Nhận biết khi người khác lạm dụng thuốc kê toa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thuốc kê toa, như thuốc giảm đau, có thể được sử dụng vì lý do y tế tốt đẹp, nhưng đôi khi, con người lại trở nên nghiện những loại thuốc này. Mặc dù loại thuốc khác nhau sẽ sở hữu đặc tính vật lý khác nhau, triệu chứng nghiện thuốc đều tương tự như nhau bất kể bạn đang lạm dụng loại thuốc nào. Bạn nên tìm hiểu thêm về triệu chứng nghiện thuốc để có thể nhận biết khi một người nào đó mà bạn quen biết hoặc yêu thương đang lạm dụng thuốc kê toa.

Các bước[sửa]

Nhận thức dấu hiệu vật lý của tình trạng lạm dụng thuốc[sửa]

  1. Chú ý đến vẻ ngoài của người đó. Đồng tử của người nghiện opiate (thuốc có chứa thuốc phiện) sẽ thu nhỏ lại. Người đó có thể trông khá mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Mặc dù đang muốn ngủ gục, họ vẫn cố gắng tiếp tục cuộc trò chuyện, hoặc nói nhịu.[1]
    • Trông người đó có vẻ bối rối và hay quên.
    • Người nghiện sẽ khó có thể thăng bằng, và khá vụng về. Họ sẽ ít có khả năng kiểm soát cơ thể của mình.
    • Thường xuyên chảy máu cam khi sử dụng thuốc được hít vào theo đường mũi. Bạn sẽ nhận thấy tình trạng sổ mũi hoặc phát ban quanh mũi và miệng.
    • Đôi mắt của người đó trở nên đỏ và đờ đẫn.
  2. Kiểm tra sự thay đổi bất ngờ trong cân nặng hoặc thói quen ngủ. Cảm giác thèm ăn của người lạm dụng thuốc kê toa thường sẽ thay đổi đột ngột. Họ sẽ ăn ít và sụt cân khá nhiều.[2]
    • Nếu người đó đang lạm dụng thuốc kích thích, họ có thể không ngủ trong nhiều ngày. Khi ngủ, họ sẽ ngủ khá lâu.
    • Mất ngủ là triệu chứng của việc lạm dụng chất kích thích. Đây cũng là tác dụng phụ của việc ngừng sử dụng nhiều loại thuốc.
  3. Chú ý đến mùi hương bất thường. Hơi thở, làn da, hoặc quần áo của người đó có thể phát ra mùi khó chịu. Đây là kết quả của sự tương tác hóa học giữa cơ thể và loại thuốc mà người đó sử dụng. Nếu họ đang cố gắng nghiền nhỏ một viên thuốc và đốt nó để hít, đây có thể là mùi khói. Người đó cũng có thể sẽ toát mồ hôi nhiều hơn bình thường, và điều này khiến cơ thể bốc mùi nhiều hơn.[2]
    • Cảm nhận về mùi của người đó có thể được tăng cường hoặc giảm thiểu một cách đáng kể.
    • Người sử dụng thuốc sẽ không hay biết về sự thay đổi trong mùi cơ thể mình.
  4. Quan sát dấu hiệu chấn thương. Lạm dụng thuốc thường sẽ khiến người đó trở nên vụng về về mặt thể chất, di chuyển kì quặc, hoặc làm biến dạng hình ảnh. Nếu bạn nhận thấy chấn thương không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng lạm dụng thuốc kê toa.[3]
    • Chấn thương phổ biến bao gồm vết cắt và vết bầm nhẹ. Tổn thương có thể nghiêm trọng hơn.
    • Người đó có khả năng trở nên phòng thủ khi bị hỏi về chấn thương, hoặc họ sẽ không nhớ rõ nguyên nhân.
    • Người đó thích mặc áo sơ mi dài tay trong điều kiện thời tiết ấm áp để giấu đi vết tiêm thuốc.
  5. Cẩn thận trước cử chỉ vô tình. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy bàn tay hoặc cánh tay người đó trở nên run rẩy. Người đó sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm từ ngữ. Họ có thể nói nhịu.[2]
    • Người đó sẽ khó có thể cầm bút, ký tên, hoặc cầm lấy một chiếc cốc mà không làm tóe nước ra ngoài.
    • Thông thường, đây là triệu chứng cai thuốc, một dấu hiệu của tình trạng lạm dụng thuốc.
  6. Nhận thức sự thay đổi trong thói quen vệ sinh cá nhân. Người lạm dụng thuốc sẽ ngừng chăm sóc nhu cầu vệ sinh cá nhân của mình, ví dụ như đi tắm, thay quần áo sạch, chải tóc. Đây là dấu hiệu phổ biến của lạm dụng thuốc kê toa. Người đó sẽ ít có khả năng tập trung vào những hoạt động này trong cuộc sống hằng ngày, hoặc họ không còn hào hứng với chúng.[2]
    • Nếu người đó sử dụng thuốc kích thích, họ sẽ dành nhiều thời gian dọn dẹp nhà cửa hơn bình thường, cho dù ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân của họ khá kém.
    • Dấu hiệu lạm dụng thuốc có thể mô phỏng, hoặc thậm chí là bắt nguồn, từ sự trầm cảm có liên quan đến lạm dụng thuốc.
  7. Tìm kiếm dụng cụ dành cho việc sử dụng thuốc. Thông thường, người lạm dụng thuốc kê toa sẽ bắt đầu tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Bạn có thể tìm xem họ có đem theo túi đựng ống tiêm và thìa hay không.[4]
    • Bạn có thể trông thấy một đống diêm đã qua sử dụng, hoặc nhiều chiếc bật lửa để đun thuốc.
    • Giấy bạc, phong bì giấy glassine (tương tự giấy bóng) hoặc nhiều tập giấy có thể được tìm thấy trong xe của người đó, giữa những quyển sách trên giá sách, hoặc được giấu trong nhà họ.

Quan sát dấu hiệu hành vi của tình trạng lạm dụng thuốc[sửa]

  1. Suy nghĩ về bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống xã hội của người đó. Người lạm dụng thuốc thường sẽ tránh xa người không cùng cảnh ngộ với họ. