Nhận biết dấu hiệu u mỡ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

U mỡ là tên gọi của các khối u tụ mỡ. Loại u này thường xuất hiện ở phần thân người, cổ, dưới cánh tay, bắp tay, đùi và cơ quan nội tạng. Rất may mắn là u mỡ không đe dọa đến tính mạng. Mặc dù vậy, bạn cần biết cách nhận biết dấu hiệu u mỡ và cách xử lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách phát hiện triệu chứng u mỡ và cách điều trị.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng[sửa]

  1. Quan sát các hạt nhỏ dưới da. U mỡ thường có dạng hình vòm và kích thước đa dạng, thường là cỡ hạt đậu và dài 3 cm. U mỡ xuất hiện ở những vị trí như sau lưng thường phát triển lớn hơn. Các khối u này hình thành do sự phát triển nhanh của tế bào mỡ tại vị trí xuất hiện khối u.[1]
  2. Phân biệt sự khác nhau giữa u mỡ và u nang. U nang có kích thước cố định hơn và cứng hơn so với u mỡ. Khối hình thành từ u mỡ thường không dài hơn 3 cm. Trong khi đó, u nang có thể lớn hơn 3 cm.
  3. Kiểm tra độ mềm của khối u. U mỡ thường khá mềm khi chạm vào, tức sẽ xẹp xuống khi bạn ấn ngón tay lên. Loại khối u này hơi dính vào vùng da xung quanh nên mặc dù chúng thường nằm một chỗ, bạn vẫn có thể khiến u mỡ dịch chuyển dưới da.[2]
  4. Chú ý đến cơn đau. Mặc dù thường không gây đau (khối u không có dây thần kinh) nhưng u mỡ cũng có thể gây đau đớn nếu mọc không đúng chỗ. U mỡ gần dây thần kinh và bắt đầu phát triển có thể tạo áp lực lên dây thần kinh, từ đó gây đau. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu thấy đau gần vị trí xuất hiện u mỡ.

Theo dõi khối u[sửa]

  1. Theo dõi thời điểm phát hiện u mỡ. Bạn cần biết u mỡ đã xuất hiện bao lâu và có thay đổi gì trong thời gian đó không. Ngay khi phát hiện thấy u mỡ, bạn cần ghi lại ngày tháng. Bước này sẽ có ích trong trường hợp bạn muốn loại bỏ u mỡ. Lưu ý rằng khối u có thể ở một chỗ hàng năm trời mà không gây tác dụng phụ nào; hầu hết các trường hợp muốn loại bỏ u mỡ là vì lý do thẩm mỹ.
  2. Theo dõi xem khối u có phát triển không. Thời gian nằm dưới da càng lâu thì khả năng u mỡ phát triển càng cao. Tuy nhiên, sẽ hơi khó để nhận thấy u mỡ phát triển nhiều vì loại u này phát triển rất chậm. Ngay khi phát hiện u mỡ, bạn nên dùng thước dây để đo và theo dõi sự phát triển của khối u. Khối u phát triển nhanh có thể là dấu hiệu của vấn đề nào đó khác và bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
    • Kích thước ban đầu của u mỡ có thể bằng hạt đậu và dần phát triển to hơn. Tuy nhiên, kích thước tối đa thường là khoảng 3 cm chu vi. Vì vậy, khối u lớn hơn 3 cm có thể không phải là u mỡ.
  3. Xác định kết cấu khối u. Như đã nói ở trên, u mỡ thường mềm và có thể di chuyển dưới da nếu bạn dịch chuyển chúng. Độ mềm và khả năng dịch chuyển là dấu hiệu tốt. Trong khi đó, khối u ác tính thường cứng như đá và đứng yên (không lắc hoặc uốn cong khi bạn chạm vào.

Nhận biết yếu tố nguy cơ[sửa]

  1. Nhận thức rằng tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của u mỡ. U mỡ thường xuất hiện ở người từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng người trên 40 tuổi chỉ có nguy cơ cao hơn, còn u mỡ có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào.
  2. Biết rằng một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện u mỡ. Một số vấn đề về sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ bị u mỡ, bao gồm: include[3]:
    • Hội chứng Bannayan-Riley-Ruvalcaba
    • Hội chứng Madelung (bướu mỡ đối xứng lành tính)
    • Bệnh Adiposis dolorosa (bệnh u mỡ đau)
    • Hội chứng Cowden
    • Hội chứng Gardner
  3. Hiểu rằng u mỡ có liên quan đến yếu tố di truyền. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa di truyền (vấn đề sức khỏe di truyền của trong gia đình) với sức khỏe của bạn.[3] Nếu bà của bạn bị u mỡ, nguy cơ mắc u mỡ của bạn sẽ cao hơn do có cùng gen.
  4. Nhận thức rằng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc u mỡ. U mỡ là sự phát triển nhanh của tế bào mỡ ở một số vị trí. Người gầy, thon thả cũng có thể bị u mỡ. Mặt khác, người béo phì có nhiều tế bào mỡ hơn người bình thường nên có nguy cơ cao là các tế bào mỡ dư thừa này kết hợp với nhau để hình thành u mỡ.
  5. Chú ý đến chấn thương do tham gia các môn thể thao tiếp xúc. Người chơi các môn thể thao tiếp xúc (va chạm liên tục vào cùng một vị trí) có nguy cơ cao bị u mỡ. Nếu phải va chạm tại một vị trí nhiều lần, bạn nên đeo dụng cụ bảo hộ cho vị trí đó khi tham gia môn thể thao.

Điều trị u mỡ bằng nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Dùng cỏ Chickweed. Chickweed là loại cây nhỏ thường được xem là cỏ. Không chỉ là loại cỏ dại leo lên thân hoa hồng, cỏ Chickweed còn có thể dùng điều trị u mỡ. Cỏ Chickweed chứa saponin - hóa chất có trong một số loại thực vật - giúp phá vỡ tế bào mỡ. Bạn có thể mua dung dịch cỏ Chickweed tại hầu hết các hiệu thuốc. Uống 1 thìa cà phê, 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn.[4]
    • Có thể tăng tốc độ phục hồi bằng cách dùng thuốc mỡ Chickweed. Thoa thuốc mỡ trực tiếp lên khối u một lần mỗi ngày.
  2. Thử dùng cây Neem. Neem là một loại thảo mộc Ấn Độ. Khi dùng để chế biến món ăn hoặc dùng ở dạng thực phẩm chức năng, thảo mộc này giúp phá vỡ mô mỡ hình thành nên khối u. Nhờ khả năng kích thích khả năng chuyển hóa của gan và mật của cây Neem mà các cơ quan này có thể dễ dàng phá vỡ mỡ, bao gồm mỡ trong khối u.[5]
  3. Thử dùng hạt lạnh. Dầu hạt lanh giàu axit béo omega-3 giúp hòa tan mỡ trong khối u, đồng thời ngăn tế bào mỡ tiếp tục phát triển. Bạn có thể thoa dầu hạt lanh trực tiếp lên khối u 3 lần mỗi ngày để đảm bảo dầu phát huy hiệu quả.
  4. Uống nhiều trà xanh. Trà xanh chứa các chất dinh dưỡng giàu đặc tính kháng viêm giúp giảm lượng mô mỡ trong cơ thể. Đặc tính kháng viêm này có tác động gián tiếp đến khối u, giúp giảm kích thước khối u. Uống một tách trà xanh mỗi ngày giúp loại bỏ u mỡ, hoặc ít nhất là khiến chúng khó nhìn thấy hơn.[6]
  5. Tăng cường bổ sung nghệ. Loại gia vị Ấn Độ này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn tế bào mỡ sinh sôi ở vị trí xuất hiện khối u. Bạn có thể trộn nghệ với dầu ôliu (mỗi thứ một thìa) rồi thoa lên khối u mỗi ngày. Lặp lại cho đến khi u mỡ hoàn toàn biến mất.[7]
  6. Uống nhiều nước cốt chanh. Nước cốt chanh chứa axit citric và chất chống oxy hóa (các chất giúp loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể) kích thích chức năng gan và tiêu diệt độc tố. Khi chức năng gan được tăng cường, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ dễ dàng hơn, bao gồm tế bào mỡ trong u mỡ.[8]
    • Cho nước cốt chanh vào nước, trà hoặc các thức uống khác.

Điều trị u mỡ bằng phương pháp y tế[sửa]

  1. Tiếp nhận phẫu thuật loại bỏ khối u. Cách loại bỏ u mỡ hiệu quả nhất là phẫu thuật. Thông thường, phẫu thuật chỉ dành cho khối u phát triển gần 3 cm. U mỡ thường không tái phát sau khi được phẫu thuật loại bỏ (nhưng cũng có thể mọc lại trong một số ít trường hợp). [2]
    • Nếu khối u nằm ngay dưới da, bác sĩ phẫu thuật sẽ mổ một đường nhỏ trên da để loại bỏ u mỡ, sau đó vệ sinh và khâu vết mổ lại.
    • Nếu u mỡ nằm trong cơ quan nội tạng (trường hợp rất hiếm), bạn sẽ được gây mê trước khi loại bỏ khối u.
  2. Tìm hiểu phương pháp hút mỡ. Kỹ thuật này sử dụng dụng cụ hút mô mỡ. Thông thường, người ta chọn phương pháp này vì lý do thẩm mỹ. Ngoài ra, hút mỡ còn được dùng trong trường hợp u mỡ mềm hơn bình thường.[1]
    • Lưu ý rằng phương pháp hút mỡ có thể để lại sẹo nhỏ nhưng sẹo sẽ biến mất sau khi lành hoàn toàn.
  3. Trao đổi với bác sĩ về việc tiêm steroid. Đây là phương pháp loại bỏ u mỡ ít xâm lấn nhất. Một hỗn hợp steroid (triamcinolone acetonide và 1% lidocaine) được tiêm vào giữa khối u. Nếu sau một tháng mà u mỡ không biến mất, quy trình này sẽ được tiến hành lại cho đến khi khối u không còn nữa.[3]

Cảnh báo[sửa]

  • Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện khối u dù là bất cứ loại nào và ngay cả khi bạn cho rằng đó là u mỡ vô hại.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]