Cơ chế gây bệnh của S. suis

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sinh bệnh học của bệnh do liên cầu khuẩn ở lợn vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bệnh lý bao gồm bản thân vi khuẩn, vật chủ và các yếu tố môi trường.

Người ta tạm chia quá trình sinh bệnh thành các bước:

1. Khu trú của vi khuẩn tại đường hô hấp trên và xâm nhập của vi khuẩn qua các tế bào biều mô phế quản.

2. Vi khuẩn xâm nhập vào máu

3. Vi khuẩn qua nội mạc huyết quản để đến các cơ quan đích.

Các yếu tố bán dính của vi khuẩn trợ giúp cho vi khuẩn khu trú tại đường hô hấp trên.

Tương tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn và các thành phần của tế bào biểu mô đường hô hấp đóng vai trò quan trọng. Hiện diện của lớp vỏ làm giảm sự tương tác này.

Nghiên cứu của Gottschalk và cs (1991) cho thấy rằng sự cố định của vi khuẩn tại các tế bào phế quản và phế nang không bị ức chế bởi lớp vỏ bao vi khuẩn.

Quá trình xâm nhập qua biểu mô đường hô hấp làm giảm tình trạng biểu hiện của các yếu tố lớp vỏ vi khuẩn (down-regulation) nhưng tác động ngược lại (up-regulation) được thể hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Biểu hiện của các yếu tố lớp vỏ có thể vừa phụ thuộc vào giai đoạn của quá trình nhiễm trùng vừa phụ thuộc vào các yếu tố môi trường.

S. suis có thể kết hợp với các thành phần khác như fibrinogen, plasminogen, albumin nhưng vai trò của những yếu tố này vẫn chưa được biết rõ.

Vi khuẩn có thể xâm nhập bằng cách xuyên qua các tế bào biểu mô hoặc qua tổ chức giữa các tế bào (intercellular junctions). Đối với S. suis, phương thức xâm nhập chính vẫn chưa rõ ràng.

Các chủng S. suis mang suilysin có thể làm tổn thương tế bào biểu mô bằng "độc tố tạo lỗ". Độc tố này có thể phát huy tác dụng in vitro trên nhiều dòng tế bào (cell line) khác nhau.

Đáp ứng của vật chủ với sự xâm nhiễm của S. suis sảy ra nhanh và bao gồm tăng số lượng bạch cầu trung tính, CD4, CD8, lympho B. Hiện tượng tăng có thể phát hiện tại hạch hạnh nhân trong vòng 24 giờ. Như vậy cả đáp ứng qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể đều hình thành sớm.

Liệu vi khuẩn có thể tồn tại trong các monnocyte của vật chủ và du hành cùng với các tế bào này để xâm nhập vào máu do tác dụng của lớp vỏ bọc vi khuẩn? Vi khuẩn có thể tồn tại bên trong các đại thực bào? Cách thứ hai có vể không đáng tin cậy.

Vi khuẩn có thể tự xâm nhập vào máu nhờ lớp vỏ bảo vệ mà không cần đến các monocyte.

Để xâm nhập được vào trung ương thần kinh, vi khuẩn tiếp tục phải vượt rào cản thứ hai "máu-não bộ" gồm hai mức:

Mức 1: Xâm nhập vào mao mạch thuộc não

Mức 2: Xâm nhập từ máu (trong hệ thống tuần hoàn não) vào dịch não tủy tại các đám rối mạch.

Nơi nối tiếp mạch máu ngoại vi với mao mạch não bộ và giữa mao mạch thuộc não với đám rối mạch có tính thẩm thấu hạn chế (ở cả hai phía) do sự gắn kết chặt chẽ của tổ chức gian bào (kẽ giữa các tế bào nội mạc của các mao mạch). Khi tiếp xúc được với các tế bào nội mạc thuộc đám rối mạch, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây độc đồng thời có thể làm tăng tính thẩm thấu của các mao mạch. Theo Tuomanen (1996) và nhóm nghiên cứu của Nizet (1997), đa số các vi khuẩn gây độc trong não bộ thuộc liên cầu khuẩn nhóm B (như S. pneumoniae E.coli) có cơ chế xâm nhập và gây bệnh như trên. Thí nghiệm in vitro cho thấy tác động của chúng tương tự nhau trên các tế bào nội mạc của lợn và của người. Tuy vậy, các tế bào của lợn mẫn cảm hơn dòng tế bào của người. Nếu vi khuẩn xâm nhiễm thành công chúng có thể gây viêm màng não ở cả lợn và người (Vanier và cs. 2004). Kiểm tra tổ chức học lớp nội mạc các mạch máu nhỏ trong hệ thống tuần hoàn não thấy các tổ chức gian bào lỏng lẻo, tăng tính thấm.

Có quan điểm cho rằng các chủng không có suilysin có thể gây độc bằng cách kích thích sản xuất các cytokine dẫn đến làm tăng tính thấm thành mạch (Gottschalk và Segura, 2000). S.suis cũng có thể kích thích các monocyte và đại thực bào sản sinh pro-imflammation cytokine ở người, chuột nhắt và lợn (Seruga và cs., 1999; Lun và cs., 2003). Tăng sản sinh cytokine dẫn đến hoạt hóa các loại bạch cầu khác cùng với tăng hoạt tính của các chất có tác dụng bám dính như integrin và selectin cho phép các bạch cầu xuyên qua nội mạch và di chuyển (Gottschalk và Seruga, 2000).

S. suis có khả năng kích thích thích sự di chuyển của các tế bào miễn dịch vào trung ương thần kinh. Một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập làm tăng số vi khuẩn trong các tế bào biểu mô thuộc đám rối mạch tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào dịch não tủy.

Có thể cơ chế xâm nhập và gây bệnh tại não của xoắn khuẩn cũng tương tự khi chúng xâm nhập và gây viêm khớp và viêm nội tâm mạc. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn đang được chứng minh.

trang trước


Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây