Nhả đĩa CD với máy Mac

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhả đĩa CD trên máy Mac nghe có vẻ đơn giản, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu nút nhả đĩa không hoạt động? Nếu đĩa của bạn bị kẹt trong ổ đĩa máy Mac, hãy thử một trong các cách dưới đây để khiến máy nhả đĩa ra.

Các bước[sửa]

Thử các Lệnh Cơ bản[sửa]

  1. Nhấn nút nhả đĩa nằm ở phía trên cùng bên phải của bàn phím. Nếu đĩa chưa nhả ra ngay thì bạn hãy kiên nhẫn một chút. Hãy thử nhấn nút nhả đĩa một vài lần hoặc đợi vài giây rồi nhấn lại lần nữa. Nếu ổ đĩa vẫn không mở ra, hãy nghiêng máy về bên ổ đĩa rồi lắc nhẹ khi bạn nhấn nút nhả đĩa.[1]
  2. Kéo thả biểu tượng đĩa vào thùng rác. Nếu nút nhả đĩa không hoạt động, hãy tìm biểu tượng đĩa trên Màn hình nền máy tính của bạn rồi kéo thả nó vào thùng rác. Biểu tượng thùng rác nằm ở ngoài cùng bên phải của thanh ứng dụng Application Dock phía dưới màn hình máy tính.
  3. Nhấn và giữ "Command" (Lệnh) trong khi ấn "E".
  4. Tìm đĩa trong trình quản lý tập tin Finder. Finder nằm ở phía dưới bên trái của thanh ứng dụng. Hãy tìm tên đĩa trong ổ của bạn ở phần bên trái của cửa sổ mở ra bên dưới mục "Devices" (Các thiết bị). Tìm nút nhả đĩa nằm ngay bên phải của tên đĩa rồi nhấn vào đó.
  5. Nhả đĩa thông qua một ứng dụng khác nếu đĩa không nằm trong Finder. Trong ứng dụng iTunes hoặc DVD Player, hãy nhấn vào trình đơn thả xuống “Controls” (Điều khiển) nằm ở thanh công cụ trên cùng rồi nhấn "Eject Disc" (Nhả đĩa). Bạn cũng có thể mở iTunes rồi nhấn vào "Playlists" (Danh sách phát) để mở thanh nội dung bên trái. Hãy tìm biểu tượng đĩa CD với đúng tên đĩa. Nhấn vào nút nhả đĩa nằm ngay bên trái của tên đĩa CD.

Nhả một Đĩa bị Kẹt[sửa]

  1. Nhấn vào biểu tượng tìm kiếm nằm ở góc trên cùng bên phải màn hình của bạn. Gõ "Terminal" vào thanh tìm kiếm. Mở Terminal ra rồi gõ "drutil eject" hoặc "drutil tray eject" rồi chờ xem lệnh có tác dụng không. Để đóng khay đĩa, gõ "drutil close" hoặc "drutil tray close."
  2. Mở tiện ích Disk Utility. Gõ "Disk Utility" vào thanh tìm kiếm trên máy tính của bạn. Mở ứng dụng ra rồi tìm đĩa phù hợp trên thanh bên trái. Nhấn chuột phải vào đĩa rồi chọn "Eject", hoặc chọn đĩa rồi nhấn vào nút "Eject" màu xanh dương nằm ở thanh công cụ trên cùng của cửa sổ ứng dụng.
  3. Khởi động lại máy Mac trong khi vẫn giữ chuột hoặc nút rê chuột (trackpad). Hãy đảm bảo là bạn giữ nó cho tới khi máy tính khởi động lại hoàn toàn và ổ đĩa sẽ mở ra.
    • Nếu cách trên không có tác dụng, hãy thử khởi động lại máy trong khi giữ phím Option (nằm cách hai phím về bên trái so với phím dấu cách). Thao tác này sẽ mở ra trình quản lý khởi động Startup Manager.
    • Khi màn hình "các volume khởi động được" xuất hiện, hãy nhả phím Option ra rồi nhấn nút Eject ở góc trên cùng bên phải bàn phím của bạn. Khi đó ổ đĩa sẽ mở ra.
  4. Tắt hoàn toàn máy của bạn trong ít nhất là mười phút. Khi bật máy lại, hãy làm theo các cách trên một lần nữa để xem sau khi máy đã được nghỉ liệu có cách nào có tác dụng không.[2]
  5. Tải về DiscEject cho máy Mac. DiscEject là một tiện ích cho Mac OS X để nhả các đĩa bị kẹt. Tải tiện ích về rồi làm theo các hướng dẫn vô cùng đơn giản của tiện ích để nhả đĩa ra. Tiện ích yêu cầu chạy trên hệ điều hành Mac OS X 10.4 hoặc mới hơn và để DiscEject hoạt động thì không ứng dụng nào khác được phép dùng ổ đĩa.

Nhả Đĩa bị Kẹt Vật lý[sửa]

  1. Đưa một mảnh giấy mỏng cỡ tấm danh thiếp vào ổ đĩa. Hãy thận trọng khi đưa vật từ bên ngoài vào bên trong máy tính vì việc đó có thể gây hư hỏng máy. Tuy nhiên nếu đĩa của bạn bị kẹt vật lý, bạn có thể thử đẩy nó vào trong ổ bằng một tấm danh thiếp. Có khả năng máy không đọc được đĩa vì nó bị kẹt lại trước khi nằm khớp hoàn toàn trong ổ đĩa.
  2. Nếu máy Mac của bạn có ổ đĩa dạng khay, hãy tắt máy rồi tìm một lỗ nhỏ nằm cạnh ổ đĩa. Vuốt thẳng một cái ghim giấy rồi đưa nó vào lỗ này để buộc ổ đĩa phải mở ra. Một lựa chọn khác cho các ổ đĩa dạng khay là khởi động lại máy rồi đưa một mảnh giấy mỏng vào ổ đĩa trong khoảng một phút. Việc này khiến cho đĩa ngừng quay và buộc máy phải nhả đĩa ra. Hãy thật cẩn thận khi đưa bất kỳ vật gì vào trong ổ đĩa. Việc đó có thể làm hỏng máy tính của bạn.[3]
  3. Đem máy tới gặp chuyên gia. Nếu không cách nào ở trên có tác dụng, hãy mang máy tới một tiệm sửa máy tính hoặc một cửa hàng của Apple rồi để cho chuyên gia lấy đĩa ra.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]