Phòng ngừa chứng hôi miệng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn chặn chứng hôi miệng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Hơi thở bốc mùi, hay còn gọi là chứng hôi miệng, là một chứng rất phổ biến mà dường như ai ai cũng mắc phải. Có vô vàn nguyên nhân gây hôi miệng như: khô miệng; ăn các loại thức ăn có chứa nhiều protein, đường, axit; và hút thuốc. Ngoài ra, bệnh tật và sâu răng cũng là các nhân tố gây hôi miệng. Bằng cách xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng thật tốt và thay đổi chế độ ăn cũng như lối sống, bạn sẽ ngăn ngừa được chứng hôi miệng.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Chăm sóc Sức khoẻ Răng miệng Đúng cách[sửa]

  1. Đánh răng đúng cách. Đánh răng kỹ là một trong những cách hữu hiệu nhất để hơi thở luôn thơm tho. Bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút và đảm bảo chải sạch mọi vùng trong miệng, đặc biệt là chân răng.[1]
    • Dùng bàn chải có lông chải mềm và thay bàn chải mới 3 hoặc 4 tháng một lần.
    • Bạn nên đánh răng ngay sau khi ăn hoặc sau bữa ăn 1 tiếng (để ngăn ngừa nguy cơ ăn mòn và hư hỏng men răng).
    • Khi chải răng, hãy chải cả lưỡi, vì vi khuẩn thường tập trung thành ổ trên lưỡi, khiến hơi thở bạn bốc mùi. Chải phía trên, dưới và cả hai bên lưỡi. Lưu ý, bạn không nên thực hiện quá 4 lần chải trên lưỡi hay đưa bàn chải vào sâu trong miệng.
  2. Dùng chỉ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng là một bước quan trọng khác để có sức khoẻ răng miệng hoàn hảo. Chỉ nha khoa có khả năng loại bỏ mảng bám trong kẽ răng mà ngay cả bàn chải cũng không làm được. Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.[2]
    • Chỉ nha khoa có thể loại bỏ vụn thức ăn kẹt giữa các kẽ răng, khi thức ăn dư thừa không được làm sạch khỏi răng, chúng sẽ phân huỷ và gây mùi khó chịu.
    • Khi dùng chỉ nha khoa, bạn cần nhớ tập trung vào phần chân răng, làm sạch một răng rồi tiếp tục với răng bên cạnh.
  3. Dùng muối nở. Chà răng bằng muối nở ít nhất một tuần một lần để vô hiệu vi khuẩn gây mùi hơi thở. Dùng bàn chải bạn vẫn dùng để đánh răng, cho một nhúm muối nở lên lông bàn chải và đánh răng bình thường.[3]
    • Muối nở cũng có thể được sử dụng như nước súc miệng. Hoà tan ½ thìa cà phê muối nở vào 1 cốc nước nhỏ để súc miệng, nhưng không được nuốt.
    • Muối nở trung hoà các axit tích tụ ở mặt sau răng và bên dưới lưỡi.
  4. Kiểm tra răng định kỳ. Kiểm tra răng định kỳ để duy trì sức khoẻ răng miệng, đây là điều tiên quyết để hơi thở bạn luôn thơm tho. Nha sĩ và chuyên gia sức khoẻ răng miệng sẽ làm sạch toàn bộ răng, nướu và miệng bạn.[4]
    • Nha sĩ sẽ chuẩn đoán kịp thời nếu phát hiện hơi thở có mùi khó chịu là do bắt nguồn từ một vấn đề nghiêm trọng chứ không đơn thuần là do thực phẩm hay thói quen vệ sinh răng miệng kém.
    • Nếu chứng hôi miệng của bạn diễn biến phức tạp, dù bạn đang theo một chế độ chăm sóc răng miệng (gồm chế độ ăn và vệ sinh răng) kỹ lưỡng, bạn cần đến nha sĩ kiểm tra.
  5. Dùng kẹo cao su hương bạc hà không đường. Giống như nước, kẹo cao su có khả năng kích thích tăng tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn có hại. Kẹo cao su có khả năng lấn át hơi thở khó chịu trong một thời gian ngắn.[2]
    • Nên dùng kẹo cao su hương bạc hà không đường vì đường chính là thức ăn của các vi khuẩn có hại, dùng kẹo cao su có đường sẽ khiến mùi hơi thở của bạn thậm chí tồi tệ hơn khi hương bạc hà hết công dụng.
    • Mọi người thích kẹo cao su không đường vị bạc hà hơn do công dụng của kẹo cao su sẽ phát huy chỉ sau 5 phút sử dụng.
    • Kẹo cao su có chứa Xylitol, một loại chất tạo vị ngọt không có nguồn gốc từ đường, được chiết xuất từ vỏ cây bu-lô, có khả năng ngăn ngừa chứng hôi miệng cực kì hiệu quả. Xylitol vừa có khả năng ngăn ngừa sâu răng, vừa thay thế các khoáng chất giúp đảo ngược quá trình phá huỷ men răng.[5]
  6. Dùng nước súc miệng. Một cách khác để đối phó với chứng hôi miệng đó là dùng nước súc miệng. Nước súc miệng có khả năng lấn át hơi thở bốc mùi trong một thời gian tuy ngắn nhưng cũng đủ để tránh gây khó chịu cho những người xung quanh.[2]
    • Loại nước súc miệng diệt khuẩn không những át mùi khó chịu trong hơi thở của bạn mà còn có công dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây mùi. Bạn hãy chọn mua loại nước súc miệng có chứa chất sát khuẩn như: chlorhexidine, cetylpyridinium chloride, chlorine dioxit, kẽm chloride và triclosan.
    • Tránh dùng nước súc miệng có chứa chlorhexidine trong thời gian dài vì chất này có thể làm ố răng (dù vết ố đó không vĩnh viễn).
    • Tránh dùng loại nước súc miệng có chứa cồn, lí do là chúng có thể chứa yếu tố gây ra ung thư vòm miệng.
    • Súc miệng và họng thật kỹ với nước súc miệng.

Thay đổi Thói quen sống và Chế độ dinh dưỡng[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Khô miệng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở bạn có mùi hôi và biến mùi hôi trở nên tồi tệ hơn. Nước là chất lỏng không mùi không vị có khả năng cuốn sạch thức ăn dư thừa - món khoái khẩu của vi khuẩn có hại. Nước còn kích thích sản sinh nước bọt, làm sạch miệng và loại bỏ nhân tố gây mùi khó chịu trong thức ăn.[6]
    • Không súc miệng bằng cà phê, sô-đa hay cồn, vì chúng không những không ngăn chặn được mùi khó chịu mà trong một số trường hợp, chúng còn chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
    • Khô miệng thiếu nước cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp. Vì vậy bạn cần uống nhiều nước để ngăn ngừa chứng hôi miệng.
  2. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ. Các loại thực phẩm tươi và giòn không những làm sạch răng bạn, mà còn ngăn chứng hôi miệng phát tác. Ngoài ra chúng còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hoá và giải độc cơ thể.[7]
    • Hạn chế các loại đồ ăn thức uống có đường. Ăn táo trong bữa ăn nhẹ thay vì ăn kẹo ngọt.
    • Tránh các loại thức uống có chứa axit. Những loại thức uống này không chỉ có hại cho sức khoẻ răng miệng mà còn gây tổn thương men răng. Hạn chế uống sô-đa, nếu bạn bất đắc dĩ phải uống, hãy dùng ống hút; nếu không, hãy uống thật nhanh, tránh nhâm nhi sô-đa trong miệng. Sau khi uống dùng nước lọc súc sạch miệng.
    • Hạn chế bia rượu, cà phê. Cả hai loại đồ uống này đều góp phần tạo ra môi trường xấu cho vi khuẩn gây mùi trú ngụ. Thêm vào đó, hai thức uống này còn làm khô miệng, khiến vi khuẩn có hại sống lâu hơn.
  3. Không hút thuốc lá hay nhai lá thuốc. Có rất nhiều lí do để từ bỏ thuốc lá (như gây bệnh ung thư) và một trong số đó chính là khả năng gây chứng hôi miệng. Hút thuốc lá khiến hơi thở của người hút có mùi như khói thuốc tàn mà một số người miêu tả giống như mùi của một cái gạt tàn thuốc. Cách nhanh nhất để chấm dứt tình trạng trên là ngưng hút thuốc.[8]
    • Thói quen hút thuốc dẫn tới các bệnh về nướu, tác nhân nghiêm trọng nhất khiến hơi thở bốc mùi hôi.
    • Hút thuốc lá còn làm răng ố vàng và gây kích ứng nướu. Nếu bạn muốn răng miệng sạch sẽ, khoẻ mạnh, hãy ngưng hút thuốc.
  4. Ăn thực phẩm giầu vitamin D. Thức ăn giàu vitamin D có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bên trong vòm miệng. Vitamin được hấp thụ qua thực phẩm hoặc thức uống bổ sung, tuy nhiên, phần lớn vitamin D trong cơ thể chúng ta được hấp thụ hiệu quả nhờ ánh sáng mặt trời.[9]
    • Ăn thêm sữa chua không đường một lần mỗi ngày. Sữa chua rất giàu lợi khuẩn có khả năng chống lại chứng hôi miệng bằng cách gây suy giảm số lượng vi khuẩn gây mùi tạo ra các hợp chất sulfide.
    • Nguồn vitamin D dồi dào có trong các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cà ngừ và cá thu. Bên cạnh đó còn có một số loại nấm cũng giàu vitamin D.
    • Vitamin D còn được cơ thể hấp thụ hiệu quả thông qua thực phẩm bổ sung. Lượng Vitamin D khuyến cáo cho người trong độ tuổi từ 1 tuổi đến 70 tuổi là 600 IU và 800 IU cho những người trên 70 tuổi.[10]
  5. Dùng thảo mộc và gia vị. Nhai một cây ngò tây tươi không chỉ làm sạch răng miệng mà còn chống lại được mùi hơi thở khó chịu. Bên cạnh đó bạn có thể nhai cây bạch đậu khấu, dù còn tươi hay đã được nấu chín, chúng đều giữ cho hơi thở bạn thơm tho. Nhai cây thì là sau bữa ăn có gia vị nặng mùi, hoặc nghiền lấy nước và rắc thêm hạt giống cây thì là lên bàn chải để chải răng.[11]
    • Hoặc không bạn có thể nhai lá bạc hà hoặc ngâm lá bạc hà vào nước nóng để pha trà uống. Đó cũng là một các làm sạch hơi thở.
    • Để xua tan hơi thở bốc mùi sau khi ăn các món ăn có mùi hăng hoặc có hành, tỏi, hãy rắc muối lên trái chanh bổ nửa và ăn tép chanh.
  6. Uống trà xanh hoặc trà đen. Trong trà có hợp chất polyphenols có khả năng khử hợp chất sulfur và tiêu diệt một lượng vi khuẩn trong miệng. Hãy uống trà khi bạn cảm thấy khô miệng. Để đạt được hiệu quả tối ưu, hãy dùng trà không đường một vài lần mỗi ngày.[2]
    • Trà xanh không những rất giàu chất chống oxi hoá, mà còn có khả năng giúp bạn chống lại vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra, nhâm nhi một ngụm trà còn trung hoà được mùi tỏi trong miệng.
    • Cả hai loại trà này đều là hỗn hợp lá cây chè. Trà đen là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất hành tinh, chỉ sau nước lọc.

Nhận biết Chứng hôi miệng[sửa]

  1. Kiểrm chứng hơi thở. Không dễ để biết được liệu hơi thở của bạn có gây khó chịu cho người đối diện hay không. Nếu bạn nghi ngờ về hơi thở của mình, sau đây là một số phép kiểm chứng. Các phép thử này sẽ biến các muối sulfua trong miệng bạn thành 1 chất bạn có thể ngửi thấy được.[12]
    • Liếm nhẹ lên cổ tay, rồi chờ khoảng 5 phút sau đó hãy ngửi cổ tay bạn. Nếu hơi thở bạn có mùi khó chịu, bạn sẽ đánh hơi được mùi đó trên cổ tay.
    • Chấm một miếng gạc lên lưỡi rồi ngửi miếng gạc. Nếu miếng gạc khó ngửi thì hơi thở của bạn có vấn đề.
  2. Kiểm chứng vị khó chịu trong miệng. Nếu bạn nhận thấy có vị khó chịu trong miệng, hơi thở của bạn có thể hơi có mùi. Đôi khi sau khi ăn một món ăn, bạn vẫn còn cảm nhận được dư vị của món ăn đó trong miệng. Một số dư vị nhất định có khả năng gây mùi, như tỏi, hành và các gia vị có hương vị mạnh.[12]
    • Ngăn ngừa mùi khó chịu sau bữa ăn là cách loại bỏ mùi khó ngửi trong miệng đơn giản nhất.
    • Hãy tìm hiểu cách điều trị khác nếu vị khó chịu trong miệng bạn không giống mùi vị của món bạn vừa ăn. Cần thận trọng vì mùi hôi trong hơi thở là dấu hiệu của các bệnh viêm họng như bệnh nhiễm liên cầu khuẩn ở họng.
  3. Dùng máy đo Halimeter. Để kiểm chứng vấn để với mùi hơi thở, nha sĩ sẽ dùng máy đo nồng độ lưu huỳnh. Máy đo halimeter là một thiết bị điện tử chuyên dụng được thiết kế để phân tích hơi thở người sử dụng. Máy thường được cảnh sát dùng để kiểm tra nồng độ chất cồn và các chất khác.[13]
    • Máy đo halimeter không tác động lên yếu tố gây hôi miệng, nó chỉ phân tích hơi thở của bạn và cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức để xử lý chúng.
    • Chứng hôi miệng thường do 3 hoá chất sau gây ra; dimethyl sulfide, hyđro sulfide, và methyl mercaptan. Chỉ cần xác định chính xác thủ phạm, bạn sẽ biết cách triệt tiêu mùi khó chịu trong hơi thở của mình.

Cảnh báo[sửa]

  • Chứng hôi miệng có thể là dấu hiệu sơ khai của bệnh ung thư vòm miệng. Các triệu chứng ban đầu khác của bệnh ung thư miệng bao gồm nổi khối u và đốm đen, đốm đỏ, đốm sẫm màu trong miệng, khó nhai-nuốt hoặc cử động hàm, cảm giác có thứ gì đó mắc trong họng, tê miệng, u má, và biến đổi giọng nói. Nếu bạn phát hiện những triệu chứng này, hãy đến các phòng khám chuyên nghiệp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này