Những điều thú vị về Chuột
Căn cứ vào đặc điểm về kích thước, hình thái, màu sắc, nơi sinh sống v.v mà chúng ta đặt nhiều tên cho chuột như Chuột đồng, Chuột nhắt, Chuột cống, Chuột chù, Chuột bạch, Chuột lang, Chuột chũi v.v. Trên tivi ta còn được thấy nhiều loại chuột như chuột túi, chuột Nauy. Trong các nghiên cứu khoa học thì còn nhiều tên chuột nữa như Wistar Rat, Fisher Rat, Sprague Dawley Rat...
Từ những chú chuột đồng hay phá hoại mùa màng đến những chú chuột nhà "chuyên ăn vụng" và phá hỏng nhiều đồ gia dụng khiến "khổ chủ" bực mình, Chuột còn xuất hiện trên màn hình (và có những "cá nhân" nổi tiếng đến nỗi trở thành biểu tượng của công ty điện ảnh Walt Disney như chú chuột Mickey). Hình ảnh đám cưới chuột trên tranh dân gian Đông Hồ cũng đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam.
Mục lục
Tên gọi[sửa]
Chuột là tên được nhân dân ta dùng để gọi chung cho nhiều loài động vật gặm nhấm. Những loại chuột ta hay gặp là chuột và chuột nhắt. Cũng như các loài gặm nhấm khác, chuột và chuột nhắt là những động vật có vú sở hữu những chiếc răng cửa phát triển liên tục. Để làm mòn và giữ cho nhưng chiếc răng này không dài quá mức, chúng phải gặm nhiều và gần như nhấm nháp liên tục. Những động vật gặm nhấm (trong đó có chuột) chiếm tới 40% số động vật có vú trên trái đất
.
Chuột "thật" là loài gặm nhấm có kích thước trung bình, thuộc lớp các động vật có vú (Mammalia), bộ gặm nhấm (Rodentia), họ Muridae, chi Rattus. Chi Rattus hình thành từ họ Muridae khoảng 3,5 triệu năm trước. Đến nay các tài liệu đều cho rằng chuột có nguồn gốc từ châu Á sau đó theo con người di cư đi khắp thế giới. Hiện nay chuột có mặt ở khắp nơi, ở đâu có người thì ở đó có chuột. Hai loại chuột quen thuộc với con người nhất là loài chuột đen (Rattus rattus) và chuột nâu (R. norvegicus). Chuột có thể sống đến hai năm và có khối lượng cơ thể trung bình khoảng 500 gam. Trong điều kiện nuôi của phòng thí nghiệm, chuột có thể đạt khối lượng lớn hơn.
Chuột
nhắt
có
kích
thước
nhỏ
hơn
và
thường
sống
trong
nhà
nên
được
gọi
là
chuột
nhà.
Trong
điều
kiện
sống
tự
nhiên,
chuột
nhắt
trưởng
thành
có
khối
khoảng
20-50
gam
và
chỉ
sống
được
vài
tháng.
Trong
điều
kiện
phòng
thí
nghiệm
chúng
có
thể
sống
tới
hai
năm.
Chuột nhắt cùng bộ, cùng họ nhưng khác chi với chuột. Chúng thuộc chi Mus và có tên loài Mus musculus. Tên gọi của loài được cho là bắt nguồn từ Muscle (có nghĩa là cơ). Nhìn từ phía lưng của chuột nhắt ta cũng thấy chúng có hình dạng giống phần thân của cơ vân. Nếu muốn thử, bạn hãy giơ cánh tay phải về phía trước, để ngửa (theo chiều ngửa của lòng bàn tay) và dùng mép bàn tay trái chém nhẹ vào bắp tay phải sẽ thấy cơ nổi lên và di chuyển (trẻ em hay gọi là làm chuột chạy).
Chuột
nhắt
có
nhiều
loài
phụ
khác
nhau.
Cả Chuột và Chuột nhắt đều gần gũi với cuộc sống con người. Bộ ba Người-Chuột-Chuột nhắt được coi những động vật có vú tồn tại và phát triển thành công nhất trên hành tinh của chúng ta cho đến ngày nay.
Chuột trong cuộc sống hàng ngày[sửa]
Từ nhà ra đồng, ở đâu ta cũng có thể thể thấy bóng dáng của chuột. Chuột hiện diện trước mắt "bằng xương bằng thịt" hoặc để lại dấu vết trên đường di chuyển trên ruộng lúa, luống khoai hay những mảng hoa màu bị "càn phá". Đêm đêm, bạn có thể thấy chuột chạy róc rách trong những ống tre trên mái nhà, tiếng "chí chóe" của những chú chuột nhắt khi va chạm, tranh giành thức ăn hay biểu lộ tình cảm với nhau. Chuột có thể chạy và trèo nhanh thoăn thoắt trên các kèo nhà, đôi khi "vô ý sẩy chân" bị rơi xuống đất nhưng rất nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh để chạy trốn trước khi bị chủ nhà hay những chú mèo tóm được. Ta hay gọi là bầy chuột, lũ chuột vì thực tế chuột ít khi sống đơn lẻ, làm gì cũng thường có bạn. Chuột tồn tại cùng với người và là những kẻ "hội sinh", những vị khách không mời mà đến, những khách hàng không bao giờ trả tiền cho việc tiêu thu lương thực, hoa màu của những người nông dân. Chuột cũng là những nhà tiêu dùng khá sành sỏi và thông thái vì thường chọn lấy những "sản phẩm" tốt nhất để dùng trước khi thức ăn còn thừa mứa. Chuột thường dùng trước những củ khoai to, những bắp ngô béo tròn v.v trong khu ruộng ...!
Lúa, ngô, khoai được đem về thì đã có chuột nhà (và thậm chí chuột ngoài nhà cũng về theo). Không những ăn trộm lương thực thực phẩm của người, chuột còn tấn công các vật dụng bằng nhựa, bằng vải, bằng mây, tre v.v. Không phải là chuột ăn được tất cả mọi thứ mà làm như thế để hãm răng cửa khỏi dài quá mức.
Không chỉ ở nông thôn, chuột cũng "ra thành thị" và ở mọi ngõ ngách phố phường. Thành phố nhiều đèn điện cũng chẳng làm chuột bận tâm (mặc dù chuột hoạt động nhiều hơn trong bóng tối).
"Ăn của người thì có thể bị người ăn!", người dân ở một số nơi trên thế giới ăn thịt chuột. Tại khu vực Đông nam á (trong đó có Việt Nam) chuột cũng được dùng làm thức ăn. Tại Ghana, thịt chuột còn được coi là nguồn thực phẩm quan trọng. Đối với những người theo đạo hồi, đạo do thái và một số người theo đạo Hin-đu thì ăn thịt chuột là một điều cấm kỵ. Ở nước ta, ăn thịt chuột đồng không phải là chuyện hiếm. Về các vùng quê ta có thể gặp những thợ chuyên bắt chuột về làm thịt để bán hay bán chuột sống cho các nhà hàng. Nhiều người sợ chuột và sợ cả thịt chuột. Không ít người cho rằng ăn thịt chuột không được sạch sẽ nhưng thử tưởng tượng đến những chú chuột đồng béo tròn bị "tóm" trong vụ các vụ gặt, được lột da, chần nước sôi, tẩm gia vị rồi quay vàng... Cũng hấp dẫn đấy chứ!
Những chú chuột nhà thì nổi tiếng ở tài chạy trốn và thông minh. Để lừa được một chú chuột sập bẫy cũng không phải dễ. Đám cưới chuột với những chú chuột khiêng cá làm lễ vật cho mèo để tránh "đàn áp" được thể hiện trên tranh dân gian Đông Hồ, càng ngắm càng thấy hài hước và thâm thúy!
Cũng với ý nghĩa như vậy, chuột được đưa vào đồng giao:
Chuột được nhắc đến đầu tiên trong mười hai con giáp[1] nhưng không rõ biểu tượng chuột trong 12 con giáp là Chuột, Chuột nhắt hay cả hai?
Vì quá quen thuộc với mọi người nên hình ảnh của chuột được dùng để ví von: Khi không còn đường thoát người ta nói "Chuột chạy cùng sào"; tình trạng không gọn gàng sạch sẽ được ví như "ổ chuột"; những khu nhà ẩm thấp với tình trạng vệ sinh kém được mô tả bằng cụm từ "khu nhà ổ chuột"; bị ướt từ đầu xuống chân lại cho là "ướt như chuột lột". Đặc biệt, khi kết quả thực hiện một chương trình, một kế hoạch hay một công việc chẳng được bao nhiêu so với dự tính ban đầu hoặc chỉ thực hiện nửa chừng rồi bỏ thì người ta sẽ nói "đầu voi đuôi chuột"; ai đẻ nhiều, đẻ dày lại dễ đẻ sẽ được cho là đẻ nhiều như chuột và đẻ dễ như gà ... Mặc dù vậy, không phải lúc nào Chuột cũng đi cùng với những điều không tốt, không may mắn vì còn có những câu ví von như "Chuột sa chĩnh gạo" để nói về những người gặp những điều rất thuận lợi (hơn cả may mắn nữa đấy!). Có ai đã từng nghe những câu chuyện đại loại như: "Anh A lấy con gái ông B, về làm ở cơ quan C thì khác gì Chuột sa chĩnh gạo!" (thực tình thì cách ví von ở đây có chút cường điệu vì Chuột ở trong chĩnh gạo thì chỉ có hai việc phải làm thôi. Hai việc đó là gì thì chắc ai cũng biết!).
Chuột cũng là động vật mang các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể lây sang người.
Chuột - động vật cảnh[sửa]
Chuột và chuột nhắt sống tự nhiên thường được con người coi là những động vật phá hoại và chẳng có mấy người để tâm đến vai trò của chuột trong hệ sinh thái. Trong khi đó chuột nuôi lại có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học, đặc biệt là những nghiên cứu ứng dụng trong phòng trị bệnh cho người.
Ở những khu đô thị chật chội, con người sẽ khó có đủ diện tích để giữ trong nhà chó, mèo làm cảnh nên không ít người tìm đến với chuột. Không phụ lòng tin tưởng và tình cảm của con người, với tính thân thiện, dễ gần, ấm áp và thông minh, chuột nuôi nhanh chóng được ưa chuộng và trở thành con vật được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Mặc dù thích ngủ vào ban ngày và thức về đêm nhưng nếu được nuôi trong nhà, chuột sẽ học và thích nghi với thời gian sinh hoạt của người, sẵn sàng thức để vui đùa với chủ khi chủ đi làm hay đi học về. Ngoài ưu điểm không cần diện tích lớn, chuột cũng không "bắt" chủ phải lo nhiều về chi phí thức ăn, chuồng nuôi, tiêm phòng. Chúng cũng không gây ồn ào như chó, mèo hay chim cảnh. Xem những chú chuột chơi đùa cũng là cách giảm stress của nhiều người.
Chuột có thói quen tấn công bằng cách cắn để bảo vệ con nên khi nuôi chuột cảnh chúng ta cần chú ý. Người nuôi chuột cảnh nê học cách làm quen, cách giữ chuột để tránh gây bất ngờ cho chuột.
Không được thả chuột cảnh tự do trong nhà, chúng sẽ gặm nhấm và làm hỏng nhiều vật dụng kể cả dây điện, không phải vì đói mà chỉ để làm mòn răng cửa.
Nếu bạn vào một cửa hàng bán động vật cảnh bạn sẽ thấy khu bán chuột cảnh đủ màu sắc, kích thước với những chiếc lồng thật đẹp. Tất nhiên chủ nhân tương lai của chuột có thể mua thức ăn cho chuột đã được chuẩn bị sẵn!
Sự "hy sinh" của chuột vì con người[sửa]
Chuột và chuột nhắt là những loài có đóng góp rất nhiều cho nghiên cứu khoa học. Nói đúng hơn, con người đang cậy thế của mình để bắt buột Chuột và nhiều loài động vật khác phải chịu thiệt thòi, chịu chết vì sự tồn tại và cái được gọi là "chất lượng cuộc sống" của loài người. Vì cần protein, Người đã ăn thịt nhiều loại động vật trong đó có thịt chuột. Trong các thử nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau người ta lại cần đến động vật (trong đó chuột chiếm tỷ lệ cao nhất).
Với khả năng sinh sản nhanh chóng, không đòi hỏi mặt bằng rộng và không cầu kỳ về thức ăn, chuột được nuôi và nhân đàn một cách dễ dàng. Hơn nữa, do tính tương đồng cao trong bộ gene của chuộc và bộ gene của người nên hiện nay chuột được coi là đối tượng số 1 cho các nghiên cứu Y sinh học.
Y sinh học cũng là là lĩnh vực nghiên cứu sử dụng chuột làm mẫu thí nghiệm nhiều nhất. Nếu điểm qua các nghiên cứu từ cơ bản đến ứng dụng trong y dược học, nông nghiệp, môi trường v.v. ta lại thấy đâu đâu cũng có "bóng dáng của chuột". Các gene của chuột và chuột nhắt lần lượt được giải mã để làm giàu ngân hàng gene nhưng với mục đích chính là phục vụ cho con người. Chuột được dùng để thử tác dụng bảo hộ và tác dụng phụ của vac-xin, thử tác dụng chữa bệnh của thuốc, của các tia xạ, tác dụng và ảnh hưởng của một loại thức ăn v.v.
Nhiều tổ chức bảo vệ quyền động vật đã và đang lên tiếng phản đối việc dùng động vật trong đó có chuột vào các nghiên cứu.
Tuy vậy một giải pháp thay thế cho sử dụng chuột trong nghiên cứu còn đang ở rất xa và chuột vẫn hàng ngày, hàng giờ phải "hy sinh" vì con người.
Xem thêm[sửa]