Năm Đinh hợi nói chuyện Lợn
Mục lục
Sơ yếu lý lịch[sửa]
- Tên khoa học của lợn: Sus scrofa (S. scrofa)
Giới (Kingdom): Động vật (Animalia)
Ngành (Phylum): Chordata
Lớp (Class): Mammalia
Thứ (Order): Artiodactyla
Họ (Family): Suidae
Chi (Genus): Sus
- Lợn nhà: Sus scrofa domestica, S. domestica
- Số năm được thuần dưỡng: Không có số liệu chính xác (có tài liệu cho rằng lợn nhà được con người thuần dưỡng từ lợn rừng khoảng 5.000 đến 7.000 năm trước trong khi có liệu khác cho con số đó khoảng 6000 đến 9000 năm).
- Quê quán: Nếu coi nơi lợn được thuần dưỡng trước tiên là quê quán của lợn nhà thì chúng ta chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên, tổ tiên của lợn nhà được cho là có mặt ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Á, Châu Phi. Lợn nhà vẫn có nhiều đặc điểm giống lợn rừng..
Do quá trình vận chuyển và lai giữa các giống lợn từ nhiều vùng địa lý khác nhau nên hiện nay gia đình nhà lợn trên thế giới rất đa dạng về giống. Đặc tính di truyền của các giống lợn bản địa cũng thay đổi nhiều.
Sự thay đổi về ngoại hình, thành phần cấu tạo cơ thể, yêu cầu dinh dưỡng phu thuộc vào tính đa dạng di truyền của lợn.
-
Quan
hệ
với
con
người:
Do
dễ
thích
nghi
với
đời
sống
tự
nhiên
nên
lợn
nhanh
chóng
trở
thành
động
vật
nuôi
và
gần
gũi
với
quá
trình
phát
triển
của
sản
xuất
nông
nghiệp.
Lợn
đóng
vai
trò
như
một
"nhà
máy"
sản
xuất
và
cung
cấp
các
chất
dinh
dưỡng
(protein,
mỡ,
vitamin,
khoáng)
cho
con
người
từ
nguyên
liệu
là
các
loại
thực
vật,
sản
phẩm
phụ
từ
động
vật,
thức
ăn
dư
thừa
của
người
và
của
nhiều
động
vật
nuôi
khác.
Trong
số
các
đối
tượng
của
sản
xuất
nông
nghiệp,
lợn
được
nhiều
nhà
khảo
cổ
học
và
nhân
chủng
học
quan
tâm
như
một
đầu
mối
khám
phá
lịch
sử
hình
thành
và
mối
liên
hệ
giữa
các
tộc
người.
Chăn nuôi lợn trên thế giới[sửa]
Do nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm từt lợn tăng nên chăn nuôi lợn trên thế giới phát triển nhanh chóng. Nhóm các nước xuất khẩu nhiều thịt lợn nhất thế giới bao gồm Đan mạch, Canada, Balan, Trung Quốc trong khi Nhật, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc là những nước nhập khẩu nhiều thịt lợn. Mỹ thuộc cả hai nhóm này..
Theo thống kê năm 2005 của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), các nước phát triển chăn nuôi lợn đứng đầu thế giới (tính theo số lượng) bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ba Lan, Đan Mạch, Việt Nam, Đức, Nga, Canada, Bỉ,... Theo số liệu năm 1997 từ Cục Nghiên cứu Nông nghiệp nước ngoài của Mỹ, các nước tiêu thụ nhiều thịt lợn (kg/người/năm) gồm Đan Mạch, Tây Ban Nha, Hồng Kông, Đức, Hungary, Đài Loan, Ba Lan, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc...
Chăn nuôi lợn ở nước ta[sửa]
Trước đây, bà con nông dân ta ở các vùng đồng bằng chủ yếu nuôi lợn để tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, rau, bèo...). Ngoài mục đích tăng thu nhập (từ bán lợn thịt, lợn giống), các chất thải từ chăn nuôi lợn (phân, chất độn chuồng) còn là nguồn phân hữu cơ chính cho nhiều loại cây trồng...Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn không đáng là bao chủ yếu là lấy công làm lãi, tránh bỏ phí phụ phẩm nông nghiệp và nhiều người coi nuôi lợn như cách "bỏ tiền tiết kiệm vào ống". Ở trung du và miền núi còn có hình thức nuôi lợn thả rông.
