Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai
Từ VLOS
Hiện tượng chuột rút ở chân là một vấn đề thường gặp, tác động đến khoảng một nửa số phụ nữ mang thai, thông thường là vào giai đoạn thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ.[1] Mặc dù nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng này vẫn chưa rõ, nhưng chuột rút có thể là do giảm tuần hoàn máu (vì tình trạng lên cân và thay đổi hormone), mất nước, tử cung phát triển tạo áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu.[2] Bạn có thể giúp ngăn ngừa và chữa chứng chuột rút ở chân khi mang thai bằng nhiều cách.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chăm sóc chân và bàn chân[sửa]
-
Tập
giãn
cơ
thường
xuyên.
Chuột
rút
là
sự
co
rút
đột
ngột
ở
các
cơ,
có
thể
gây
đau
dữ
dội.
Động
tác
giãn
cơ
là
một
trong
những
cách
hiệu
quả
nhất
để
ngăn
chặn
hoặc
giảm
hiện
tượng
chuột
rút.[3]
Tập
trung
giãn
cơ
ở
bắp
chân
và
bàn
chân,
và
nhớ
tập
giãn
cơ
trước
khi
đi
ngủ,
cũng
như
trước
và
sau
khi
tập
thể
dục.
Tránh
tư
thế
tập
đòi
hỏi
phải
nằm
ngửa.
Bạn
có
thể
thử
một
số
bài
tập
giãn
cơ
cơ
bản
như
sau:
- Giãn bắp chân khi ngồi: Dùng 2 chiếc ghế dựa và một chiếc khăn choàng hoặc khăn tắm. Ngồi trên ghế và đặt một bàn chân lên ghế kia. Quấn khăn quanh lòng bàn chân. Bắt đầu kéo khăn về phía mình. Bạn phải cảm thấy giãn ở các cơ bắp chân và bàn chân. Dừng ở tư thế này 30 giây, sau đó đổi chân.
- Giãn bắp chân khi đứng: Đi giày chống trượt, đứng trên mặt phẳng đối mặt với tường, cách tường khoảng 60 - 90 cm. Giơ hai tay ra đằng trước và đặt hai bàn tay áp vào tường. Từ từ ngả tới trước cho đến khi bạn cảm thấy giãn các cơ bắp chân. Kết thúc động tác bằng cách chống tay vào tường cho đến khi đứng thẳng trở lại.
-
Dành
ra
30
phút
tập
thể
dục
mỗi
ngày.
Những
bài
tập
nhẹ
nhàng
có
thể
giúp
bạn
cải
thiện
tuần
hoàn
máu
và
giảm
chuột
rút
ở
chân,
đồng
thời
cải
thiện
sức
mạnh
cơ
bụng,
trương
lực
các
cơ
bắp
và
chuẩn
bị
cho
việc
sinh
nở.
Bài
tập
lý
tưởng
khi
mang
thai
tốt
cho
quá
trình
bơm
máu
ở
tim
và
duy
trì
sự
mềm
dẻo
mà
không
gây
quá
nhiều
áp
lực
lên
thai
nhi.[4]
- Nhiều bài tập có thể thực hành trong nhà hoặc quanh nhà. Bài tập dễ như đi bộ 30 phút là một cách tuyệt vời để ra ngoài trời. Đi bộ giúp bạn giữ dáng vóc mà không làm chấn động đầu gối và mắt cá, đồng thời tăng cường hoạt động cho tim nếu đi bộ nhanh. Bài tập này an toàn cho người mang thai và có thể đưa vào thông lệ hàng ngày của bạn.[5]
- Các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp như squats (tư thế ngồi xổm), push-ups (chống đẩy), hoặc leg lifts (nhấc chân) có thể dễ dàng thực hành trong phòng khách hoặc phòng ngủ.[6]
- Các trung tâm thể thao thường đưa ra các chương trình thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai như tập aerobics dưới nước hoặc yoga cho người mang thai. Các hoạt động này có thể giúp duy trì trương lực cơ và sự mềm dẻo mà không tạo áp lực cho các khớp xương như các bài tập nặng.[7]
- Đảm bảo tham khảo chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất cứ chương trình tập luyện nào.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Xen kẽ thời gian hoạt động và thời gian nghỉ. Đảm bảo dành thời gian nghỉ ngơi để đi bộ hay giãn cơ nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều.[2]
-
Đi
giày
dép
phù
hợp.
Chọn
giày
dép
dễ
chịu,
giúp
nâng
đỡ
bàn
chân
và
đem
lại
cảm
giác
thoải
mái.
Ngoài
ra
bạn
cũng
nên
cân
nhắc
đi
tất
y
khoa
(compression
stockings).
Loại
tất
này
giúp
giảm
sưng,
tăng
tuần
hoàn
ở
chân
và
mắt
cá,
giúp
ngăn
ngừa
chuột
rút.[7]
- Bạn có thể đi giày có miếng đệm dài (phần cứng bao quanh gót giày).
- Đi tất áp lực khi ngủ để giảm chuột rút ở chân.[8]
Giảm chuột rút ở chân[sửa]
- Giãn cơ ngay khi cảm thấy sắp bị chuột rút. Từ từ duỗi thẳng chân ra, đẩy gót chân và ngọ nguậy các ngón chân để giúp giảm đau khi bị chuột rút. Lúc đầu có thể bạn sẽ thấy đau, nhưng động tác này sẽ giúp giảm co thắt và cơn đau sẽ dần biến mất.[10]
-
Đắp
nhiệt
vào
chỗ
đau.
Sức
nóng
có
thể
làm
thư
giãn
cơ
và
cải
thiện
tuần
hoàn.
Bạn
có
thể
dùng
khăn
ấm,
tất
chứa
gạo,
túi
chườm
điện
hoặc
chai
nước
nóng.[10]
- Tắm nước nóng trước khi ngủ cũng có thể giúp giảm chuột rút ở chân và xoa dịu các cơ bị cứng. Chuột rút ở chân thường xảy ra ban đêm, khi sự mệt mỏi và tích tụ chất lỏng lên đến đỉnh điểm.
- Thử dùng gạc ép bằng khăn nhúng nước ấm. Vắt bớt nước thừa và quấn quanh chỗ đau.[11]
- Nhiệt độ lạnh cũng có thể giúp giảm triệu chứng. Thử đứng trên gạch lát tường bếp để giảm đau.[12]
- Hỏi bác sĩ nếu cơn đau trở nên dữ dội và không hết. Cơn chuột rút thực sự tồi tệ (như chứng chuột rút cẳng chân Charley horse) có thể gây đau trong vài ngày và không có gì đáng lo. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm, cơn đau có thể do cục máu đông gây ra; việc mát-xa có thể làm trầm trọng thêm và khiến hiện tượng này di chuyển.[13]
Duy trì thói quen lành mạnh khi mang thai[sửa]
-
Uống
đủ
chất
lỏng
để
ngăn
chặn
tình
trạng
mất
nước.
Việc
cung
cấp
đủ
nước
cho
các
cơ
sẽ
giúp
ngăn
ngừa
chuột
rút.
Cố
gắng
uống
ít
nhất
8
ly
nước
mỗi
ngày,
và
nhớ
uống
nhiều
hơn
nếu
bạn
có
tập
thể
dục
hoặc
sống
trong
vùng
khí
hậu
nóng.[7]
- Để ý màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì có lẽ bạn đã không uống đủ nước.
-
Mát-xa
tiền
sản.
Mát-xa
có
thể
giúp
cải
thiện
tuần
hoàn
và
giảm
sưng,
có
thể
trở
thành
một
phần
trong
chế
độ
chăm
sóc
tiền
sản
của
bạn.[14]
- Có sự quan tâm đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai khi mát-xa. Bạn phải cho chuyên viên mát-xa biết mình có thai để có thể nằm nghiêng trong quá trình mát-xa.
- Kiểm tra để chắc chắn chuyên viên mát-xa được phép mát-xa tiền sản. Một số bác sĩ e ngại trong việc khuyến nghị mát-xa khi mang thai vì có quá nhiều kiểu đào tạo. Không phải nơi nào cũng có luật đòi hỏi mức huấn luyện tối thiểu đối với chuyên viên mát-xa, bất kể khách hàng của họ có thai hay không.[14]
-
Cân
nhắc
dùng
thực
phẩm
bổ
sung
vitamin.
Một
số
nghiên
cứu
chỉ
ra
rằng
thực
phẩm
bổ
sung
ma-giê
có
thể
giúp
ngăn
chặn
chuột
rút
trong
thời
gian
mang
thai.[7]
Bạn
cũng
nên
cân
nhắc
ăn
nhiều
thực
phẩm
giàu
ma-giê
như:
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
đậu,
hoa
quả
khô,
quả
hạch
và
các
loại
hạt.
- Tránh thực phẩm bổ sung can-xi. Tuy rằng việc nạp đủ can-xi là quan trọng, nhưng không có bằng chứng xác thực rằng lượng can-xi dư thừa sẽ giúp ngăn chặn chuột rút khi mang thai. Thực ra, một nghiên cứu nghiêm túc đã cho thấy phụ nữ mang thai uống can-xi bổ sung không có cải thiện gì cho chứng chuột rút so với những người dùng giả dược.[10]
- Nhớ tham khảo chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ phụ khoa trước khi uống bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào.
Cảnh báo[sửa]
- Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn để ý thấy hiện tượng sưng, đỏ hoặc phù ở chân, hay sờ vào thấy ấm.[10]
- Tránh ngồi gấp chân hoặc duỗi các ngón chân. Gấp chân có thể hạn chế lưu thông máu đến chân, và duỗi ngón chân có thể làm co thắt các cơ ở bắp chân.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/leg-cramps-during-pregnancy/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/leg-cramps.aspx
- ↑ http://www.marchofdimes.org/pregnancy/leg-cramps.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/multimedia/pregnancy-exercises/sls-20076779?s=1
- ↑ http://www.babycenter.ca/a7880/exercises-recommended-throughout-pregnancy#ixzz3bvET7z3p
- ↑ http://www.babycenter.ca/a7880/exercises-recommended-throughout-pregnancy
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/leg-cramps-during-pregnancy/faq-20057766
- ↑ 8,0 8,1 http://www.webmd.com/baby/understanding-pregnancy-discomforts-treatment?page=3
- ↑ http://www.babycenter.com/0_leg-cramps-during-pregnancy_250.bc
- ↑ 10,0 10,1 10,2 10,3 http://www.babycenter.com/0_leg-cramps-during-pregnancy_250.bc
- ↑ http://www.babycentre.co.uk/a549295/cramp-natural-remedies#ixzz3bv411mnQ
- ↑ http://www.womens-health-advice.com/pregnancy-symptoms/cramps.html
- ↑ http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/leg-cramps.aspx
- ↑ 14,0 14,1 http://www.webmd.com/baby/pregnancy-and-massage?page=2