Nói cho bạn thân biết bạn bị trầm cảm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn đang bị trầm cảm, bạn không phải là người duy nhất đối mặt với nó. Tại Việt Nam, tỷ lệ thống kê bệnh nhân trầm cảm là 3% dân số (vào năm 2014).[1] Sẽ khá khó khăn dể đối phó với bệnh trầm cảm, đặc biệt nếu bạn có cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập. Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội không chỉ rất hữu ích mà còn tác động tích cực đến quá trình hồi phục của bạn.[2] Trò chuyện với bạn thân là một cách để nhận được một vài sự trợ giúp mà bạn cần và muốn có, mặc dù, bước đầu mở lòng với người khác về tình trạng trầm cảm không phải là điều dễ dàng. May mắn thay, có khá nhiều biện pháp cụ thể mà bạn có thể thực hiện để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện và tận dụng được lợi ích của quá trình này càng nhiều càng tốt.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị trò chuyện[sửa]

  1. Chấp nhận rằng bạn đã sẵn sàng để chia sẻ về nó. Đây là thông tin khá to tát mà bạn chuẩn bị chia sẻ và cảm giác lo lắng là điều hoàn toàn bình thưởng và tự nhiên. Trầm cảm cũng được xem là bệnh tâm thần, và vì có nhiều quan niệm sai lệch về loại bệnh này, thỉnh thoảng, con người có thể cảm thấy bị kỳ thị với chẩn đoán mới của họ. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng cởi mở chia sẻ về bệnh tình của bản thân là một trong các bước để đối phó một cách hiệu quả và hồi phục.[3]
  2. Cân nhắc về người mà bạn muốn chia sẻ. Nhiều người không chỉ có một người bạn thân duy nhất nhưng họ lại có vô số bạn bè thân thiết hoặc thậm chí là bạn "chí cốt". Bạn cần phải suy nghĩ về người mà bạn muốn tâm sự và xem liệu điều này có thật sự tốt cho bạn.[2]
    • Nếu bạn đang phải trải qua giai đoạn tư vấn để điều trị, bạn có thể thảo luận với nhà tư vấn, bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần về việc chia sẻ tình trạng trầm cảm của bản thân với người bạn thân.
    • Nếu bạn của bạn là người biết lắng nghe, kín đáo, đáng tin, không phán xét, biết hỗ trợ và sở hữu tinh thần khỏe mạnh, họ chính là người lý tưởng để bạn trình bày về mối lo ngại của mình. Họ có thể trở thành nơi để bạn trút bầu tâm sự và giúp bạn duy trì quan điểm lành mạnh khi đang nỗ lực hồi phục.
  3. Ngừng lại và suy nghĩ xem liệu bạn có không chắc chắn về việc nói cho bạn thân biết về vấn đề. Nếu bạn đang tự hỏi liệu bạn có nên trình bày cho bạn của bạn biết về tình trạng trầm cảm, bạn nên cân nhắc cách bạn hồi đáp trước những câu hỏi sau:
    • Liệu bạn của bạn có thường bày tỏ thái độ gièm pha đối với “người điên”?
    • Thỉnh thoảng, người đó có kiêu ngạo hoặc phán xét người khác?
    • Họ có đang phải vượt qua vấn đề với tình trạng trầm cảm của riêng mình?
    • Liệu người đó có từng trở nên quá cứng nhắc với bạn?
    • Họ có giỏi xử lý cảm xúc của chính mình hay không?
    • Bạn của bạn có hay ngồi lê đôi mách hoặc tung tin đồn nhảm?
    • Nếu câu trả lời của bạn là có cho bất kỳ câu hỏi nào hoặc bạn nhớ về tình huống khi người bạn của bạn thể hiện thái độ và hành vi bối rối, tốt nhất là bạn chỉ nên cho họ biết rằng bạn đang phải trải qua một vài vấn đề to tát, nhưng bạn đang cố gắng vượt qua nó, tìm kiếm sự trợ giúp và sẽ liên lạc với người đó.
