Nghiên cứu phương pháp chữa bệnh gan từ ruồi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Một nghiên cứu về loài ruồi (chuyên hút nhựa cây) có lẽ sẽ tìm ra được những phương pháp chữa trị mới cho các bệnh về gan và tiểu đường ở người.

Ảnh minh họa

Các nhà khoa học đã tìm ra được những tế bào có khả năng làm tan mỡ ở loài ruồi Drosophila. Quá trình đó diễn ra tương tự như ở người, do đó càng làm tăng thêm hi vọng việc nghiên cứu này sẽ giúp phát triển những loại thuốc mới.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi Viện nghiên cứu y học quốc gia (National Institute for Medical Research) và được công bố trên tạp chí Nature.

Ở người, mỡ thừa được giũ ở dạng mô nhưng không thể hấp thụ được hay chuyển hóa thành năng lượng trong suốt thời gian nghỉ dài giữa những bữa ăn. Những bước quan trọng để chuyển hóa những phân tử mỡ chuyển đổi chúng thành năng lượng cho cơ thể thường diễn ra ở gan.

Tuy nhiên, khi con người bị béo phì dẫn đến việc mất cân bằng lượng mỡ tích trữ và lượng mỡ được phân giải trong gan. Điều này có thể dẫn đến hai bệnh như tiểu đường và rối loạn trao đổi chất.

Loài ruồi cung cấp cho chúng ta một số loại gen và được cho là rất hữu ích trong việc giúp tìm hiểu một số bệnh ở người. Tuy nhiên cho đến nay cách chúng hấp thụ mỡ vẫn còn là một điều bí ẩn. Điều này làm hạn chế việc sử dụng loài ruồi vào việc nghiên cứu bệnh gan ở người và các bệnh có liên quan đến béo phì.

Nghiên cứu mới này cho biết nhiệm vụ phân giải mỡ do một tế bào đặc biệt đảm nhiệm, được gọi là oenocytes.

Người lãnh đạo cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Alex Goul cho biết: ”Những phát hiện này tiết lộ một điều rằng loài ruồi khá giống gan của chúng ta, khi chúng tích trữ, chuyển hóa và đốt cháy mỡ cũng hoàn toàn giống những gì diễn ra ở cơ thể chúng ta. Chúng tôi hi vọng rằng mẫu bệnh gan bị tích mỡ ở ruồi Drosophila sẽ giúp đẩy nhanh việc thử nghiệm các chất hóa học như những loại thuốc chữa trị mới cho các bệnh về gan ở người.”

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng loài ruồi này cũng có hơn 20 loại gen có chức năng đốt cháy mỡ giống như ở con người. Tiến sĩ Goul cho rằng những phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế tích trữ và đốt cháy mỡ của cơ thể người.

Tiến sĩ Iain Frame, giám đốc nghiên cứu của Quỹ cho bệnh nhân tiểu đường Anh (charity Diabetes UK) cho biết: ”Loài ruồi Drosophila thường được dùng trong các lĩnh vực nghiên cứu bệnh tiểu đường, nhờ đó sẽ giúp chúng ta có thể biết được nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2 (Type 2 diabetes). Đây là một nghiên cứu rất hay và có khả năng đem lại những phương pháp điều trị mới, nhưng hiện nay nó mới ở trong giai đoạn bắt đầu.”

Hiện nay ở Anh có hơn 2 triệu người bị tiểu đường, và ước tính có hơn 750 nghìn người khác cũng có triệu chứng của bệnh này nhưng chưa được chẩn đoán.

Giáo sư Chris Day của Đại học Newcastle (University of Newcastle) cho biết bệnh gan tích mỡ đang là một vấn đề nổi cộm ở Anh, và gây ảnh hưởng tới 30% dân số.

Theo ông, một phần lớn trong số đó sẽ có khả năng bị xơ gan, hỏng gan hoặc ung thư gan. “Các tác nhân gây ra những biến chứng trên hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Do đó những thông tin đưa trên tạp chí Nature đã đem lại một mẫu mới hoàn hảo giúp nghiên cứu những cơ chế quan trọng của cơ thể, và điều này chắc chắn sẽ đem lại những biện pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn.”

(nguồn BBC News)

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này