Nhận biết dấu hiệu trẻ dị ứng với mèo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phản ứng dị ứng với mèo và các thú nuôi khác có mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi trẻ. Nếu trong nhà có nuôi mèo, chuẩn bị nhận nuôi mèo hay đến thăm nhà ai có nuôi mèo, trước hết bạn cần xác định được trẻ có bị dị ứng với mèo hay không. Việc xác định triệu chứng dị ứng ở trẻ có thể hơi khó khăn nhưng việc theo dõi phản ứng của trẻ đối với thú nuôi mới là một bước quan trọng để bao vệ sức khỏe cho cả gia đình. Ngay cả khi trẻ không dị ứng, bạn vẫn cần tiến hành những bước để tránh phải chuyển mèo đến nơi khác.

Các bước[sửa]

Kiểm tra dị ứng[sửa]

  1. Tạm thời cho trẻ ở gần mèo. Bạn có thể đến nhà người quen có nuôi mèo và cho trẻ tương tác với mèo. Bằng cách này, bạn có thể quan sát các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với mèo (nếu có).
    • Nhận thức rằng dị ứng với mèo có thể xuất hiện khi tiếp xúc với da, lông, vết xước, nước bọt và nước tiểu của mèo.[1]
    • Lưu ý nếu biết trẻ bị hen suyễn, bạn không nên cho trẻ tiếp xúc với mèo hay bất kỳ động vật nào khác khi chưa biết trẻ có dị ứng hay không. Triệu chứng dị ứng thông thường có khả năng dẫn đến hen suyễn nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.[2]
  2. Quan sát trẻ. Trẻ có thể bị dị ứng với mèo nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:[1]
    • Ho, thở khò khè hoặc hắt hơi dữ dội
    • Nổi mề đay hoặc phát ban ở ngực và mặt
    • Mắt đỏ hoặc ngứa
    • Vùng da mà trẻ bị mèo cào, cắn hoặc liếm chuyển màu đỏ
  3. Lắng nghe trẻ. Trẻ có thể bị dị ứng với mèo nếu chúng than phiền với bạn về bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:[1]
    • Ngứa mắt
    • Nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc chảy nước mũi
    • Ngứa da hoặc nổi mề đay ở vùng da tiếp xúc với mèo
  4. Tách trẻ khỏi mèo. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn cần tách trẻ khỏi tiếp xúc với mèo cho đến khi đưa ra được phương án giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ triệu chứng dị ứng.
  5. Cho trẻ xét nghiệm dị ứng. Các bằng chứng nhờ quan sát và nghe trẻ nói có thể đủ để xác định trẻ bị dị ứng với mèo. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Mặc dù vậy, bạn cần biết rằng không phải lúc nào xét nghiệm cũng chính xác. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm âm tính, bạn vẫn cần tiếp tục quan sát dấu hiệu dị ứng của trẻ khi tiếp xúc với mèo.[2]
  6. Phát hiện dị ứng nghiêm trọng. Hầu hết các phản ứng dị ứng đều giới hạn trong các phản ứng như đỏ, ngứa, nổi mề đay và nghẹt mũi. Tuy nhiên, trẻ tiếp xúc với mèo có thể xuất hiện những dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sưng cổ họng là triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến co thắt đường hô hấp. Trong trường hợp đó, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay và tránh cho trẻ tiếp xúc với mèo về sau.[2]

Kiểm soát triệu chứng dị ứng với mèo bằng thuốc[sửa]

  1. Xác định trẻ bị dị ứng mức độ nhẹ hay nghiêm trọng. Nếu phản ứng dị ứng ở mức độ nhẹ, bạn có thể kiểm soát bằng thuốc không kê đơn và giữ vệ sinh nhà ở đúng cách. Mặt khác, nếu triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ như nổi mề đay khắp người hoặc sưng cổ họng hoặc các triệu chứng đường hô hấp khác, bạn cần đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc với mèo nữa.
    • Nếu nuôi mèo trong nhà và phát hiện ra trẻ bị dị ứng nghiêm trọng, bạn nên cân nhắc tìm nơi ở khác cho mèo.
  2. Dùng thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine được cấu tạo giúp giảm sản sinh một hóa chất miễn dịch chuyên gây ra các triệu chứng khi dị ứng. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi. Có thể mua thuốc kháng histamine không kê đơn hoặc có đơn thuốc từ bác sĩ.[3]
    • Thuốc kháng histamine ở dạng viên, xịt mũi hoặc sirô được chế tạo đặc biệt cho trẻ.[3]
    • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc chữa dị ứng kê đơn hoặc không kê đơn khi không có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.[4]
  3. Dùng thuốc chữa nghẹt mũi. Thuốc chữa nghẹt mũi hoạt động bằng cách thu nhỏ kích thước các mô sưng trong hốc mũi, giúp trẻ dễ thở bằng mũi hơn.[3]
    • Một số viên thuốc chữa dị ứng không kê đơn có kết hợp tác dụng kháng histamine và chữa nghẹt mũi.
    • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc chữa dị ứng kê đơn hoặc không kê đơn khi không có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.[4]
  4. Tiêm thuốc chống dị ứng cho trẻ. Loại thuốc này (thường được bác sĩ chuyên chữa dị ứng tiêm cho trẻ 1-2 lần mỗi tuần) có thể giúp trẻ vượt qua được các triệu chứng dị ứng mà thuốc kháng histamine hay thuốc chữa nghẹt mũi không giúp kiểm soát được. Thuốc chống dị ứng dạng tiêm "huấn luyện" hệ miễn dịch bằng cách giúp hệ miễn dịch bớt nhạy cảm với các dị nguyên cụ thể. Phương pháp thường được gọi là liệu pháp miễn dịch. Mũi tiêm đầu tiên cho trẻ tiếp xúc với một lượng dị nguyên rất nhỏ, trong trường hợp này là protein của mèo gây ra phản ứng dị ứng. Liều thuốc sẽ được “tăng từ từ, thường là trong khoảng 3-6 tháng. Liều duy trì cần được tiêm mỗi 4 tuần trong vòng 3-5 năm”.[3]
    • Nên nhớ cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chữa dị ứng về độ tuổi và liều tiêm giới hạn cho trẻ.[5]
  5. Kết hợp dùng thuốc với biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh quy trình dùng thuốc chống dị ứng, bạn cũng cần thực hiện các bước dưới đây trong phần “Kiểm soát dị ứng với mèo bằng biện pháp phòng ngừa” để giảm thiểu triệu chứng dị ứng với mèo của trẻ.[3]
  6. Theo dõi hiệu quả của thuốc. Sau khi xác định loại thuốc và liều dùng phù hợp cho trẻ, bạn cần theo dõi hiệu quả của thuốc theo thời gian. Cơ thể người có xu hướng thiết lập miễn dịch đối với thành phần hoạt chất trong thuốc chống dị ứng, cuối cùng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu thấy tình trạng này xuất hiện, bạn có thể sẽ phải đổi liều hoặc loại thuốc chống dị ứng cho trẻ. [3]

Kiểm soát dị ứng với mèo bằng biện pháp phòng ngừa[sửa]

  1. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mèo. Một điều rõ ràng là tránh hoặc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mèo sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng dị ứng.[6]
  2. Cảnh báo mọi người về tình trạng dị ứng của trẻ. Nếu đến nhà người quen có nuôi mèo, bạn nên cho chủ nhà biết về tình trạng của trẻ. Có thể nhờ chủ nhà cho mèo ra ngoài cho đến khi buổi ghé thăm kết thúc.[6]
  3. Cho trẻ uống thuốc chống dị ứng vài tiếng trước khi tiếp xúc với mèo. Nếu đưa trẻ đến nơi mà bạn biết có nuôi mèo, bạn nên cho trẻ uống thuốc chống dị ứng trước vài tiếng. Cách này giúp giảm phản ứng dị ứng và trẻ không phải khó chịu trong khi chờ thuốc phát huy tác dụng nếu chỉ uống thuốc sau khi đã tiếp xúc với mèo.
  4. Hạn chế cho mèo đến gần trẻ. Bạn nên hạn chế cho mèo vào phòng ngủ, phòng vui chơi, ghế dài hoặc bất kỳ nơi nào mà trẻ thường dành nhiều thời gian. Nếu trong nhà có tầng hầm mà trẻ ít khi lui tới thì việc nuôi mèo tách biệt dưới tầng hầm sẽ là một giải pháp hữu hiệu.[6]
  5. Lắp đặt máy điều hòa trung tâm có chức năng kiểm soát dị nguyên. Giảm lượng dị nguyên trong không khí trong nhà là giải pháp lâu dài giúp giảm triệu chứng dị ứng ở trẻ. Máy điều hóa có bộ lọc kiểm soát dị nguyên, ví dụ như bộ lọc HEPA, sẽ giúp giảm dị nguyên trong không khí trong nhà một cách hiệu quả.[6]
  6. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên. Lông và da mèo có thể dính trên ghế dài, thảm, màn cửa hoặc bất cứ nơi nào mà mèo đi lại. Bạn nên mua máy hút bụi và sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, nên giặt thảm, dùng xịt khử trùng và xà phòng kháng khuẩn để vệ sinh các bề mặt trong nhà để loại bỏ dị nguyên do mèo để lại.[6]
    • Bản năng của loài mèo là thường chui rúc, leo lên trên hoặc chui bên dưới mọi đồ vật trong nhà. Vì vậy, bạn cần chú ý đến những vị trí khuất như dưới ghế hoặc dưới giường.
  7. Thường xuyên tắm cho mèo. Bước này giúp giảm lượng lông mèo rơi rụng quanh nhà. Chính vì vậy, tắm cho mèo là một bước hiệu quả giúp chống dị ứng cho trẻ.[6]
    • Nên nhớ rằng mèo không thích tắm và chúng cũng không cần tắm quá thường xuyên. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để tắm cho mèo an toàn vì tắm quá thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mèo.

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh đến những nơi có nhiều mèo.
  • Nếu trẻ thích nuôi mèo, bạn nên thử đem về cho trẻ một thú nuôi hay “người bạn có lông” khác. Và luôn nhớ phải đảm bảo trẻ cũng không dị ứng với thú nuôi này.
  • Dị ứng có liên quan đến tiền căn gia đình nên nếu bố mẹ bị dị ứng thì trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn.
  • Cảnh giác với “viêm da dị ứng”, bao gồm dị ứng, hen suyễn và viêm da (chàm). Nếu bị hen suyễn và viêm da, trẻ có nguy cơ dễ bị dị ứng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu không thể nuôi mèo nữa, bạn cũng đừng nên vứt chúng ngoài đường. Thay vào đó, hãy tìm một nơi ở mới an toàn cho mèo.
  • Nếu muốn đem mèo cho người khác, bạn nên xác định rõ mục đích của người nhận nuôi vì không phải ai cũng thực sự yêu mèo.
  • Không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc kháng histamine hoặc thuốc chữa nghẹt mũi.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc. Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc và nhờ bác sĩ khuyến nghị loại thuốc tốt cho trẻ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]