Tuy vậy, trước đây ta cũng đã phát triển mô hình trại chăn nuôi hợp tác xã, thành lập các nông trường trong đó có các trại chăn nuôi cùng với một số trung tâm giống ở các địa phương cung cấp giống cho bà con nông dân. Một số trung tâm mổ và chế biến thịt lợn đã hoạt động và ta đã xuất khẩu thịt lợn sang các nước thuộc Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu.
Từ khi có những chính sách kinh tế mới nói chung và những chính sách trong nông nghiệp nói riêng của thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp của ta, trong đó có ngành chăn nuôi đã có những thay đổi rất lớn trong tất cả các khâu từ nghiên cứu lai tạo giống, quy trình chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức chăn nuôi tuyền thống của bà con ta vẫn còn nhưng cũng xuất hiện không ít các mô hình chăn nuôi hiện đại từ quy mô hộ gia đình đến các trung tâm, công ty v.v. Trước sự cạnh tranh về chất lượng và giá sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước, chăn nuôi lợn của ta đang tiếp tục đứng trước các vấn đề cần giải quyết như nâng cao chất lượng giống, nhập và lai tạo giống bên cạnh bảo tồn và phát huy ưu điểm của các giống bản địa, hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, quy trình chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về vệ sinh thực phẩm...
Đặc điểm giống nhau giữa người và lợn!!![sửa]
Nếu xem và so sánh danh mục các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng của các động vật có vú (trừ các loài linh trưởng) và người thì lợn có nhu cầu dinh dưỡng gần với người nhất. Nếu tính theo tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết .
thấy có sự khác nhau giữa lợn hai loài theo các giai đoạn phát triển (ví dụ: Lợn sau cai sữa cần có tỷ lệ cao protein và các loại axit amin trong khẩu phần hơn tỷ lệ này ở người do tốc độ tăng trưởng của lợn cao hơn). Một số khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng của người và lợn như vitamin C, vitamin inotisol và para-amino-benzoic acid
Nhiều hóa chất từ môi trường và các vật dụng chăn nuôi hay thức ăn có thể xâm nhập vào cơ thể lợn. Một số chất trong chúng biến đổi trong cơ thể lợn nhờ quá trình trao đổi chất nhưng cũng rất nhiều chất trong số đó là các chất độc và ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn cũng như người ăn các thực phẩm chế biến từ thịt và các cơ quan phủ tạng khác của lợn.
Nguồn thực phẩm quan trọng[sửa]
. Khi mức sống được nâng cao thì các món ăn chế biến từ thịt và các phủ tạng của lợn(cũng như từ các loại gia súc gia cầm khác) ngày càng trở nên gần gũi với người lao động.
Mỗi quốc gia hay mỗi vùng khác nhau có những cách chế biến thịt lợn riêng nên các món ăn từ thịt lợn và các phủ tạng khác rất đa dạng và phong phú.
Một số tôn giáo (như Đạo Hồi và Do Thái) người ta kiêng không ăn thịt lợn.
Lợn trong nghiên cứu Y sinh học[sửa]
Từ những năm 90 trở lại đây ngày càng có nhiều nhà khoa học dùng lợn làm mẫu nghiên cứu bệnh học người (từ các bệnh về trao đổi chất đến bệnh tim mạch, béo phì, u dạ dày, loãng xương, một số loại ung thư...). Theo dự đoán, lợn sẽ được sử dụng nhiều với vai trò làm mẫu nghiên cứu các bệnh phụ thuộc tuổi, giới tính, đặc điểm di truyền ở người.
Một số ví dụ về ứng dung lợn làm mẫu nghiên cứu và chữa bệnh:
- Nghiên cứu nhu cấu dinh dưỡng của người ở các lứa tuổi;
- Vai trò của các nhân tố trong đường ruột như insulin-like growth factor I (IGF-I);
- Thay đổi đặc điểm cấu tạo và chức năng của ruột dưới tác động của các yếu tố gây bệnh;
- Nghiên cứu bệnh lý hệ tiết niệu, đường hô hấp, bệnh gan, bênh hệ tim mạch...
- Công nghệ di truyền: Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này đều sử dụng chuột làm mẫu thí nghiệm. Tuy nhiên, trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, kỹ thuật chuyển gene trên lợn đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một mẫu động vật mới. Lợn mang gene IGF-I, retinitis pigmentosa của người đã được tạo ra. Khoa học còn hy vọng điều khiển để các gene chuyển vào lợn sẽ được "bật" hay "tắt" theo ý muốn.
- Ứng dụng trong ghép tạng: Lợn được coi là "ứng cử viên sáng giá" trong lựa chọn và cung cấp các cơ quan để ghép cho người. Những lý do để lợn được lựa chọn là nguồn cung cấp dồi dào, kích cỡ nhiều cơ quan phù hợp với người, số lượng bệnh chung giữa người và lợn cũng không nhiều (so với các động vật khác). Các cơ quan có nhiều triển vọng nhất đưa được từ lợn sang người là tim, gan, thận. Tuy rào cản lớn nhất phải vượt qua là khắc phục được phản ứng loai thải mảnh ghép ở bệnh nhân sau ghép, các nhà khoa học vẫn hy vọng đây là một hướng điều trị đầy triển vọng của thế kỷ XXI.
- Với sự trợ giúp của các kỹ thuật di truyền, nhiều sản phẩm tái tổ hợp gene của lợn và người đã và đang được nghiên cứu ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các bệnh của lợn[sửa]
Cũng như nhiều loài động vật khác và người, lợn mắc "đủ mọi thứ bệnh" như các bệnh nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm. Tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng bệnh cũng thay đổi theo tuổi, theo mùa, theo tập quán chăn nuôi và theo vùng sinh thái... Bốn loại bệnh truyền nhiễm (bốn bệnh đỏ) hay gặp ở lợn là dịch tả lợn, phó thương hàn lợn, tụ huyết trùng lợn và đóng dấu lợn. Gần đây nhất, lợn ở nhiều địa phương mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi và các địa phương.
Người tuổi Hợi[sửa]
Người tuổi Hợi: Sinh các năm ...1923,1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019...là những người bạn tốt, có khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, trung thực, bao dung. Đối với nhiều người không phải tuổi Hợi, đôi khi người tuổi Hợi lại "khờ khạo" đến mức khó tin!.
Vài điều khác[sửa]
Một số người còn nuôi lợn như một loại động vật cảnh
Ở nhiều nước (như Áo, Đức), lợn còn được coi là biểu tượng của sự may mắn, người ta in và bán rất nhiều bưu thiếp có hình các chú lợn...
Tài liệu tham khảo[sửa]
Austin J. Lewis, L. Le Southern: Swine Nutrition (2nd edition), CRC Press, 2001
E R Miller and D E Ullrey: The Pig Model for Human Nutrition, Annual Review of Nutrition Vol.7 361-382
Leland Shapiro: Introduction to Animal Science, Prentice Hall 2001
Wilson G. Pond, Kevin R. Pond: Introduction to Animal Science, 2000
Xem thêm[sửa]
Giống vật nuôi [1]
Giống lợn [2]
Sử dụng động vật thí nghiệm [3]
Sử dụng nội tạng động vật trong y học [4]
Mười hai con giáp [5]
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Phát hiện mới của các nhà khảo cổ về tiến hóa của loài người
- Nguyễn Bá Tiếp/Y sinh học
- Cư dân nam Thái Bình Dương đến từ Việt Nam - DNA của lợn có cho câu trả lời?
- Yếu tố sinh trưởng tương tự insulin
- Cơ chế gây bệnh của S. suis
- Những điều thú vị về Chuột
- Nông nghiệp
- Tóm tắt về bênh sốt lợn cổ điển (classical swine fever: CSF)
- In vivo
- Melamine: Ứng dụng và tác hại
- Xem thêm liên kết đến trang này.