    • Tuy nhiên, đôi khi, bạn bè có thể khiến chúng ta bất ngờ. Nếu bạn của bạn có khả năng loại bỏ thái độ hoặc hành vi thông thường của mình vì lo lắng cho bạn, và nếu bạn cảm thấy thoải mái khi phải tâm sự với họ, bạn có thể bắt đầu trình bày về thông tin nhỏ và quan sát cách người đó tiếp nhận nó. Ngừng lại mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu hoặc bực bội.
  4. Suy nghĩ về loại thông tin mà bạn muốn nói với bạn của bạn. Bạn muốn trình bày nhiều hay ít thông tin? Chia sẻ về tình trạng của bản thân là tùy thuộc ở bạn, cho dù bạn đã nhận được chẩn đoán chính thức hay chưa.[4] Bắt đầu với yếu tố mà bạn nghĩ rằng bạn của bạn sẽ cần phải biết về căn bệnh trầm cảm nói chung và về trải nghiệm của bạn nói riêng. Người đó nên biết về yếu tố quan trọng nào? Quan niệm sai lầm hoặc lời đồn đại nào cần phải được sửa chữa? Người đó cần biết về trải nghiệm nào của bạn?
    • Bạn nên nhớ rằng có thể bạn của bạn đã từng có người thân bị trầm cảm và họ hiểu biết rất nhiều về căn bệnh này. Mặt khác, họ cũng có thể chỉ biết đôi chút về trầm cảm. Bạn cần phải tìm hiểuvà giáo dục bản thân về loại bệnh này để có thể giúp người đó hiểu rõ hơn về nó, về ảnh hưởng của nó đến bạn, và cách họ có thể giúp đỡ và hỗ trợ bạn trong việc tiến bước. Ngoài ra, giáo dục bản thân cũng sẽ đem lại lợi ích cho quá trình hồi phục của bạn![5]
    • Bạn nên nhớ rằng bạn không cần phải giải thích lý do vì sao bạn bị trầm cảm. Bạn không cần phải cung cấp lý do chính đáng cho căn bệnh trầm cảm hoặc cho cảm giác buồn bã của bản thân. Tất cả mọi thứ mà bạn cần để chia sẻ cảm giác của bản thân với bạn thân là trình bày một cách thành thật về cảm giác của bạn, và nhờ họ cung cấp cho bạn điều bạn cần, cho dù đó có là sự trợ giúp, lòng kiên nhẫn, sự cảm thông, hoặc không gian.
  5. Hình dung về phản ứng có thể xảy từ phía người bạn của bạn. Mặc dù bạn sẽ không có khả năng dự đoán về phản ứng của họ, cân nhắc nhiều khả năng khác nhau sẽ giúp bạn cảm nhận cũng như biết cách hồi đáp. Lên kế hoạch trước cho quá trình này sẽ giúp bảo đảm rằng bạn không lâm vào tình thế bất ngờ và rằng bạn luôn theo dõi sát mục tiêu của cuộc trò chuyện.[6]
    • Bạn nên nhớ rằng bạn của bạn có thể sẽ không hiểu bạn. Người chưa từng bị trầm cảm sẽ không quen với triệu chứng bệnh. Điều này có nghĩa là đôi khi, họ sẽ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu lý do vì sao bạn không thể “ngừng buồn bã” hoặc “bước ra khỏi giường”.[5] Tuy nhiên, hành động này không nhất thiết cho thấy rằng người đó thiếu cảm thông hoặc thiếu lòng trắc ẩn. Thay vì vậy, nó có thể có nghĩa là họ quan tâm đến bạn và muốn bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng không hiểu rõ cảm giác mà tình trạng rối loạn đem lại cho người bệnh.
    • Một khả năng khác đó là bạn của bạn sẽ có nghĩ rằng họ có trách nhiệm phải “chữa bệnh” cho bạn. Họ có thể suy nghĩ theo kiểu họ sẽ giúp "giải thoát" bạn khỏi sự trầm cảm. Đây không phải là công việc của họ, vì nó sẽ làm tăng áp lực cho cả hai.
    • Một phản ứng khác có thể xảy ra đó là đột ngột thay đổi chủ đề hoặc chuyển hướng sự tập trung của câu chuyện vào bản thân họ. Kết quả này có thể khiến bạn đau lòng, như thể bạn của bạn đang trở nên ích kỷ hoặc không quan tâm đến bạn, nhưng có lẽ họ chỉ đơn giản là không biết phải hồi đáp như thế nào với lời nói của bạn, hoặc họ đang cố gắng cho bạn thấy rằng họ cũng đã từng gặp phải tình huống tương tự và hiểu rõ cảm giác của bạn.
    • Đối với từng kịch bản trên, bạn nên chuẩn bị sẵn lời hồi đáp cũng như hành động. Ví dụ, nếu người đó phản ứng với sự tiết lộ của bạn bằng cách sử dụng ngôn ngữ ngụ ý rằng họ muốn "sửa chữa" bạn, bạn nên chỉ ra rằng đây không phải là công việc của họ (vì bạn không bị "hỏng hóc"), và rằng điều mà bạn muốn nhận được đó là sự hỗ trợ. Nếu người đó khó có thể chấp nhận điều này, bạn nên lên kế hoạch để nói theo kiểu "Tớ có thể tự mình giải quyết nó. Sự trợ giúp của cậu có ý nghĩa rất lớn đối với tớ, nhưng cậu không thể thay tớ thực hiện điều này, ngay cả khi cậu muốn như vậy. Tương tự như cậu muốn giúp tớ ôn bài thi, nhưng sau đó là cậu lại thay tớ học bài thi. Nếu tớ không có kiến thức để đi thi, tớ sẽ không thể thi đỗ. Điều này cũng giống như vậy”.
  6. Quyết định thông tin hoặc phản ứng mà bạn muốn nhận lại. Để có một cuộc trò chuyện mà cuối cùng cả hai người tham gia đều có cảm giác tốt đẹp, họ cần phải cố gắng xây dựng “điểm tương đồng”, hoặc kiến thức chung.[7] Suy nghĩ về điều mà bạn mong muốn nhận được từ cuộc trò chuyện và cách mà bạn muốn đối phương hồi đáp. Thông thường, bạn của bạn sẽ muốn giúp đỡ bạn, vì vậy, bạn nên lập kế hoạch để cho phép họ thực hiện điều này theo cách tốt nhất có thể.
    • Ví dụ, bạn có cần bạn của bạn “chỉ” lắng nghe và trở thành người mà bạn có thể trò chuyện? Bạn có muốn nhờ giúp đỡ trong việc đưa đón bạn đến nơi trị liệu? Bạn có cần một ai đó giúp bạn quản lý nhiệm vụ hằng ngày, như nấu ăn, dọn dẹp, và giặt giũ?
    • Bạn nên biết rằng bạn của bạn có thể chỉ có khả năng giúp bạn theo những cách nhỏ nhặt, vì vậy, tốt nhất là bạn nên hiểu rõ điều bạn hy vọng nhận được từ phía người đó trước khi tiến hành trò chuyện. Bạn cũng có thể chờ người đó hỏi thăm xem liệu họ có thể giúp gì được cho bạn, và sau đó, bàn luận xem họ có thể góp phần giúp đỡ bạn theo cách bạn cần hay không. Ví dụ, bạn có thể nhờ người đó trò chuyện với bạn một vài phút mỗi tối để giúp bạn với chứng mất ngủ (triệu chứng của trầm cảm), hỏi thăm một ngày của bạn, hoặc kiểm tra xem bạn có uống thuốc hay chưa.
  7. Viết ra điều bạn muốn nói. Ghi chú sẽ giúp bạn thu thập suy nghĩ và sắp xếp chúng.
    • Một khi bạn đã viết chúng ra giấy, bạn nên luyện tập cách để trình bày chúng một cách rõ ràng trước gương.
  8. Luyện tập cho cuộc trò chuyện. Bạn nên nhờ người bạn tin tưởng, người đã được thông báo về tình hình của bạn, như cha mẹ hoặc nhà trị liệu, cùng bạn luyện tập cho cuộc trò chuyện. Nhập vai sẽ giúp bạn chuẩn bị. Khi nhập vai, bạn nên tái hiện mọi kịch bản tiềm năng; bạn sẽ là chính mình trong quá trình này, và đối phương sẽ đóng vai là người bạn của bạn.[8]
    • Hồi đáp trước mọi câu nói của đối phương, ngay cả khi bạn nghĩ rằng nó khá ngớ ngẩn hoặc sẽ không xảy đến. Chỉ cần luyện tập cách hồi đáp trước câu nói vô lý hoặc bất ngờ từ người bạn của bạn sẽ cung cấp cho bạn sự tự tin để tiếp cận cuộc trò chuyện khó khăn tương tự.
    • Để tận dụng toàn bộ lợi ích của quá trình nhập vai, bạn cần phản phản hồi theo cách càng chân thật càng tốt.
    • Phối hợp cách giao tiếp phi ngôn ngữ vào quá trình nhập vai. Bạn nên nhớ rằng cử chỉ, dáng điệu, và giọng điệu là nhân tố chính trong cuộc trò chuyện của bạn.
    • Sau quá trình này, bạn nên yêu cầu đối phương nêu lên ý kiến phản hồi, cho bạn biết về yếu tố phù hợp và một vài lĩnh vực mà bạn nên suy nghĩ thêm về điều bạn sẽ nói hoặc cải thiện cách phản hồi của mình.

Giao tiếp với bạn của bạn[sửa]

  1. Lên kế hoạch thực hiện hoạt động thông thường với bạn của bạn. Bạn có thể cùng đi ăn trưa, hoặc đi dạo tại nơi mà cả hai cùng thích. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm trạng của người bị trầm cảm nhẹ sẽ được cải thiện khi một nhiệm vụ nào đó chuyển hướng sự chú ý của họ đến nhân tố bên ngoài, chẳng hạn như tham gia hoạt động.[9]
    • Sở hữu tâm trạng tốt hơn sẽ khiến bạn dễ dàng mở lòng và trò chuyện về cảm giác của chính mình. Nếu bạn không muốn thực hiện hoạt động nào đó, đừng nên ép buộc bản thân phải thiết lập kế hoạch cho nó. Một cuộc trò chuyện khi cả hai đang ngồi nhâm nhi tách trà tại bàn ăn hoặc trên ghế bành là đủ.
  2. Từ từ tiến vào cuộc trò chuyện về bệnh trầm cảm mỗi khi phù hợp. Cách tốt nhất là bắt đầu nói với người đó rằng bạn muốn chia sẻ chuyện quan trọng, để họ biết họ không nên xem nhẹ nó.
    • Nếu bạn không biết phải nêu lên vấn đề như thế nào hoặc có cảm giác không thoải mái, bạn nên nói một điều gì đó như "Này cậu, gần đây tớ cảm thấy khá kì lạ/buồn bã/bực bội. Cậu có nghĩ là chúng ta có thể trò chuyện về nó hay không?".
    • Từ đầu, bạn nên nói rõ liệu bạn chỉ muốn người đó lắng nghe tâm sự của bạn, hay là bạn muốn họ cho ý kiến hoặc lời khuyên.
  3. Cho bạn của bạn biết liệu đây có phải là thông tin bí mật. Bạn nên nhớ cho người đó biết liệu vấn đề mà bạn đang chia sẻ với họ có phải là vấn đề riêng tư, hay là họ được phép trò chuyện về nó với người khác thay mặt bạn.
  4. Nói theo như bạn đã luyện tập. Bạn càng cụ thể và thẳng thắn càng tốt. Không nên vòng vo về điều bạn cần hoặc về yêu cầu của bạn. Líu lưỡi hoặc run rẩy đôi chút khi nói là điều tự nhiên. Bản thân quá trình nói ra vấn đề chính là phần khó khăn nhất!
    • Nếu bạn khó có thể đối phó với cảm xúc trong cuộc trò chuyện thật sự, bạn nên thừa nhận nó với bạn của bạn. Cho họ biết về khó khăn mà bạn cảm nhận đối với cuộc trò chuyện này thậm chí sẽ khá hữu ích để người đó hiểu rõ trạng thái tinh thần bạn, và mức độ nghiêm trọng của tình huống.
    • Nếu bạn bắt đầu cảm thấy rối ren tại một thời điểm nào đó trong suốt câu chuyện, bạn có thể nghỉ giải lao, hít thở sâu và sắp xếp suy nghĩ của bản thân.
  5. Giúp người đó cảm thấy thoải mái. Nếu họ trông có vẻ không thoải mái, bạn nên loại bỏ căng thẳng bằng cách cảm ơn vì họ đã có mặt bên bạn và lắng nghe bạn, hoặc xin lỗi vì đã làm mất thời gian của họ hoặc vì đã gặp khó khăn trong việc nêu lên vấn đề (nếu đây là sự thật).
    • Đôi khi, người bị trầm cảm có xu hướng cảm thấy có lỗi. Cảm giác này có thể kéo dài, nhưng bạn hoàn toàn có khả năng quản lý và giảm thiểu nó. Nếu bạn cảm thấy có lỗi trong suốt cuộc thảo luận, một biện pháp hữu ích để quản lý nó là ghi nhớ rằng suy nghĩ này không có thật. Bạn không đang tạo gánh nặng cho bạn của bạn bằng cách chia sẻ cảm giác của bản thân.[10] Người đó sẽ rất cảm kích vì bạn đã tin tưởng cho họ biết thông tin này và hào hứng muốn giúp bạn hồi phục, hơn là cảm thấy "nặng nề" như bạn đã tưởng tượng.
  6. Duy trì sự tập trung cho bạn của bạn. Để cuộc trò chuyện đem lại hiệu quả, người đó cần phải tập trung hoàn toàn vào việc lắng nghe bạn nói. Có khá nhiều phương pháp để duy trì sự chú ý, bao gồm giao tiếp bằng mắt, sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể (ví dụ, đối mặt với người đó, không khoanh tay hoặc chân), nói chuyện một cách rõ ràng, và tránh xa tác nhân gây xao nhãng từ bên ngoài (như tiếng ồn xung quanh, tiếng người đi ngang, tiếng điện thoại reo).
    • Tìm kiếm dấu hiệu lắng nghe tích cực.[11] Khi người khác đang chăm chú lắng nghe, họ sẽ tập trung cao độ, cố gắng thấu hiểu mọi điều bạn trình bày. Bạn nên kiểm tra dấu hiệu như nhìn vào mắt, gật đầu, hoặc hồi đáp một cách có nghĩa trước lời nói của bạn (ngay cả từ "ừ" cũng có ý nghĩa!). Con người bày tỏ sự thấu hiểu đối với cuộc trò chuyện thông qua hành động đóng góp vào câu chuyện đó. Họ có thể sẽ lặp lại hoặc diễn giải lại điều bạn nói, nêu câu hỏi, và cố gắng tiếp tục câu chuyện.[7]
    • Khi họ không hiểu hoặc không biết phải nói gì, họ sẽ sử dụng từ đệm. Từ đệm là những từ “hỗ trợ” và sẽ khác nhau đối với từng người. Họ có thể không ngừng lặp đi lặp lại một cụm từ nào đó (ví dụ, “thú vị nhỉ”). Họ cũng có thể sẽ nói nhỏ dần (ví dụ, không hoàn tất câu nói) hoặc không cố gắng duy trì câu chuyện.
    • Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, vì phản ứng của mỗi người mỗi khác. Ví dụ, một vài người lại suy nghĩ tốt hơn khi họ không nhìn vào mắt đối phương, và họ sẽ cố tình lảng tránh nó để có thể tập trung vào điều bạn nói. Bạn nên suy nghĩ về cách trò chuyện của người đó cũng như hành động của họ khi họ đang chú tâm.
  7. Đem giải pháp vào cuộc trò chuyện bằng cách quyết định "bước tiếp theo". Khi người khác (như bạn của bạn) muốn giúp bạn, họ sẽ muốn biết xem họ có thể làm gì. Đây là một phần của tâm lý con người: chúng ta cảm thấy tốt hơn khi được thực hiện điều gì đó cho người khác. Hành động hữu ích cũng có thể sẽ giảm thiểu một vài cảm giác có lỗi mà đối phương cảm nhận khi thấy bạn đau buồn.[12] Bạn có thể nói về cảm giác của mình nhiều như bạn cần, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn kết thúc câu chuyện với hành động cụ thể và rõ ràng mà bạn của bạn có thể giúp đỡ bạn. Bạn nên nhớ lại điều mà bạn đã quyết định sẽ yêu cầu hoặc hy vọng đạt được khi bạn chuẩn bị cho cuộc trò chuyện này, và hãy trình bày chúng với đối phương.
