Nằm ngủ thoải mái khi mang thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mang thai có thể kèm theo nhiều cơn đau, di chuyển khó khăn, đặc biệt với chiếc bụng đang lớn dần. Tìm một thư thế ngủ thoải mái khi có thai khá khó khăn, đặc biệt khi một số thai phụ còn phải chống chọi với chứng mất ngủ.[1] Hãy thực hành một số bước để chuẩn bị trước khi nằm hoặc đi ngủ có thể tạo nên sự khác biệt hoàn toàn.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Chuẩn bị[sửa]

  1. Lấy hai hoặc ba chiếc gối đặt lên giường, hoặc dùng gối toàn thân. Khi nằm xuống trong khi mang thai, gối chính là người bạn tốt nhất. Trước khi bạn vào giường, hãy chồng gối lên và nhờ chồng bạn giúp sắp xếp sao cho bạn cảm thấy thoải mái. Gối dài, như gối toàn thân, sẽ rất tuyệt vời để chống lưng khi bạn nằm nghiêng, hoặc dùng khi ngủ nghiêng.[1]
    • Bạn có thể dùng gối để nâng đầu lên vì bạn sẽ không bị ợ nóng khi nằm xuống và đặt thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối hoặc dưới dụng để đỡ áp lực dồn xuống từ lưng và chân. Rất nhiều cửa hàng còn bán gối toàn thân dài được thiết kế để đặt giữa hai chân giúp đỡ hông khi bạn đang mang thai.
  2. Tránh uống nước ngay trước khi nằm. Bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên uống nhiều nước trong suốt thai kỳ để đảm bảo đủ nước. Nhưng bạn nên tránh uống dù chỉ một cốc nước nhỏ ngay trước khi nằm hoặc trước khi đi ngủ, vì nó sẽ khiến bạn phải trở dậy vài lần suốt cả đêm để đi vệ sinh. Nên ngừng uống nước một giờ trước khi bạn có ý định nằm nghỉ.[2]
  3. Ăn vài giờ trước khi đi nằm. Rất nhiều thai phụ bị ợ nóng, dẫn đến giấc ngủ khó chịu và bị gián đoạn. Cần ngăn ngừa ợ nóng bằng cách không ăn đồ ăn cay vài giờ trước khi đi ngủ. Bạn nên đợi ít nhất hai tiếng sau khi ăn rồi nghỉ ngơi hoặc thư giãn để không bị ợ nóng.[2]
    • Nếu bạn bắt đầu cảm thấy ợ nóng khi nằm xuống, hãy dùng gối để nâng đầu lên. Nâng đầu cao có thể giúp cơ thể tiêu hóa.
  4. Đảm bảo đệm nằm không bị lún hoặc đầm mình. Để đảm bảo bạn có thể ngủ đêm ngon giấc, cần chắc chắn đệm nằm đủ rắn và bục kê đệm không bị lún hay đầm mình. Đặt giường trên mặt sàn nếu bục kê đệm bị lún hoặc có thể dùng một tấm bảng bên dưới đệm để giữ cân bằng và chắc chắn.[3]
    • Nếu bạn đã từng ngủ trên đệm mềm, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi chuyển sang dùng đệm cứng. Tiếp tục dùng đệm mềm nếu bạn vẫn dùng và không có vấn đề ngăn cản bạn có được một giấc ngủ đêm trọn vẹn.

Chọn Vị trí[sửa]

  1. Đặt lưng xuống vị trí nằm thật chậm và cẩn thận. Ngồi trên giường, nên ngồi gần đầu giường chứ không ngồi gần chân giường. Di chuyển người càng cách xa giường càng tốt. Sau đó, hạ thấp một bên thân mình xuống, dùng tay chống. Gập đầu ngồi nhẹ nhàng và đưa chân lên giường. Hãy coi mình như một cây gỗ tròn, bạn có thể quay mình sang một bên hoặc nằm ngửa.[4]
    • Chuẩn bị sẵn gối trên giường để có thể lấy gối đặt quanh người dễ dàng khi bạn nằm xuống.
  2. Cố gắng nằm nghiêng bên trái. Nằm nghiêng bên trái hoặc “vị trí bên trái động mạch” sẽ thuận lợi cho tuần hoàn máu và đảm bảo em bé có đủ dưỡng chất và oxy từ nhau thai. Bác sĩ cũng khuyên thai phụ nên ngủ nghiêng bên trái để giảm chứng mất ngủ hoặc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ khi mang thai.[2][1]
    • Tạo cảm giác thoải mái khi nằm nghiêng bên trái bằng cách đặt một chiếc gối giữa chân, một gối dưới bụng và một gối hoặc một chiếc khăn cuộn tròn sau lưng. Bạn cũng có thể ôm gối dài bằng thân mình để cảm thấy thoải mái hơn.
    • Một lựa chọn khác là ngủ nghiêng bên trái theo tư thế với ba phần tư. Nằm nghiêng bên trái, đặt cánh tay dưới phía sau và cẳng chân duỗi thẳng, hướng xuống dưới. Gập gốc chân và đặt nằm im trên gối. Gập cánh tay trên và đặt một chiếc gối phía sau đầu.[5]
  3. Nằm xoay lại sang bên phải nếu bạn cảm thấy không thoải mái. Nếu nằm nghiêng bên trái khiến bạn không thoải mái hoặc cảm thấy khó khăn, thử cố xoay người lại sang bên phải.[2] Các biến chứng khi nằm nghiêng bên phải hầu hết là không có, nên nếu bạn cảm thấy nằm nghiêng bên phải thoải mái hơn thì cũng không sao.
  4. Chỉ nằm ngửa trong những tuần đầu của thai kỳ. Nằm ngủ trong tư thế ngửa trong những tuần đầu của thai kỳ sẽ không sao, khi đó dạ con chưa mở rộng và sẽ không tạo bất kỳ áp lực nào lên tĩnh mạch, đây là tĩnh mạch truyền máu đến tim. Nhưng vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, cần tránh nằm ngửa vì nó có thể dẫn đến buồn nôn và choáng váng. Làm giảm lượng oxy đưa đến cho thai nhi.[2]
    • Để nằm ngửa thoải mái trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, hãy đặt gối bên dưới đùi và để chân và bàn chân mở rộng sang hai bên. Bạn cũng có thể cuộn một chân hoặc cả hai chân rồi duỗi gập qua lại để giảm căng ở vùng lưng dưới.[5]
  5. Không nằm sấp sau giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Nhiều thai phụ cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ sấp trong tuần đầu thai kỳ, đặc biệt nếu họ thường ngủ nằm sấp. Tuy nhiên tư thế đó sẽ không còn thoải mái nữa khi dạ con bắt đầu mở rộng và bạn bắt cầu cảm thấy như thể mình đang mang một quả bóng lớn trong bụng. Nằm ngủ sấp sau giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi nên bạn hãy cố gắng nằm nghiêng hoặc nằm ngửa trong suốt thời gian mang thai còn lại.[2]
    • Ghi nhớ rằng thai nhi sẽ sẽ không thoải mái trong khi bạn ngủ hoặc nằm xuống và có thể đánh thức bạn dậy bằng một cú đạp nếu bé cảm thấy bị căng thẳng vì tư thế ngủ của mẹ. Nếu bạn thức dậy thấy mình đang nằm ngửa hoặc nằm sấp, chỉ cần đơn giản là xoay người sang bên trái hoặc bên phải. Tuy nhiên, cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ rất quan trọng.[1]

Ngồi dậy khi Đang nằm[sửa]

  1. Xoay người nằm nghiêng nếu bạn đang không nằm nghiêng. Nâng đầu gối sao cho hướng lên phía bụng. Di chuyển đầu gối và bàn chân ra phía thành giường. Dùng cánh tay hỗ trợ khi bạn đẩy người dậy. Nhấc chân xuống giường.[6]
    • Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối giữa hai chân để hỗ trợ khi thức dậy.
  2. Hí thở sâu trước khi đứng dậy. Để tránh bị choáng hoặc buồn nôn khi thức dậy, bạn nên hít sâu trước khi nâng người dậy khỏi giường. Điều này còn giúp bạn tránh làm trầm trọng thêm cảm giác đau lưng bạn có thể đang gặp phải.[7]
  3. Nhờ ai đó giúp đỡ. Nhờ chồng hoặc ai đó ở cạnh giúp nâng bạn dậy. Nhờ người nắm cẳng tay rồi nâng bạn dậy khỏi giường.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Chứng mất ngủ không thường xuyên có thể được điều trị bằng Benadryl.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này