Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ
Từ VLOS
Đột quỵ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ, đồng thời có thể gây biến chứng và tàn tật suốt đời.[1] Đột quỵ được xem là trường hợp cấp cứu và phải điều trị ngay lập tức. Bạn nên học cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, vì sự trợ giúp kịp thời có thể đảm bảo cho việc điều trị đúng cách và giảm khả năng tàn tật của bệnh nhân.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chú ý các dấu hiệu đột quỵ[sửa]
-
Lưu
ý
các
dấu
hiệu
đột
quỵ.
Có
nhiều
dấu
hiệu
cho
biết
một
người
sắp
bị
đột
quỵ,
trong
đó
bao
gồm
sự
xuất
hiện
đột
ngột
của
các
hiện
tượng:[2][3][4]
- Tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể. Một bên mặt có thể xệ xuống khi người bệnh cố gắng cười
- Lú lẫn, khó khăn khi nói chuyện hoặc khó hiểu lời người khác nói, nói líu lưỡi
- Khó nhìn ở một hoặc cả hai bên mắt, mắt tối sầm hoặc nhìn một thành hai
- Đau đầu dữ dội, thông thường không rõ nguyên nhân và có thể kèm nôn ói
- Đi đứng khó khăn, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp vận động kèm chóng mặt
-
Lưu
ý
đến
các
triệu
chứng
đặc
trưng
ở
nữ
giới.
Ngoài
các
triệu
chứng
thông
thường
báo
hiệu
đột
quỵ,
phụ
nữ
còn
có
thể
biểu
hiện
các
dấu
hiệu
riêng.
Những
dấu
hiệu
này
là:[5]
- Yếu
- Thở gấp
- Thay đổi hành vi đột ngột hoặc kích động
- Buồn nôn và nôn
- Nấc
- Ảo giác
-
Kiểm
tra
dấu
hiệu
đột
quỵ
bằng
phương
pháp
“FAST.”
FAST
là
các
chữ
cái
tiếng
Anh
viết
tắt
dùng
để
gợi
nhớ
về
cách
kiểm
tra
các
dấu
hiệu
đột
quỵ.[6]
- F- FACE (mặt): Yêu cầu nạn nhân cười. Một bên mặt của họ có xệ xuống không?
- A- ARMS (cánh tay): Yêu cầu người bệnh giơ cả hai cánh tay lên. Có phải một bên cánh tay rơi xuống?
- S- SPEECH (lời nói): Yêu cầu người bệnh lặp lại vài cụm từ đơn giản. Giọng nói của họ có líu ríu hoặc có vẻ lạ không?
- T- TIME (thời gian): Nếu thấy có các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng gọi số cứu thương 115.
-
Tìm
sự
trợ
giúp
y
tế
ngay
lập
tức.
Nếu
nghi
ngờ
bị
đột
quỵ,
bạn
cần
nhanh
chóng
gọi
số
cứu
thương
115.
Trong
trường
hợp
đột
quỵ,
mỗi
phút
đều
quý
giá.
Cứ
mỗi
một
phút
trôi
qua
không
được
điều
trị,
nạn
nhân
có
thể
mất
1,9
triệu
nơ-ron
thần
kinh.
Điều
này
làm
giảm
cơ
hội
hồi
phục
và
tăng
rủi
ro
xảy
ra
các
biến
chứng
hoặc
tử
vong.[7]
- Ngoài ra, có một “cửa sổ điều trị’’ nhỏ (khoảng thời gian vàng) cho các trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, vì vậy điều quan trọng là phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Một số bệnh viện có các khoa được trang bị đặc biệt để điều trị đột quỵ. Nếu bạn có nguy cơ bị đột quỵ, một việc hữu ích là tìm xem những trung tâm này nằm ở đâu.[7]
Biết về các yếu tố nguy cơ[sửa]
-
Đánh
giá
tình
trạng
sức
khỏe.
Đột
quỵ
có
thể
xảy
ra
với
bất
cứ
ai;
tuy
nhiên
một
số
người
có
nguy
cơ
cao
hơn
những
người
khác.
Bạn
hãy
trao
đổi
với
bác
sĩ
về
các
nguy
cơ
cao
bị
đột
quỵ
do
các
bệnh
lý
sau
đây:[8]
- Tiểu đường
- Các bệnh tim như rung tâm nhĩ (a-fib) hoặc chít hẹp (stenosis)
- Trước đây từng bị đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua (TIA)
-
Xem
xét
những
thói
quen
sinh
hoạt.
Nếu
có
lối
sống
không
ưu
tiên
cho
việc
tập
thể
dục
và
ăn
uống
lành
mạnh,
bạn
có
nguy
cơ
đột
quỵ
cao
hơn.
Một
số
thói
quen
trong
cuộc
sống
có
thể
làm
tăng
rủi
ro
đột
quỵ
bao
gồm:[8]
- Thừa cân hoặc béo phì
- Ít hoạt động thể chất
- Uống nhiều rượu hoặc làm dụng chất kích thích
- Hút thuốc
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
-
Tìm
hiểu
về
yếu
tố
di
truyền.
Có
một
số
rủi
ro
không
thể
tránh
mà
bạn
có
thể
phải
đối
mặt.