  8. Chuyển hướng kết thúc cuộc trò chuyện. Bạn nên chú ý đến bạn của bạn và sự tiến triển của câu chuyện. Khi bạn cảm thấy đã đến lúc phải tiến bước, hãy nêu lên chủ đề khác để kết thúc quá trình thảo luận bằng cách nói một điều gì đó như “Chúng ta nên về thôi”, hoặc “Cậu về đi, tớ không muốn tiêu tốn nhiều thời gian của cậu”.
    • Bước này hoàn toàn tùy thuộc ở bạn, vì bạn của bạn có lẽ sẽ cảm thấy không thoải mái khi kết thúc cuộc trò chuyện.

Đối phó với phản ứng của người đó[sửa]

  1. Đừng quên cảm giác của người bạn thân. Mặc dù, câu chuyện là xoay quanh bạn, bạn nên nhớ rằng bạn của bạn cũng có cảm giác riêng, và chúng không nhất thiết phải tương tự như bạn đã hy vọng (có thể bạn đã nêu lên vấn đề này trong quá trình nhập vai như đã nói ở trên).
  2. Hãy sẵn sàng đón nhận phản ứng tiêu cực có thể xảy ra. Bạn của bạn có thể sẽ khóc lóc hoặc tức giận. Đây là phản ứng phổ biến khi người khác biết tin về tình huống khó khăn hoặc buồn bực của một ai đó.[6]
    • Bạn nên nhớ rằng đây là phản ứng tự nhiên và nó không có nghĩa là bạn đã làm sai!
    • Đây có thể là thời điểm phù hợp để trấn an bạn của bạn rằng bạn không hy vọng họ sẽ cung cấp cho bạn mọi câu trả lời, và rằng bạn chỉ cần họ lắng nghe và ở bên bạn.[13]
    • Không nên nhìn nhận sự tức giận hoặc khóc lóc là dấu hiệu của sự từ chối. Bạn nên thử trò chuyện với người đó vào lúc khác. Hiện tại, bạn nên tâm sự với người thân thiết với bạn.
  3. Thay đổi chiến thuật nếu bạn có cảm giác như cuộc trò chuyện đang đi theo hướng xấu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp với bạn của bạn hoặc nếu người đó phản ứng một cách mạnh mẽ, bạn nên thực hiện theo 4 bước sau, chúng sẽ giúp bạn hòa giải cuộc trò chuyện khó khăn.[14]
    • Dò hỏi: Nêu câu hỏi và quan sát. Bạn có thể nói “Có phải tớ đã làm cậu buồn vì nêu lên chủ đề này? Tớ muốn lắng nghe về cảm giác của cậu”.
    • Thừa nhận: Tóm tắt lại điều mà bạn của bạn đã nêu. Bạn có khả năng tiếp tục cuộc trò chuyện nếu bạn có thể giúp người đó bình tĩnh lại. Tóm tắt lại lời nói của họ sẽ giúp họ cảm thấy như thể một ai đó đang lắng nghe.
    • Khích lệ: Một khi bạn đã hiểu được quan điểm của người đó, bạn đang tiến gần hơn đến việc đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để làm rõ điều mà bạn đã tìm hiểu về sự trầm cảm, hoặc để chia sẻ với bạn của bạn về hành động phù hợp mà người đó có thể hoặc không thể làm, như “Đừng lo. Bệnh trầm cảm của tớ không ảnh hưởng gì đến tình bạn tốt mà cậu dành cho tớ. Cậu là bạn thân nhất của tớ, và là một trong những lý do ít ỏi khiến tớ mỉm cười trong những ngày này”.
    • Giải quyết vấn đề: Vào thời điểm này, hy vọng là người đó đã bình tĩnh lại để bạn có thể hoàn thành mục đích của mình. Bạn nên kết thúc mọi điều mà bạn muốn nói. Nhờ người đó giúp bạn tìm kiếm nhà trị liệu, giúp bạn đặt lịch hẹn cho buổi trị liệu, hoặc chỉ đơn giản là có mặt để lắng nghe bạn.
    • Nếu 4 bước trên không đem lại hiệu quả, tốt nhất là bạn hãy kết thúc cuộc trò chuyện. Có lẽ bạn của bạn cần thời gian để xử lý thông tin.
