Nhận biết dấu hiệu tiểu đường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu nghi ngờ bị tiểu đường, bạn nên đến gặp chuyên gia y tế ngay lập tức. Tiểu đường loại 1 là khi tế bào đảo của tuyến tụy không thể sản sinh insulin; đây là một loại bệnh tự miễn khiến tụy không còn thực hiện được chức năng. Tiểu đường loại 2 thường liên quan đến lối sống (ít vận động và tiêu thụ quá nhiều đường). Bạn cần nhận biết được triệu chứng, dấu hiệu của tiểu đường, cũng như hiểu rõ tiểu đường được chẩn đoán như thế nào để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Các bước[sửa]

Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiểu đường[sửa]

  1. Cảnh giác với những dấu hiệu và triệu chứng sau. Nếu gặp hơn 2 triệu chứng dưới đây, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá thêm. Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của tiểu đường loại 1 và 2 bao gồm:[1]
    • Khát nước dữ dội
    • Đói dữ dội
    • Mờ mắt
    • Thường xuyên đi tiểu (tỉnh giấc hơn 3 lần mỗi đêm để đi tiểu)
    • Mệt mỏi (đặc biệt là sau khi ăn)
    • Thấy khó chịu
    • Vết thương không lành hoặc lâu lành
  2. Lưu ý những lựa chọn trong lối sống. Người có lối sống thụ động (ít hoặc không vận động) có nguy cơ cao bị tiểu đường loại 2. Người thừa cân hoặc béo phì, hay người ăn nhiều đồ ngọt và cacbon-hydrat tinh luyện có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao đáng kể.[1]
    • Lưu ý rằng tiểu đường loại 2 thường là do lối sống không lành mạnh, khác với tiểu đường loại 1 - tình trạng bệnh xuất hiện đa số từ thời thơ ấu.
  3. Đi khám bác sĩ.[2] Cách duy nhất để xác định chính xác bạn có bị tiểu đường hay không là đi khám bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán (ở dạng xét nghiệm máu). Số liệu từ xét nghiệm máu giúp phân loại tình trạng của bạn là "bình thường", "tiền tiểu đường" (nghĩa là bệnh có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường nếu bạn không thay đổi lối sống) hay "tiểu đường".
    • Tốt nhất cần xác định bạn có bị tiểu đường hay không càng sớm càng tốt vì điều trị sớm là yếu tố vô cùng quan trọng.
    • Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt lâu dài do "đường huyết không được kiểm soát". Tức là nếu được điều trị để kiểm soát đường huyết, bạn có thể tránh được hay ít nhất là "đẩy lùi" nhiều hậu quả kéo dài do tiểu đường gây ra. Cũng chính vì vậy mà việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường[sửa]

  1. Tiếp nhận xét nghiệm từ bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành 2 xét nghiệm khác nhau để kiểm tra nồng độ glucose trong máu.[2] Thông thường, xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu lúc đói được dùng để xét nghiệm tiểu đường, nhưng bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
    • Nồng độ glucose trong máu bình thường là từ 70 đến 100.
    • Nếu trong giai đoạn "tiền tiểu đường", nồng độ glucose trong máu từ 100 và 125.
    • Nồng độ glucose trong máu trên 126 được xem là tiểu đường.
  2. Đo nồng độ HbA1c (hemoglobin A1c).[2] Đây là xét nghiệm mới hơn được một số bác sĩ dùng để xét nghiệm tiểu đường. Xét nghiệm này dựa vào hemoglobin (một loại protein) trong tế bào hồng cầu và đo lượng đường bám vào protein này. Nồng độ càng cao tức càng nhiều đường bám vào là dấu hiệu trực tiếp cho thấy bạn có nguy cơ bị tiểu đường. Xét cho cùng, tiểu đường là sự gia tăng tỉ lệ đường trong máu.
    • Mối tương quan bình thường giữa HbA1c và nồng độ đường huyết bình thường được giải thích như sau: Chỉ số HbA1c bằng 6 tương đương nồng độ glucose trong máu là 135; HbA1c bằng 7 = 170; HbA1c bằng 8 = 205; HbA1c bằng 9 = 240; HbA1c bằng 10 = 275; HbA1c bằng 11 = 301; HbA1c bằng 12 = 345.
    • Trong hầu hết các phòng thí nghiệm, phạm vi bình thường của chỉ số HbA1c là 4.0 - 5.9%. Trong trường hợp tiểu đường kiểm soát kém, phạm vi này là từ 8,0% hoặc cao hơn, còn ở trường hợp được kiểm soát tốt là dưới 7,0%.
    • Đo chỉ số HbA1c giúp đưa ra một cách nhìn hợp lý hơn về tình trạng bệnh đang diễn ra. Chỉ số này phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng qua, chứ không như xét nghiệm glucose đơn giản chỉ đo nồng độ đường huyết tại một thời điểm. [3]
  3. Điều trị tiểu đường. Để điều trị bệnh, bạn cần tiêm insulin hoặc uống thuốc hàng ngày, đồng thời kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện.[1]
    • Đôi khi, những trường hợp tiểu đường loại 2 mức nhẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện. Thay đổi lối sống một cách phù hợp thực sự có thể giúp điều trị tiểu đường và đưa nồng độ đường huyết về mức "bình thường". Đây chính là động lực giúp bạn có thể thay đổi lối sống nhằm điều trị tiểu đường.
    • Bác sĩ sẽ yêu cầu cắt giảm tiêu thụ đường và cacbon-hydrat, đồng thời tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Nếu tuân thủ đúng, bạn sẽ thấy nồng độ đường huyết giảm đáng kể.
    • Mặt khác, trường hợp tiểu đường loại 1 luôn cần tiêm insulin vì đây là bệnh tự miễn mà cơ thể không thể sản sinh insulin.
    • Việc điều trị tiểu đường đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu không được điều trị, nồng độ đường huyết cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như tổn thương dây thần kinh, tổn thương hay suy thận, mù lòa và nhiều vấn đề về tuần hoàn nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng khó điều trị (có thể tiến triển thành hoại tử cần phẫu thuật cắt bỏ, đặc biệt là ở chi dưới).
  4. Khám lại đều đặn. Bạn cần được xét nghiệm máu lại mỗi 3 tháng nếu thuộc nhóm "tiền tiểu đường" hoặc "tiểu đường". Xét nghiệm đều đặn giúp kiểm soát xem tình trạng bệnh có cải thiện không (đối với bệnh đã thay đổi lối sống một cách tích cực) hay trở nặng thêm.[1]
    • Xét nghiệm máu lại có thể giúp bác sĩ quyết định về liều tiêm insulin và liều thuốc uống. Bác sĩ sẽ cố gắng đưa nồng độ đường huyết vào một phạm vi cụ thể nên các dữ liệu số từ xét nghiệm máu định kỳ là rất cần thiết.
    • Xét nghiệm máu cũng giúp bạn có động lực hơn để tập luyện và thay đổi chế độ ăn lành mạnh, nhờ đó đưa đến kết quả hữu hình trong lần xét nghiệm máu tiếp theo.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]