae.
  4. Mua Acidophilus từ nhà cung cấp đáng tin cậy. Vì là thực phẩm chức năng nên probiotic không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua. Tuy nhiên, FDA vẫn quản lý (nhưng không chặt chẽ) việc dùng probitoc. Có nhiều tiêu chuẩn được đặt ra khi sản xuất thực phẩm chức năng và FDA có thể kiểm tra các cơ sở sản xuất định kỳ.[8] Mặc dù vậy, vẫn có khả năng sản phẩm thực phẩm chức năng bạn mua bị nhiễm bẩn hoặc không thực sự chứa thành phần như ghi trên bao bì.[9][10] Chính vì vậy, bạn nên mua thực phẩm chức năng bổ sung probiotic từ nhà cung cấp đáng tin cậy có đảm bảo chất lượng sản phẩm.
    • Bảo quản lạnh thực phẩm chức năng lạnh. Bạn cần bảo quản thực phẩm chức năng lạnh trong tủ lạnh theo đúng hướng dẫn. Hàng triệu lợi khuẩn có thể chết đi nếu bạn để chúng ở nhiệt độ phòng.
  5. Tìm kiếm các cơ quan kiểm tra chất lượng độc lập. Nhà sản xuất đáng tin cậy sẽ cho phép các tổ chức độc lập như U.S. Pharmacopeia, NSF International hoặc Consumerlab.com (Mỹ) kiểm tra chất lượng sản phẩm. Con dấu chấp thuận không có nghĩa là đảm bảo tính an toàn hay hiệu quả. Nhưng các cơ quản này đảm bảo rằng sản phẩm thực sự chứa thành phần như ghi trên bao bì và không bị nhiễm bẩn.[9]
  6. Kiểm tra bao bì để đảm bảo lượng CFU.[11] Mỗi sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus phải ghi rõ lượng CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc), dựa trên thời điểm sản xuất. Hầu hết thực phẩm chức năng đều chứa từ 1-2 tỉ CFU. Không mua sản phẩm không ghi rõ lượng CFU.
  7. Đảm bảo lợi khuẩn Acidophilus được xử lý đúng cách. Thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus chứa các vi khuẩn sống nên cần được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh. Nhiệt độ lý tưởng là dưới 4,5 độ C.[12] Mặc dù khó xác minh nhưng đây là một thông tin quan trọng bạn cần cân nhắc.
    • Nếu nhãn sản phẩm không yêu cầu bảo quản trong tủ lạnh, có thể sản phẩm bạn mua không phải là sản phẩm tốt. Sản phẩm bổ sung Acidophilus thực sự sẽ cần được bảo quản trong tủ lạnh.
    • Ngoài ra, nên kiểm tra nhãn sản phẩm để biết hạn sử dụng. Các cửa hàng uy tín thường không để tồn sản phẩm hết hạn trong kho.
  8. Kiểm tra thành phần nguyên liệu trong sản phẩm. Một số nhà sản xuất thường làm tăng hiệu quả sản phẩm bằng cách kết hợp Acidophilus phát triển chậm với các vi khuẩn phát triển nhanh khác. Cách này giúp tăng lượng CFU và khiến người tiêu dùng cảm thấy đó là sản phẩm hiệu quả hơn. Ví dụ của các vi khuẩn phát triển nhanh bao gồm các chủng Lactobacillus và Bacillus coagulans khác. [13] Mặc dù các chủng khuẩn này cũng được nghiên cứu nhưng hầu hết các nghiên cứu đều dùng khuẩn Lactobacillus acidophilus.
    • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm mua sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ chứa Acidophilus.
    • Lợi khuẩn có thể được liệt kê với tên gọi Acidophilus, Lactobacillus hoặc L. acidophilus.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus khác nhau[sửa]

  1. Cân nhắc các loại thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus. Acidophilus được sản sinh tự nhiên trong cơ thể, có trong miệng, ruột non và âm đạo.[14] Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung loại probiotic tự nhiên này thông qua nhiều loại sản phẩm thực phẩm chức năng, không giới hạn trong một loại duy nhất. Thực phẩm chức năng bổ sung Lactobacillus có ở dạng viên, bột hoặc thực phẩm tăng cường có bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe, hiệu thuốc hoặc nhà phân phối vitamin trực tuyến.[1]
  2. Uống viên nang Acidophilus. Acidophilus dạng viên nang là phổ biến nhất vì bạn có thể nuốt cả viên nang với nước. Liều khuyến nghị chung là 1-2 viên nang, một lần mỗi ngày. Viên nang thường có sức mạnh của 1-2 tỉ CFU, như vậy bạn sẽ bổ sung khoảng 1-4 tỉ CFU mỗi ngày.[15]
  3. Nhai viên nén Acidophilus.[16] Acidophilus dạng viên nén nhai được là một lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ và người lớn bị khó nuốt. Tương tự như viên nang, bạn cần bổ sung 1-4 tỉ CFU mỗi ngày bằng cách uống 1-2 viên nén.
    • Một số nhà cung cấp có bán viên nén Acidophilus vị dâu tây và các vị khác.
    • Không cho trẻ dưới 3 tuổi uống thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus nếu không được bác sĩ hướng dẫn.
  4. Trộn Acidophilus dạng bột với thức ăn.[17] Acidophilus dạng bột có bán trong chai lớn ở các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe và nhà cung cấp vitamin trực tuyến. Bột có thể trộn cùng nước hoa quả, nước lọc hoặc rắc lên thức ăn. Bột có vị hơi ngọt và cảm giác gợn trong miệng. Khoảng 1/4 thìa cà phê bột tương đương với 2 viên nang hoặc viên nén.
    • Nên nhớ rằng mỗi lần mở hộp là bột sẽ tiếp xúc với độ ẩm và nhiễm bẩn, có thể ảnh hưởng đến chất lượng bột.
    • Khác với khi uống viên nang hoặc viên nén, bạn cần đong bột thật cẩn thận và đúng liều.[18]
  5. Uống sữa Acidophilus.[19] Acidophilus dạng sữa có bán ở các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe và một số cửa hàng tạp hóa. Sữa có vị hơi gắt và hơi đặc hơn sữa bò. Khác với lượng CFU được ghi trên viên nang, viên nén hoặc bột, lượng lợi khuẩn dạng sữa thường không được xác minh. Vì vậy, sẽ khó biết được bạn đang uống bao nhiêu lợi khuẩn Acidophilus.
  6. Bổ sung Acidophilus từ thực phẩm.[20][21] Sữa chua và sữa đậu nành chứa Acidophilus dạng tự nhiên. Khi mua sữa chua, bạn nên tìm mua sữa chua chứa men L. acidophilus sống và không đường phụ gia. Một số loại rau củ quả tươi như cà rốt cũng có chứa Acidophilus. Tuy nhiên, lượng lợi khuẩn trong thực phẩm thường không đáp ứng được nhu cầu bổ sung lợi khuẩn được khuyến nghị. Do đó, sữa chua, đậu nành và nông sản tươi có thể dùng tăng dung nạp probiotic nhưng không thể thay thể hoàn toàn thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus.
    • Mặc dù thực phẩm là một nguồn tuyệt vời nhưng thực phẩm chức năng mới là cách duy nhất thực sự giúp bổ sung đủ probiotic. Bạn có thể kết hợp cả hai để bổ sung lợi khuẩn ở mức tối da.

Lời khuyên[sửa]

  • Thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus nên uống trước bữa ăn hoặc khi bụng đói và nồng độ axit dạ dày ở mức thấp nhất. Nồng độ axit thấp giúp Acidophilus dễ di chuyển qua dạ dày vào ruột.
  • Mua Acidophilus trong chai thủy tinh thay vì chai nhựa. Chai nhựa có bề mặt rỗ nên có thể khiến lợi khuẩn Acidophilus mất đi sức mạnh.
  • Luôn bảo quản thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus trong tủ lạnh. Để duy trì chất lượng sản phẩm, Acidophilus nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4,5 độ C. Mặt khác, cũng có một số sản phẩm không bắt buộc phải bảo quản lạnh. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm

Cảnh báo[sửa]

  • Người có hệ miễn dịch yếu, người có van tim nhân tạo nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus hay bất kỳ lợi khuẩn nào khác.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống thực phẩm chức năng bổ sung Acidophilus.
  • Không uống Acidophilus với kháng sinh. Kháng sinh sẽ tiêu diệt lợi khuẩn. Tốt nhất nên uống Acidophilus và kháng sinh cách nhau 2 tiếng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.umm.edu/altmed/articles/lactobacillus-acidophilus-000310.htm
  2. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/790.html
  3. 3,0 3,1 http://www.umm.edu/altmed/articles/lactobacillus-acidophilus-000310.htm
  4. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/790.html
  5. http://www.nhs.uk/Conditions/probiotics/Pages/Introduction.aspx#immune
  6. http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/lactobacillus-acidophilus
  7. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/acidophilus/safety/hrb-20058615
  8. http://www.fda.gov/AboutFDA/Transparency/Basics/ucm194344.htm
  9. 9,0 9,1 http://ods.od.nih.gov/HealthInformation/DS_WhatYouNeedToKnow.aspx
  10. http://www.nhs.uk/Conditions/probiotics/Pages/Introduction.aspx#immune
  11. http://www.fda.gov/ICECI/ComplianceManuals/CompliancePolicyGuidanceManual/ucm074707.htm
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21118623
  13. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/1185.html
  14. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/acidophilus/background/hrb-20058615
  15. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/acidophilus/dosing/hrb-20058615
  16. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-56365/active-chewable-acidophilus-oral/details
  17. http://doctorklaper.com/answers/answers06/
  18. http://www.dynamicchiropractic.com/mpacms/dc/article.php?id=44536
  19. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2513349
  20. http://healthyeating.sfgate.com/sources-acidophilus-9578.html
  21. http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/lactobacillus-acidophilus

Liên kết đến đây