  4. Hy vọng rằng người đó sẽ tiết lộ thông tin về bản thân mình. Mô tả trải nghiệm tương tự của bản thân là cách để chứng tỏ rằng họ thấu hiểu hoặc có thể liên hệ đến trải nghiệm của bạn.[15] Tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin, quá trình này sẽ dẫn dắt câu chuyện đi theo hướng mới. Trong trình trạng này, bạn nên chăm sóc cho người bạn của bạn, nhưng đồng thời cũng nên nhớ bàn về cách giải quyết cho tình huống riêng của bản thân tại một thời điểm nào đó.
  5. Bạn nên biết rằng đối phương có thể sẽ “bình thường hóa” tình huống của bạn. Bình thường hóa là khi người khác cố gắng giúp bạn bằng cách khiến bạn cảm thấy “bình thường” (ví dụ như nói rằng “Đa số người nào tớ quen biết cũng đều bị trầm cảm”).
    • Tránh xem đây như là sự bác bỏ vấn đề. Tiết lộ về bản thân và bình thường hóa thật ra lại là dấu hiệu rất tốt, bởi vì chúng có nghĩa là người đó đang cố gắng kết nối với bạn và/hoặc cho bạn thấy rằng họ chấp nhận bạn.[15][16]
    • Tuy nhiên, không nên cho phép chiến thuật "bình thường hóa" tình hình của người đó ngăn bạn không thể trình bày điều bạn cần nói! Tại thời điểm này, bạn của bạn quen biết bao nhiêu người bị trầm cảm cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nói cho họ biết cảm giác và trải nghiệm của RIÊNG BẠN. Hãy tiếp tục cuộc trò chuyện cho đến phút cuối.
  6. Thảo luận với người khác về cuộc trò chuyện. Cho dù mọi chuyện diễn ra tốt đẹp (hoặc tệ hai) như thế nào, một khi bạn đã trò chuyện với bạn thân của bạn, bàn bạc về quá trình này với người khác sẽ khá hữu ích, như với nhà trị liệu hoặc chuyên viên tư vấn, với người bạn thân khác, hoặc với cha mẹ bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn ý kiến khách quan về cuộc trò chuyện và giúp bạn xử lý phản ứng của người bạn đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn có suy nghĩ muốn làm hại bản thân hoặc tự sát, bạn nên trò chuyện với người khác ngay lập tức, cho dù đó có là đường dây nóng ngăn ngừa tự tử, người thân trong gia đình, bạn bè, bác sĩ của bạn, hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Myers, D.G. (2004). Khám phá tâm lý học xã hội. New York: McGraw Hill
  2. 2,0 2,1 http://psychcentral.com/lib/social-support-is-critical-for-depression-recovery/00010852
  3. http://psychcentral.com/blog/archives/2012/05/12/dealing-with-depression-related-stigma/
  4. http://psychcentral.com/blog/archives/2012/05/12/dealing-with-depression-related-stigma/
  5. 5,0 5,1 http://us.reachout.com/facts/factsheet/worried-about-someone-feeling-depressed
  6. 6,0 6,1 http://comminfo.rutgers.edu/~kgreene/research/pdf/Self%20Disclsoure%20in%20Personal%20Relationships%20copy.pdf
  7. 7,0 7,1 http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1207/s15516709cog1302_7/pdf
  8. http://psychcentral.com/blog/archives/2010/02/25/building-assertiveness-in-4-steps/
  9. Nix, G., Watson, C., Pyszczynski, T. & Greenberg, J. (1995). Giảm thiểu ảnh hưởng của trầm cảm thông qua việc tập trung chú ý vào nhân tố bên ngoài. Tạp chí Tâm lý học Xã hội và Lâm sàng, 14, 36-52.
  10. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/03/31/overcoming-guilt-in-depression/
  11. http://www.colorado.edu/conflict/peace/treatment/activel.htm
  12. http://wps.prenhall.com/hss_aronson_socpsych_6/64/16429/4205880.cw/-/4205927/index.html
  13. http://www.helpguide.org/articles/depression/teenagers-guide-to-depression.htm
  14. http://www.mediate.com/articles/ringerJ1.cfm
  15. 15,0 15,1 http://2012books.lardbucket.org/books/a-primer-on-communication-studies/s06-04-self-disclosure-and-interperso.html
  16. http://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance