Ngưng chảy mũi do dị ứng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngưng Chảy mũi Do Dị ứng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có phải phấn hoa, bụi, hay lông vật nuôi khiến bạn khó chịu? Nếu bạn bị dị ứng với những tác nhân gây dị ứng này, bạn có thể sẽ bị chảy nước mũi. Nó có thể là một cơn đau hoặc chỉ đau nhẹ. Nếu được chữa trị, bạn có thể ngăn chảy mũi, làm khô màng nhầy sưng lên do histamine, và giúp mũi trở lại bình thường. Khi đã xử lý xong vấn đề chảy mũi, bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi những lần dị ứng sau này.

Các bước[sửa]

Ngưng Chảy mũi[sửa]

  1. Uống thuốc kháng histamine. Giống như tên gọi, thuốc kháng histamine giúp ngăn cơ thể tiết ra histamine, chất gây chảy mũi. Thuốc kháng histamine làm khô màng nhầy trong lỗ mũi. Bạn có thể dùng thuốc kháng histamine không theo đơn thuốc có chứa những chất như loratadine hoặc diphenhydramine. Các loại thuốc kháng histamine thông thường như Allegra, Claritin, Zyrtec, Benadryl, Phenergan, và Clarinex.[1]
    • Benadry có khả năng gây buồn ngủ, trong khi Claritin ít gây buồn ngủ nhất. Hãy thật thận trọng khi dùng thuốc có chất gây ngủ.
  2. Khám bác sĩ. Bác sĩ của bạn sẽ có khả năng kê đơn thuốc dị ứng. Bác sĩ sẽ kê hoặc thuốc kháng histamine, corticosteroid (thuốc xịt mũi), các loại thuốc thông mũi, thuốc ức chế leukotriene, hoặc tiêm các thuốc dị ứng. Tiêm thuốc là phương pháp đôi khi được sử dụng nếu bạn không thể tránh phấn hoa hay các tác nhân gây dị ứng. Mục đích nhằm giúp cơ thể thích nghi với các tác nhân gây dị ứng nhất định.[2]
    • Lưu ý rằng toa thuốc kháng histamine liều mạnh sẽ thực sự mạnh hơn so với bình thường, và chúng cũng đi kèm tác dụng phụ mạnh hơn như lo âu, tiêu chảy, tăng huyết áp, và thậm chí là buồn ngủ.[3]
    • Nghiên cứu cho thấy dùng lọ xịt mũi corticosteroid mỗi ngày có thể rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng. Một số lọ xịt mũi, như Flonase và Nasacort, cũng có thể sử dụng không theo đơn thuốc.
    • Không lạm dụng thuốc xịt thông mũi. Mũi thường bị nghẹt lại khi bạn ngưng sử dụng chúng, và điều này có thể khiến bạn phụ thuộc nhiều vào thuốc xịt mũi.[4]
    • Khám bác sĩ nếu bạn có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, thở khò khè và ho nhiều, hoặc nếu các triệu chứng của bạn không có phản ứng với các phương thuốc điều trị.
  3. Làm sạch mũi. Dùng thuốc xịt mũi bằng nước muối. Thuốc xịt mũi bằng nước muối có thể giúp giữ ẩm màng nhầy trong mũi. Chúng được bán không cần đơn thuốc bác sĩ, có tác dụng trong việc giữ màng nhầy được ẩm và làm cho chất gây dị ứng chảy ra khỏi mũi.
    • Một số người ưa dùng dung dịch nước muối tự pha hơn. Cho một ít muối vào chảo chứa 240 ml nước, 3 g muối, và 1 g muối nở. Sau đó đun sôi dung dịch. Khi dung dịch đã sôi, đổ nó ra tô. Phủ một chếc khăn lên đầu và để mặt ở trên tô, nhưng không để quá gần nếu không bạn có thể bị bỏng do hơi nước. Hít hơi nước vào. Cho thêm một ít tinh dầu/dầu xoa khuynh diệp có thể giúp làm dịu xoang mũi của bạn.[5]
  4. Dùng bình rửa mũi. Cho vào bình 240 ml nước cất hơi ấm, nước lọc, hoặc nước đã được đun sôi. Cố gắng tránh dùng nước máy trừ khi đã được đun sôi và để nguội. Nước cất được khuyên dùng. Bạn có thể dùng hỗn hợp dung dịch nước muối của mình hoặc dùng thuốc mua không theo đơn.
    • Nghiêng đầu sang một bên khi bạn đứng gần bồn rửa chén. Đặt vòi bình vào một lỗ mũi sau đó đổ một nửa dung dịch vào, để nó chảy ra từ lỗ mũi kia.[6] Lặp lại với lỗ mũi còn lại. Làm sạch và khử trùng bình rửa mũi sau khi dùng.
  5. Uống thật nhiều nước. Mặc dù bạn có thể sẽ không ngừng chảy mũi ngay khi uống nước ấm, nhưng điều quan trọng là bạn phải luôn bổ sung nước khi có những triệu chứng của dị ứng. Hỉ mũi nhiều lần và uống thuốc có tác dụng phụ làm mất nước sẽ làm khô màng nhầy. Uống một cốc nước 470 ml sau vài giờ có thể giúp bạn tái tạo lại trạng thái cân bằng.[7]
  6. Dùng phương thuốc từ thảo mộc. Một vài phương thuốc thảo mộc có sẵn tại nhà có tác dụng kháng histamine.
    • Dầu mù tạc. Dầu mù tạc chứa chất kháng histamine. Lấy một ít mù tạc cho vào chảo có một ít nước và đun lên. Khi dung dịch đủ lỏng để cho vào chai nhỏ mắt, nhỏ một lượng nhỏ vào một lỗ mũi. Hít thật sâu. Vì mù tạc có mùi rất mạnh, nên nó có thể giúp bạn thông mũi trở lại.
    • Củ nghệ. Loại thảo mộc này từ lâu đã được đánh giá cao trong văn hóa Ấn Độ như một loại gia vị và phương thuốc. Ngâm một lượng nhỏ bột nghệ vào dầu hạt lanh nguyên chất, bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng thực phẩm hữu cơ. Giữ củ nghệ được phủ lớp dầu hạt lanh trên bếp cho đến khi nó cháy âm ỉ. Hít từ từ khói từ củ nghệ.
  7. Làm ẩm không khí. Mua một hoặc hai máy làm ẩm không khí. Có rất nhiều loại máy để bạn lựa chọn.[8] Mặc dù nghe có vẻ hơi lạ, nhưng dị ứng thường có xu hướng ngăn chặn các quá trình làm ẩm lỗ mũi trong cơ thể. Khi bạn tiếp xúc lần đầu với chất gây dị ứng, cơ thể bạn tiết ra chất histamine tạo ra nhiều nước mũi và khô lại. Sau đó, khi các hạt trong không khí bay vào môi trường khô trong mũi thường là cùng một loại hạt—như phấn hoa là tác nhân gây ra dị ứng đầu tiên—cơ thể bắt đầu chảy mũi để loại bỏ chúng và thiết lập lại hệ thống cân bằng. Máy làm ẩm không khí làm cho không khí được ẩm giúp làm ướt màng nhầy trong mũi.
    • Độ ẩm lý tưởng cho gia đình bạn là ở khoảng 30% và 50%. Nếu thấp hơn nó sẽ quá khô cho mũi của bạn. Nếu cao hơn phòng bạn sẽ trở nên ngột ngạt. Nó cũng có thể phát sinh nấm và vi khuẩn.[8]
    • Máy làm ẩm không đủ mạnh để có tác dụng cho cả ngôi nhà của bạn. Đặt chúng trong phòng hoặc những phòng bạn dùng nhiều nhất để có được tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, khi bạn không ở trong môi trường có độ ẩm, màng nhầy của bạn sẽ bắt đầu khô lại.

Ngăn bị Chảy mũi Lần sau[sửa]

  1. Tìm nguyên nhân gây dị ứng. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm dị ứng, giúp bạn thu hẹp và thậm chí chỉ ra chính xác bạn bị dị ứng do tác nhân gì. Đôi khi, xét nghiệm không thể xác định được hoặc sẽ chỉ ra nhiều loại dị ứng. Bạn càng biết được nhiều thông tin về dị ứng của mình càng tốt. Khi bạn đã biết được thông tin chung về nguyên nhân khiến bạn bị chảy mũi, bạn có thể bắt đầu tránh tiếp xúc với những tác nhân dị ứng này.[9]
  2. Tránh các nguyên nhân gây dị ứng. Chất kích ứng và chất gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, lông vật nuôi và tóc, bụi bẩn, và khói thuốc có thể làm khô màng mũi và bắt đầu chu kỳ chảy mũi. Dùng máy lọc không khí trong nhà để tránh tất cả những nguyên nhân gây dị ứng từ không khí, nhưng bạn cũng nên biết rằng tránh tất cả các nguyên nhân gây dị ứng hầu như là điều không thể trừ khi bạn nhốt mình trong thùng kín không khí.
    • Một trong những chất gây dị ứng trong không khí phổ biến nhất tại Mỹ là từ cỏ dại phấn hương, với hơn 17 loại. Mặc dù việc tránh tiếp xúc với cỏ phấn hương hoàn toàn là điều hầu như không thể, nhưng bạn có thể biết được chúng có thể tập trung nhiều ở đâu trong môi trường bạn sống. Tránh những nơi này xa nhất có thể.[10]
    • Tránh đi ra ngoài vào giờ cao điểm, chẳng hạn như sáng sớm, và gần cửa sổ khi có nhiều phấn hoa.
    • Giảm ve bụi trong nhà bằng cách hạn chế tối đa thảm, chăn mền, và thú bông. Dùng tấm phủ ve bụi bọc quanh nệm và gối.
  3. Đeo khẩu trang. Đây có thể là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bạn khỏi những chất gây dị ứng gây chảy mũi. Nếu các hạt không bay vào mũi bạn, chúng sẽ không gây chảy mũi. Nếu bạn ra ngoài vào mùa dị ứng, hãy quấn khăn choàng quanh mũi và miệng. Một chiếc khẩu trang thậm chí còn có tác dụng tốt hơn.
  4. Rửa tay thường xuyên. Điều này sẽ ngăn lây lan chất gây dị ứng. Rửa bằng xà phòng và nước. Bất kỳ loại xà phòng nào cũng đều có tác dụng vì bạn chỉ đang cố gắng loại bỏ chất gây dị ứng, chứ không phải vi khuẩn. Chà hai tay trong ít nhất 20 phút. Rửa sạch và lau khô tay bằng khăn sạch.[11]
  5. Rửa mặt sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với lông thú, hãy rửa mặt sau khi vuốt ve chó. Nếu bạn dị ứng phấn hoa, thì hãy rửa mặt khi về nhà sau khi đã ở bên ngoài. Điều này sẽ giúp bạn giảm khả năng tiếp xúc với chất gây dị ứng.[11]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây