Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết dấu hiệu xuất huyết làm tổ
Từ VLOS
Xuất huyết làm tổ có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai ở khoảng 1/3 phụ nữ mang thai. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung để “làm tổ” trên niêm mạc tử cung. Khi đó, mô hình thành quanh trứng (gọi là nguyên bào nuôi phôi) có thể gây tổn thương một số mạch máu trong tử cung của người mẹ, dẫn đến chảy một lượng máu nhỏ từ cổ tử cung xuống âm đạo. Học cách nhận biết dấu hiệu xuất huyết làm tổ có thể giúp bạn sớm nhận biết được quá trình mang thai đã bắt đầu.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết dấu hiệu[sửa]
-
Xem
xét
thời
điểm.
Loại
xuất
huyết
trong
thời
gian
mang
thai
này
thường
xuất
hiện
6-12
ngày
sau
khi
thụ
thai,
gần
thời
điểm
sắp
đến
kỳ
kinh
nguyệt
tiếp
theo.
Bạn
cần
tự
xác
định
lần
cuối
cùng
“quan
hệ”
là
khi
nào.
Nếu
đã
qua
1-2
tháng
thì
đó
có
thể
không
phải
là
dấu
hiệu
của
xuất
huyết
làm
tổ.[1]
- Vì xuất huyết làm tổ có thể dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt bình thường nên nhiều người thường ngạc nhiên khi phát hiện ra thai kỳ kéo dài hơn 1 tháng so với dự tính ban đầu.
- Sau khi đã xác nhận bạn mang thai, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm khác để xác định đúng tuổi thai, đặc biệt là nếu dấu hiệu xuất huyết làm tổ khiến bạn khó xác định kỳ kinh nguyệt cuối cùng thực sự là khi nào.
-
Kiểm
tra
màu
sắc
và
lượng
máu.
Cách
này
giúp
phân
biệt
sự
khác
nhau
giữa
xuất
huyết
làm
tổ
với
sự
bắt
đầu
của
chu
kỳ
kinh
nguyệt
bình
thường.
Xuất
huyết
làm
tổ
không
giống
với
xuất
huyết
trong
kỳ
kinh
nguyệt
bình
thường.
Máu
do
xuất
huyết
làm
tổ
thường
có
màu
sáng
hơn
và
lượng
ít
hơn.
Đôi
khi,
tình
trạng
xuất
huyết
làm
tổ
chỉ
là
vài
đốm
máu
trong
vài
tiếng,
hay
thậm
chí
là
chỉ
có
một
đốm
duy
nhất.[2]
- Xuất huyết làm tổ thường là dịch tiết có màu hồng hoặc nâu nhạt. Máu thường có màu đậm hơn so với máu trong kỳ kinh nguyệt vì sẽ mất thời gian để máu di chuyển từ thành tử cung qua âm đạo.
- Lượng máu chảy ra tương đối ít và chỉ kéo dài trong vài ngày. Đối với một số phụ nữ, xuất huyết sẽ giống như khi chảy máu kinh nguyệt nhẹ nên dễ gây nhầm lẫn. Đa số trường hợp nữ giới sẽ nhận thấy máu trong kỳ kinh nguyệt có màu đỏ hơn và chảy nhiều hơn trong vòng 1-2 ngày.
-
Chú
ý
dấu
hiệu
co
thắt.
Xuất
huyết
làm
tổ
có
thể
đi
kèm
cơn
co
thắt
nhẹ
do
trứng
“làm
tổ”
và
tử
cung
thay
đổi
để
chứa
phôi.
Tuy
nhiên,
co
thắt
do
xuất
huyết
làm
tổ
thường
nhẹ
hơn
nhiều
so
với
cơn
co
thắt
trong
kỳ
kinh
nguyệt.
Điều
khó
xác
định
ở
đây
là
triệu
chứng
sớm
của
thai
kỳ
lại
giống
với
triệu
chứng
trước
khi
kỳ
kinh
nguyệt
bắt
đầu.[3]
- Nếu cơn co thắt vùng bụng tiếp tục tăng, đó có thể là dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc vấn đề trong thai kỳ, ví dụ như thai ngoài tử cung. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể liên quan đến một bệnh lý hoàn toàn khác, ví dụ như viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng bàng quang.
- Bạn cần đi khám bác sĩ nếu cơn đau có vẻ không phải là do kỳ kinh nguyệt bình thường và không thuyên giảm sau vài ngày. Người bệnh có triệu chứng đau dữ dội và dai dẳng, hoặc bệnh nhân có các triệu chứng khác đi kèm như sốt, ớn lạnh hoặc xuất huyết nhiều cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chú ý các triệu chứng khác[sửa]
- Chú ý cảm giác buồn nôn. Ốm nghén là dấu hiệu rất rõ ràng. Nhiều thai phụ sẽ thấy ốm nghén vào buổi sáng; đó là cảm giác buồn nôn và chán ghét đối với những mùi mà trước đây chưa từng ảnh hưởng đến bạn, ví dụ như mùi cà phê nồng. Thậm chí, bạn có thể sẽ nôn mửa vào buổi sáng và đó là dấu hiệu của thai kỳ đang bắt đầu.
- Kiểm tra cảm giác đau vùng ngực. Cảm giác căng và đau ngực là triệu chứng thông thường khi mang thai. Trong suốt thai kỳ, bầu ngực sẽ nở to và núm vú có thể phát triển, chuyển màu đậm hơn. Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể là dấu hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt.[1]
- Chú ý xem có cảm thấy mệt mỏi không. Nhiều phụ nữ sẽ thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cảm thấy mệt mỏi bất thường khi đang nghỉ ngơi hoặc không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu mang thai.[4]
- Chú ý xem thói quen đi vệ sinh có thay đổi không. Tiểu tiện nhiều hơn bình thường mà không xác định được nguyên nhân, hoặc đột nhiên bị táo bón trong khi trước đây chưa từng gặp vấn đề về đường ruột có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai.
- Chú ý dấu hiệu thay đổi tâm trạng. Mang thai có thể đi kèm với sự thay đổi hormone nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến tâm trạng. Bạn có thể ngồi khóc ngon lành rồi lại đột nhiên vui vẻ chẳng vì lý do gì. Vì vậy, bạn nên để ý xem bản thân có tự nhiên khóc nức nở khi xem một bộ phim sến sẩm hoặc đọc một mẩu chuyện buồn không. Mặc dù vậy, bạn cần biết rằng thay đổi tâm trạng cũng có thể là triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Chú ý xem có thấy chóng mặt không. Có thể bạn đang mang thai nếu đột nhiên chóng mặt khi đứng dậy nhanh, leo cầu thang hoặc không có nguyên do.
-
Đi
khám
bác
sĩ.
Vẫn
có
trường
hợp
gặp
triệu
chứng
kể
trên
nhưng
không
phải
mang
thai.
Vì
vậy,
để
xác
định
có
mang
thai
không
và
liệu
xuất
huyết
có
phải
là
xuất
huyết
làm
tổ
không,
tốt
nhất
bạn
nên
đi
khám
bác
sĩ.
Có
thể
đặt
lịch
hẹn
bác
sĩ
tại
bệnh
viện
hoặc
phòng
khám
tư
nhân
uy
tín.
- Bạn cũng có thể tiến hành thử thai tại nhà nhưng kết quả sẽ chính xác hơn nếu đi khám bác sĩ.
Lời khuyên[sửa]
- Một số phương pháp thử thai tại nhà sẽ không cho kết quả chính xác khi chưa qua ngày mất kinh. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên dụng cụ thử thai. Nếu xuất huyết trước thời gian này, bạn có thể phải chờ vài ngày để xác định xem đó là do mang thai hay nguyên nhân nào khác.
- Xuất huyết có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Nếu bạn trên 30 tuổi, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có thể giúp sàng lọc loại ung thư nghiêm trọng này.