Nắn khớp xương lưng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta vặn lưng của mình? Người ta cho rằng tiếng “rắc” phát ra là do nitơ len lỏi vào trong khớp được nới rộng. Chúng ta nghe thấy tiếng này khi vặn các khớp cột sống. Tuy nhiên, cách này gần như không có tác dụng gì trừ việc có thể khiến chúng ta cảm thấy đỡ đau lưng trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, phương pháp này giúp giảm đau cho cơ thể một cách tự nhiên. Những liệu pháp đặc trị (như nắn khớp xương, vật lý trị liệu, chỉnh hình) dành cho đốt sống bị lệch giúp bạn không cần vặn lưng hàng ngày mà vẫn cảm thấy dễ chịu.

Các bước[sửa]

Lời khuyên của Bác sĩ[sửa]

  1. Được nắn khớp xương bởi chuyên gia chỉnh xương. Khi sử dụng phương pháp này, hệ cơ xương sẽ điều tiết những đốt sống của xương sống trở lại vị trí thẳng hàng. Dù một số người cho rằng đây không phải là một phương pháp hay[1], phương pháp này vẫn an toàn hơn việc tự nắn bóp cột sống ở nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn cao.
  2. Cần hiểu rõ rằng việc vặn lưng không giúp bạn tránh những cơn đau mãn tính. Trên thực tế, nhiều người vặn lưng chỉ để cảm thấy đỡ đau hơn. Nếu bạn bị đau lưng mạn tính và vặn lưng chỉ để cảm thấy đỡ đau hơn, bạn đang giải quyết triệu chứng chứ không phải là vấn đề tiềm ẩn đằng sau đó..[2]
    • Các chuyên gia nắn khớp xương, vật lý trị liệu hoặc chỉnh hình thường sử dụng những phương pháp đáng tin cậy, đem lại kết quả tích cực. Nếu bạn hoặc một ai đó bị đau lưng mạn tính thì hãy tìm đến những bác sĩ vừa có thể khiến bạn đỡ đau đớn hơn, vừa có thể chẩn đoán triệu chứng tiềm ẩn để giải quyết.
  3. Biết rõ những nguy cơ có thể xảy ra khi vặn khớp lưng và khớp cổ. Dù hầu hết các bệnh nhân sử dụng phương pháp nắn đốt sống đều không gặp phải vấn đề sức khỏe gì nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra khi nắn đốt sống. Các bác sĩ đặc biệt lo ngại về việc nứt đốt sống cổ khi vặn cổ sai cách, có thể khiến bệnh nhân bị đột quỵ[3][4]
  4. Hiểu rằng không có phương pháp nào dưới đây được bác sĩ khuyên dùng. Dù đó là những phương pháp hiệu quả nhưng nên nhớ rằng bác sĩ không khuyên bạn áp dụng. Bạn có thể đến gặp một bác sĩ có chuyên môn cao nếu bạn còn cảm thấy lo lắng khi vặn lưng cho người khác.

Phương pháp Ôm và Vặn lưng[sửa]

  1. Đứng mặt đối mặt với người cần được vặn lưng. Người đó nên nhỏ và nhẹ cân hơn bạn là tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể vặn lưng cho một người có cân nặng tương xứng.
  2. Để người đó hít thở 10 lần thật sâu. Sau khi đã cảm thấy thư giãn thì hiệu quả vặn lưng sẽ cao hơn.
  3. Dùng hai tay vòng qua lưng của người đó và siết chặt hai tay.
  4. Để thấp tay ở cột sống của người cần được vặn lưng.
  5. Từ từ hạ người đó xuống và nắn bóp từng đốt sống. Bạn sẽ nghe thấy tiếng “rắc” mỗi khi nắn bóp đúng đốt sống.
  6. Tiếp tục hạ người đó xuống một cách nhẹ nhàng, khuyến khích họ thở đều và chậm rãi.

Phương pháp Nâng từ Đằng sau[sửa]

  1. Người cần được nâng khoanh tay trước ngực thành hình chữ X. Nên đặt hai tay ở gần vai.
  2. Để người đó hít thở 10 lần thật sâu. Sau khi đã cảm thấy thư giãn thì hiệu quả vặn lưng sẽ cao hơn.
  3. Đi vòng ra sau người đó và ôm họ ở phần ngực.
  4. Nâng người đó lên theo phương ngửa ra đằng sau.
  5. Từ từ hạ người đó xuống.

Phương pháp Nằm sấp xuống Sàn[sửa]

  1. Để người cảm thấy đau lưng nằm sấp, để hai tay ở hai bên và quay đầu sang một bên. Người đó có thể nằm trên một tấm thảm yoga để cảm thấy dễ chịu hơn.
  2. Nhẹ nhàng ngồi lên người đó và đặt lòng bàn tay xuống phần hông ở hai bên cột sống (các ngón cách cột sống khoảng 5 cm).
  3. Bắt đầu nắn bóp từ phần dưới cùng của cột sống rồi từ từ nắn bóp lên phần trên. Bạn hãy nhổm lên nếu điều đó giúp bạn ấn xuống mạnh hơn.
  4. Sử dụng hai lòng bàn tay ấn đủ mạnh cho đến khi nghe thấy tiếng “rắc”. Bạn không nên ấn quá mạnh vì có thể gây tổn thương đến phần cơ của người cần được điều trị.
  5. Từ từ lặp lại thao tác trên đối với phần lưng trên của người bị đau lưng. Bạn hãy bảo họ quay đầu sang bên kia và nắn bóp tất cả các đốt sống ở lưng.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây