Nhận biết bệnh viêm da vùng bẹn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Viêm da vùng bẹn không trừ bất kỳ ai nhưng đặc biệt thường xảy ra đối với các vận động viên vì họ tiết nhiều mồ hôi. Cả nam và nữ đều có thể mắc phải. Loại viêm nhiễm này gây ra các đốm ngứa màu đỏ trên da, phát triển ở bộ phận sinh dục, vùng bẹn và khe mông. Tuy nhiên nó không khó điều trị và bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.[1]

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng[sửa]

  1. Nhận dạng các triệu chứng. Ban đầu ban đỏ sẽ nổi lên mặt trong bắp đùi, bộ phận sinh dục và có thể lan nhanh ra vùng mông cũng như hậu môn.[2][3][4]
    • Các đốm ban thường gây cảm giác ngứa và nóng rát. Chúng lây lan sang vùng hậu môn và khiến hậu môn bị ngứa.
    • Những đốm ban có thể to lên, sung và dễ bong tróc.
    • Mụn nước, lở loét và chảy máu là các triệu chứng thường gặp.
    • Xung quanh đốm ban ngứa thường bị đỏ hoặc có màu bạc trong khi đó vùng da ở giữa thì vẫn bình thường. Dân gian hay gọi là “hắc lào”. Tuy nhiên, đây không phải là loại nấm đó.
    • Các đốm tròn này lây lan rộng như một chuỗi nấm.
    • Tinh hoàn và dương vật cũng dễ dàng bị lây nhiễm.
  2. Điều trị viêm da bằng thuốc kháng nấm không theo toa. Sử dụng thuốc này theo chỉ định được hướng dẫn bởi nhà sản xuất.[5][3]
    • Thuốc không theo toa bao gồm thuốc mỡ, thuốc dạng kem, phấn hoặc thuốc xịt.
    • Thành phần các thuốc này có chứa miconazole, clotrimazole, terbinafine, hoặc tolnaftate.
    • Phải mất vài tuần thì các đốm ban này mới hoàn toàn được tiêu diệt sạch.
  3. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu không tự điều trị được. Nếu viêm nhiễm kéo dài hơn 2 tuần, có diễn biến xấu hoặc vẫn tiếp tục trở lại, bạn cần có biện pháp mạnh hơn .[3]
    • Bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc kháng nấm mạnh hơn. Có thể là thuốc dạng bôi hoặc dạng uống.
    • Khi bị nhiễm trùng do trầy xước, bác sĩ cũng sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn.

Phòng ngừa viêm da vùng bẹn[sửa]

  1. Luôn giữ cho vùng bẹn được sạch và khô thoáng. Nếu bạn là một vận động viên, hãy tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi luyện tập để đảm bảo rằng các loại nấm sẽ không có cơ hội phát triển.[6] Các đốm ngứa thường phát triển tại các vùng khuất và ẩm trên cơ thể.
    • Lau khô toàn bộ cơ thể sau khi tắm.
    • Sử dụng phấn rôm sẽ giúp cơ thể được khô thoáng lâu hơn.
  2. Mặc quần áo rộng. Nên hạn chế mặc đồ lót bó sát gây hăm ẩm vùng da nhạy cảm.[3][6]
    • Nếu bạn là nam, hãy mặc quần đùi rộng thay vì quần lót bó sát.
    • Thay đổi kiểu đồ lót ngay lập tức nếu bạn ra nhiều mồ hôi.
  3. Không nên dùng chung khăn với người khác và cho người khác mượn quần áo. Các nấm ngứa không chỉ lây lan khi tiếp xúc qua da mà còn thông qua quần áo.[6]
  4. Chăm sóc kĩ bàn chân. Bệnh nấm chân cũng có thể lây lan lên vùng bẹn và trở thành bệnh viêm da. Không được cho người khác mượn các vật dụng dùng cho chân hoặc đi chân trần ở những nơi tắm công cộng. [6]
  5. Luôn luôn cảnh giác với những nguy cơ dễ làm bạn tổn thương. Viêm da sẽ dễ bị tái phát đối với những người mắc các bệnh dưới đây. Bao gồm:[7]
    • Béo phì
    • Mắc hội chứng suy giảm miễn dịch
    • Viêm da dị ứng

Cảnh báo[sửa]

  • Trẻ em, đặc biệt là các bé trai có thể dễ dàng bị mắc viêm da vùng bẹn. Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ nhỏ.[4]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]