Nô lệ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Jean-Léon Gérôme 004.jpg
Cuộc đấu giá nô lệ hay Chợ nô lệ tại Roma của Jean-Léon Gérôme. Hiện vật bảo tàng Hermitage

Chế độ nô lệ là chế độ mà trong đó con người được xem như một thứ hàng hóa.[1] Nô lệ là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền con người, tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ. Nhiều người trở thành nô lệ vì bị bắt sau những cuộc chiến (một hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc giai cấp thống trị. Một số khi sinh ra đã bị coi như là nô lệ vì cha mẹ là nô lệ.

Trong lịch sử, chế độ nô lệ đã được công nhận bởi hầu hết các xã hội; còn trong thời gian gần đây, chế độ nô lệ đã bị cấm ở tất cả các nước, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại thông qua các việc gán nợ, chế độ nông nô, người làm trong nhà bị nuôi nhốt, nhận con nuôi giả trong đó trẻ em bị buộc phải làm việc như nô lệ, binh lính trẻ em, và hôn nhân cưỡng ép.[2] Nô lệ chính thức được coi là bất hợp pháp ở tất cả các nước, nhưng vẫn còn khoảng 20 đến 30 triệu nô lệ trên toàn thế giới.[3][4]

Chế độ nô lệ có trước chữ viết và đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa.[5] Hầu hết các nô lệ hiện nay là nô lệ do gán nợ, chủ yếu là ở Nam Á, đang bị gán nợ phát sinh do người cho vay nặng lãi, thậm chí kéo dài nhiều thế hệ.[6] Buôn người chủ yếu được sử dụng để buộc phụ nữ trẻ em tham gia vào các ngành công nghiệp tình dục.[7] Chỉ riêng nước Mauritanie có khoảng 600.000 nô lệ (dưới hình thức lao động trả nợ), gồm nam, nữ và trẻ em - tức gần 20% dân số.[8][9] Đến tháng 8 năm 2007 nạn nô lệ mới được chính thức coi là phạm pháp.[10][11] Nạn nô lệ cũng phổ biến tại Niger với khoảng 800.000 người bị bắt làm nô lệ - 8% dân số.[12][13]

Định nghĩa[sửa]

Nô lệ là những người thuộc sở hữu và điều khiển của người khác, gần như không có quyền hạn gì, không có tự do đi lại, và không được trả lương, ngoài những nhu cầu tối thiểu như thức ăn, quần áo và chỗ ở.

Theo Quy ước về Nô lệ năm 1926, chế độ nô lệ là "... tình trạng hay hoàn cảnh của một người phải gánh chịu một phần hay tất cả những quyền làm chủ từ người khác...". Người nô lệ không có quyền tự do bỏ trốn, bỏ chủ, hay bỏ khu vực mình đang sống nếu không có phép hay giấy thông hành, và nếu làm thế sẽ bị bắt đem về trả về lại cho chủ nhân. Chế độ này cần một hệ thống xã hội chấp thuận nó, từ liên kết giữa các tay chủ nhân nhiều thế lực hay tài chánh đến các cơ quan điều hành chính quyền địa phương.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa "cưỡng ép lao động" là "những công việc hay dịch vụ do một người làm dưới sự đe doạ của hình phạt và người đó không muốn tình nguyện làm", trừ một số trường hợp ngoại lệ như: quân đội, tù nhân, trường hợp khẩn cấp và những công tác cộng đồng nhỏ.[14]

Từ người hầu không đồng nghĩa với nô lệ, ở chỗ đây là người, có nhân quyền, trong khi nô lệ không được coi là người mà là một vật, một thứ tài sản, tương đượng với dụng cụ hay súc vật.[15]

Những từ ngữ liên hệ[sửa]

  • Theo ILO, sử dụng trẻ em cho lao động được coi như tương đương với cưỡng ép lao động.
  • Một số người theo chủ nghĩa Vô chính phủ, Xã hội Cộng sản chống đối nạn nô lệ tài chánh, là trường hợp người làm công bị buộc vào thế cùng, phải làm việc với mức lương quá thấp hoặc không lương (và chấp nhận nghèo đói) vì đe doạ thất nghiệp (còn gọi là khủng bố kinh tế).
  • Nhiều nhà đấu tranh tự do cho việc áp đặt thuế của chính phủ là một hình thức nô lệ hoá dân chúng.[16]
  • Nói hơn nữa, ngay cả việc nuôi gia súc như chó, mèo, , ngựa, v.v cũng bị nhiều người coi như là giữ nô lệ.[17]

Chú thích[sửa]

  1. Laura Brace (2004). The Politics of Property: Labour, Freedom and Belonging. Edinburgh University Press. 162–. ISBN 978-0-7486-1535-3. http://books.google.com/books?id=osZnIiqDd4sC&pg=PA162. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.
  2. “Religion & Ethics – Modern slavery: Modern forms of slavery”. BBC (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. “Slavery's Global Comeback”. The atlantic (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.).
  4. “INAUGURAL GLOBAL SLAVERY INDEX REVEALS MORE THAN 29 MILLION PEOPLE LIVING IN SLAVERY”. Global Slavery Index 2013 (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. "Historical survey: Slave-owning societies". Encyclopædia Britannica.
  6. “Slavery in the 21st century”. Newint.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  7. “Experts encourage action against sex trafficking”. Voice of America (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  8. The Abolition season on BBC World Service
  9. Mauritania: Justice Initiative Hails Mauritania's New Anti-Slavery Law
  10. Mauritania bãi bỏ chế độ nô lệ
  11. Mauritanian MPs pass slavery law
  12. The Shackles of Slavery in Niger
  13. Born to be a slave in Niger
  14. International Labour Organization definition
  15. Regine Pernoud, Those Terrible Middle Ages: Debunking the Myths trans. Anne English Nash (San Francisco: Ignatius Press, 2000), pp. 86-87
  16. E.g., Machan, Tibor R. (tháng 13 April năm 2000). “Tax Slavery”. Ludwig von Mises Institute. Truy cập October 9, 2006.
  17. Spiegel, Marjorie. The Dreaded Comparison: Human and Animal Slavery, New York: Mirror Books, 1996.

Sách tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]


Lịch sử[sửa]

Hiện đại[sửa]



Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.