Những
yếu
tố
đó
là:
- Tuổi tác: khi qua tuổi 55, rủi ro đột quỵ sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm
- Chủng tộc hoặc dân tộc: Người Mỹ gốc Phi, Mỹ La tinh và người châu Á có nguy cơ đột quỵ cao hơn
- Phụ nữ có nguy cơ cao hơn chút ít
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ
-
Xác
định
các
yếu
tố
nguy
cơ
khác
nếu
bạn
là
nữ.
Có
những
yếu
tố
khác
có
thể
tác
động
đến
nguy
cơ
đột
quỵ
ở
phụ
nữ.
Những
yếu
tố
này
bao
gồm:[9]
- Thuốc tránh thai: Thuốc uống tránh thai có thể tăng rủi ro đột quỵ, đặc biệt khi có thêm các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá hoặc cao huyết áp
- Thai nghén: Thai nghén làm tăng huyết áp và áp lực lên tim
- Liệu pháp hormone thay thế (HRT): Những phụ nữ thường dùng hormone thay thế để giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh
- Đau nửa đầu cảm nhận được tiền triệu: Tỷ lệ phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu cao hơn nam giới, và chứng đau nửa đầu thường kèm với nguy cơ đột quỵ cao.
Hiểu về đột quỵ[sửa]
- Biết tình trạng đột quỵ diễn ra như thế nào. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng lên não bị tắc nghẽn hoặc sụt giảm. Tình trạng này có thể khiến các tế bào não bắt đầu chết gần như ngay lập tức.[2] Sự thiếu nguồn cung cấp máu kéo dài có thể gây chết não, dẫn đến tàn tật lâu dài.
- Hiểu về hai loại đột quỵ. Hầu hết các trường hợp đột quỵ rơi vào hai loại: thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do các cục máu đông chặn đường cung cấp máu. Hầu hết (khoảng 80%) trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ.[10] Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một mạch máu yếu trong não bị đứt khiến chảy máu trong não.
-
Biết
về
các
cơn
thiếu
máu
não
thoáng
qua.
Loại
đột
quỵ
này,
còn
gọi
là
TIA,
là
trường
hợp
đột
quỵ
nhẹ.
Đây
là
tình
trạng
tắc
nghẽn
“tạm
thời”
nguồn
cung
cấp
máu
đến
não.
Ví
dụ,
một
cục
máu
đông
nhỏ
di
động
có
thể
tạm
thời
làm
tắc
nghẽn
mạch
máu.
Mặc
dù
các
triệu
chứng
cũng
giống
như
trường
hợp
đột
quỵ
nặng,
nhưng
đột
quỵ
do
thiếu
máu
cục
bộ
diễn
ra
trong
thời
gian
ngắn
hơn,
thông
thường
khoảng
dưới
5
phút.[2]
Các
triệu
chứng
xuất
hiện
và
biến
mất
trong
vòng
24
giờ.[11]
- Tuy nhiên, bạn không thể xác định liệu bạn đang có cơn thiếu máu thoáng qua hay đột quỵ chỉ dựa vào thời gian và triệu chứng.
- Dù là thế nào, gọi cấp cứu vẫn là điều vô cùng quan trọng, vì cơn thiếu máu thoáng qua báo hiệu khả năng đột quỵ trong tương lai.
- Nhận thức về tàn tật do đột quỵ. Di chứng tàn tật sau đột quỵ có thể bao gồm các vấn đề về vận động (liệt), khả năng suy nghĩ, nói, mất trí nhớ, v.v… Các di chứng này có thể nhẹ hoặc nặng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ (kích thước cục máu đông, mức độ tổn thương não) và thời gian bệnh nhân tiếp nhận điều trị là bao lâu.
Cảnh báo[sửa]
- Ghi lại thời gian khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Bác sĩ sẽ cần biết điều này khi điều trị cho bệnh nhân.
- Giữ điện thoại trong tay hoặc ở gần điện thoại. Khi nạn nhân có một trong các triệu chứng trên, bạn cần gọi cấp cứu ngay.
- Bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện một triệu chứng đột quỵ. Tuy nhiên tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp vẫn cực kỳ quan trọng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ninds.nih.gov/disorders/stroke/knowstroke.htm
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/home/ovc-20117264
- ↑ http://stroke.nih.gov/
- ↑ https://www.goredforwomen.org/about-heart-disease/symptoms_of_heart_disease_in_women/symptoms-of-a-stroke/
- ↑ http://www.stroke.org/understand-stroke/impact-stroke/women-and-stroke
- ↑ http://www.stroke.org/understand-stroke/recognizing-stroke/act-fast
- ↑ 7,0 7,1 http://www.stroke.org/understand-stroke/recognizing-stroke/signs-and-symptoms-stroke
- ↑ 8,0 8,1 http://www.stroke.org/understand-stroke/preventing-stroke/lifestyle-risk-factors
- ↑ http://www.stroke.org/understand-stroke/impact-stroke/women-and-stroke
- ↑ http://stroke.nih.gov/
- ↑ http://www.stroke.org/understand-stroke/preventing-stroke/lifestyle-risk-factors