Ngừng choáng váng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mỗi người quan niệm choáng váng theo một cách khác nhau. Có người cho rằng đó là hiện tượng khi họ thấy đầu nhẹ bẫng hoặc mất thăng bằng, bị choáng với người khác lại là khi họ cảm thấy mọi thứ "quay mòng mòng". Vì triệu chứng của sự choáng váng không cụ thể và có thể có nhiều nguyên nhân, tìm được một cách để chặn hoặc phòng ngừa cơn choáng váng có thể được coi là một quá trình thử nghiệm nhiều cách khác nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng. Bài viết này sẽ đưa đến cho bạn một vài cách bạn có thể thử áp dụng khi gặp chứng chóng mặt.

Các bước[sửa]

Giải pháp Tức Thời[sửa]

  1. Ngồi hoặc nằm xuống. Bạn có thể thấy chóng mặt hoặc đầu bỗng nhiên như lơ lửng khi bạn vừa đứng dậy hoặc di chuyển. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, hãy ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức. Như vậy sẽ giúp giảm cảm giác quay cuồng, đồng thời cũng an toàn hơn trong trường hợp bạn bị ngã.
    • Nếu bạn đang ngồi, hãy cố gắng cúi đầu vào giữa hai đầu gối. Cách này, cũng giống như khi nằm xuống, sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông tới não.[1]
    • Bạn nên nằm hoặc ngồi xuống trong vòng 1-2 phút, hoặc cho đến khi cơn chóng mặt qua đi.
  2. Uống nước. Choáng váng thường xảy ra do mất nước. Mất nước có thể là hệ quả của việc không uống đủ nước hoặc bạn không cấp đủ nước cho bản thân trong và sau khi tập thể dục thể thao. Mặt khác, mất nước cũng có thể xảy ra khi bạn đang bị các bệnh gây ra nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt. Sau khi bạn đã hết chóng mặt, hãy nhớ uống thêm nhiều nước cũng như các thức uống khác. [1]
    • Bạn có thể thay thế nước bằng các đồ uống khác như nước tăng lực, trà ít đường, nước canh, hoặc nước hoa quả loãng.
  3. Ăn một chút gì đó. Choáng váng cũng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu giảm, đặc biệt là với những người bị tiểu đường. [2] Khi bạn thấy choáng, hãy cố ăn một chút đồ ăn nhẹ, đặc biệt là các đồ ăn có nhiều đường và tinh bột. Một thanh sô cô la hoặc một quả chuối cũng có thể là giải pháp hữu ích.
  4. Tập trung vào một điểm cố định. Các vũ công thường tập trung nhìn vào một điểm cố định nào đó khi thực hiện động tác xoay bởi như vậy sẽ giúp họ tránh bị chóng mặt, choáng váng. Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này khi ở trong trạng thái tương tự.
    • Tập trung vào một điểm, ví dụ như một vết nứt trên trần nhà hay một vết bẩn dưới sàn, có thể khiến cơ quan cảm giác của bạn nghĩ rằng bạn đang đứng yên chứ không hề quay cuồng.
  5. Hít thở sâu. Choáng đôi khi có thể là biểu hiệu của chứng rối loạn lo âu. Khi đang ở trong tình trạng rối loạn lo ấu, bạn khó có thể hít thở một cách bình thường được. Nhưng thực tế là khi đó bạn đang cố gắng hít thở nhanh quá. Vì thế, hãy cố gắng thở sâu và chậm rãi. Như vậy không chỉ giúp bạn bình tâm lại mà còn giúp giảm choáng váng. [3]
  6. Tránh ánh sáng có cường độ lớn. Hãy cố gắng tránh ánh sáng mạnh cũng như ánh sáng từ tivi hay máy tính khi bạn cảm thấy choáng.
    • Ánh sáng mạnh có thể khiến bạn mất cân bằng và khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
    • Hãy cố gắng ngồi hay nằm trong phòng tối, hoặc không thì nhắm mắt lại trong vòng 1-2 phút.
  7. Thực hiện bài vận động Epley.[4] Bài vận động Epley là bài tập nghiêng cổ và đầu có thể được áp dụng để làm giảm triệu chứng chóng mặt. Bài tập này sẽ ép các tinh thể canxi vụn gây choáng vào một vùng bên trong tai, tại đó các tinh thể này sẽ không còn gây ra chứng chóng mặt nữa. Các bước của bài tập Epley như sau:
    • Ngồi xuống và nghiêng đầu về bên tai bị ù một góc 45 độ so với phương nằm ngang.
    • Nằm xuống đồng thời vẫn giữ đầu nghiêng 45 độ. Giữ tư thế này trong vòng 1-2 phút. Bạn sẽ thấy đỡ chóng mặt hơn.
    • Xoay đầu 90 độ về phía tai bên kia và xoay người nhìn xuống đất.
    • Giữ tư thế này một lúc. Bạn sẽ thấy choáng một chút nhưng sau đó sẽ đỡ hơn.
    • Từ từ trở lại trạng thái ngồi ban đầu.

Giải pháp Lâu dài[sửa]

  1. Di chuyển chậm rãi. Nếu bạn có nguy cơ bị choáng, một yếu tố quan trọng bạn nên nhớ đó là không nên di chuyển đột ngột vì di chuyển quá nhanh có thể làm thay đổi đột ngột huyết áp. Bạn nên di chuyển chậm, khi đứng lên hoặc ngồi xuống cũng nên từ từ, nếu có thể, hãy bám vào các điểm vững chắc như tay vịn.
    • Khi thức dậy buổi sáng, cần nhớ thực hiện theo các bước sau. Đầu tiên, từ từ ngồi dậy trên giường, sau đó đặt chân xuống sàn. Trước khi đứng dậy từ từ, hãy dành một chút thời gian dể thư giãn và hít thở.
    • Hãy cử động chân đầu tiên khi chuyển từ trạng tái ngồi sang đứng. Như vậy sẽ giúp chu trình tuần hoàn máu của bạn hoạt động tốt và giảm thiểu cảm giác lâng lâng trong đầu.
  2. Tăng lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày. Thiếu nước có thể ảnh hướng đến huyết áp của bạn và dẫn tới các triệu chứng choáng váng, chóng mặt. Bằng cách uống 6-8 cốc nước mỗi ngày, bạn sẽ không còn phải lo rằng cơ thể bị thiếu nước nữa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị thiếu nước, hãy dùng nước uống thể thao. Các chất điện giải trong đồ uống dành cho người tập thể thao có thể nhanh chóng giúp bạn bù nước cho cơ thế, và nó còn có tác dụng nhanh hơn so với việc uống nước thông thường. Thêm vào đó, tăng lượng muối nạp vào cơ thể cũng có thể hữu ích trong một vài trường hợp.
  3. Nghỉ ngơi nhiều. Các bệnh do vi-rút gây ra như cảm lạnh hay cảm cúm rất dễ dẫn đến chứng chóng mặt hoặc cảm giác đầu óc lâng lâng. Khi bị ốm do vi-rút, hãy nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục nhanh hơn và giảm cảm giác choáng. [1]
  4. Ghi chép những thời điểm bạn bị choáng. Nghe thì có vẻ kì cục, nhưng nếu bạn ghi lại những thời điểm đó, bạn có thể phát hiện ra những hoạt động hay những thời điểm bạn dễ bị choáng để từ đó hạn chế khả năng việc này xảy ra với chính bạn.
    • Ví dụ, bạn bị choáng khi đói, khi đứng dậy quá đột ngột hoặc do tắm nước quá nóng. Tìm ra được những tác nhân như vậy sẽ giúp bạn tránh được chúng trong tương lai.
  5. Đi giày bệt. Nếu bạn dễ bị choáng hay chóng mặt thì đi giày cao gót không phải là một lựa chọn hay. Giày bệt giúp bão xác định tư thế của bạn một cách chuẩn xác hơn, vì thế, cơ thể cũng sẽ được giữ ở trạng thái cân bằng một cách tôt hơn. Ngoài ra, đi giày bệt sẽ không khiến bạn bị trẹo mắt cá chân nếu chẳng may bạn bị ngã trong khi cảm thấy không ổn.
  6. Làm quen với môi trường sống. Một trong những điều đáng lưu tâm với chứng choáng váng, chóng mặt đó là cảm giác quay cuồng có thể khiến bạn ngã và bị thương. Nếu bạn bị choáng, bạn cần phải biết rõ về địa hình ngôi nhà cũng như nơi làm việc để có thể hạn chế việc bị thương khi ngã xuống.
    • Tránh để dây diện ở những nơi bạn có thể mắc chân vào khi đang bị choáng.
    • Nên sử dụng đèn ngủ để não bộ không bị mất thăng bằng trong bóng tối.
    • Tránh sử dụng thảm dày vì thảm dày khiến bạn khó cảm nhận cũng như thay đổi vị trí và tư thế.
    • Hãy sử dụng thảm chống trơn trượt trong nhà tắm.
  7. Dùng thuốc đặc trị say tàu xe. Các loại thuốc này có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng choáng váng, chóng mặt. Bạn có thể mua thuốc này mà không cần kê đơn, hoặc nếu bạn cần thuốc liều cao, hãy gặp bác sĩ để được kê đơn một cách chính xác, hiệu quả. Thuốc trị các bệnh say tàu xe bao gồm:
    • Dimenhydrinate. Thuốc này thường được đóng gói ở nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, dạng lỏng hay dạng viên đạn. Trên thị trường, dimenhydrinate có thể nói là thuốc phổ biến nhất trong điều trị chống buồn nôn.
    • Meclizine (Antivert). Không nên sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 12 tuổi bởi độ an toàn của sản phẩm này chưa chính thức được công bố. [5]
    • Diphenhydramine (Benadryl). Dù loại thuốc này được biết đến nhiều hơn như một chất kháng histamine trong điều trị mẩn ngứa, diphenhydramine cũng thường được sử dụng với các trường hợp bị các bệnh liên quan tới say tàu xe, và thuốc này cũng rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc. [6]
  8. Hạn chế các chất ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu. Như đã nói, choáng váng thường xảy ra do huyết áp thấp, vì thế hãy tránh các chất có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn như caffein, thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất gây nghiện bất hợp pháp. [1]
  9. Để ý tới các triệu chứng có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng hơn. Choáng váng đôi khi cũng là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng.[7] Nếu bạn thường xuyên bị choáng, bạn cần đến gặp bác sĩ.
    • Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có các biểu hiện nghiêm trọng nào khác hay không. Choáng váng có thể là triệu chứng của:
      • Một bệnh về tai trong như viêm mê đạo tai, chóng mặt bộc phát hay bệnh Meniere.
      • Rối loạn lo âu, như rối loạn stress sau sang chấn.
      • Vấn đề về nhịp đập của tim, ví dụ như chứng rối loạn nhịp tim.
      • Hội chứng PoTS (nhịp tim tăng quá mức) hoặc các vấn đề về tuần hoàn máu khác.
      • Ngất xỉu

Các Phương thức Điều trị Tại Nhà[sửa]

  1. Gừng. Từ hàng trăm năm qua, Gừng được sử dụng trong rất nhiều phương thức điều trị tự nhiên bao gồm điều trị choáng váng, chóng mặt, buồn nôn. Đây không chỉ là một vị thuốc dân gian, các nhà khoa học đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc sử dụng gừng để ngăn chứng choáng váng, thậm chí gừng còn có tác dụng nhanh hơn so với các loại thuốc bán mà không cần kê đơn. Bằng cách điều hòa lưu thông máu lên não, ăn gừng có thể giúp giảm choáng váng xảy ra do tuần hoàn máu kém. [8] Bạn có thể dùng gừng theo các cách sau:
    • Dùng viên uống bổ sung tinh chất gừng.
    • Nhai một lát gừng tươi.
    • Uống trà gừng. Để làm trà gừng, bạn chỉ cần cho một lát gừng nhỏ vào một cốc nước sôi.
    • Ngậm kẹo gừng hoặc kẹo mút vị gừng.
  2. Uống nước cần tây. Cần tây có thể giúp loại bỏ cảm giác choáng gây ra do huyết áp thấp. Bạn có thể mua nước cần tây tại siêu thị hoặc tự chế biens tại nhà từ cần tây tươi và máy xay sinh tố.
  3. Uống mật ong và dấm táo. Uống 3 lần mỗi ngày đồ uống pha bằng cách trộn hai thìa dấm táo pha với hai thìa mật ong trong nước nóng hoặc nước lạnh sẽ giúp bạn điều hòa huyết áp và làm thuyên giảm các triệu chứng choáng váng.
  4. Bổ sung sắt. Nếu bạn bị choáng do thiếu máu có nguồn gốc từ thiếu sắt, bạn có thể cần bổ sung sắt. Hãy để ý xem bạn có các dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu như mệt mỏi, thở dốc hay đau đầu không. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị thiếu máu, hãy đi khám bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ phương thức bổ sung sắt nào.[9]
  5. Sử dụng bạch quả. Bạch quả là một loại cây có rất nhiều tác dụng trong y học. Cây bạch quả giúp điều trị các triệu chứng choáng váng nhờ vào khả năng tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong, do đó ngăn chặn các vấn đề liên quan tới tai trong. Hiện tại bạn có thể tìm mua các sản phẩm làm từ cây bạch quả như viên uống, tinh chất hoặc dạng lá khô. [10]
  6. Sử dụng cúc thơm. Cúc thơm (feverfew) là một loại thảo dược tốt có thể dùng để chữa chứng choáng váng. Loại cúc này không chỉ được chứng minh là có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau nửa đầu, nó còn làm giảm quá trình sung viêm diễn ra ở tai trong, đồng thời tăng lưu thông máu. Hiện nay cúc thơm được bán trên thị trường dưới dạng viên nén, viên con nhộng hay tinh chất dạng lỏng. [11]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn bị choáng, hãy ngừng các hoạt động có thể gây nguy hiểm cho bản thân như leo thang, vận hành máy móc hoặc lái xe.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây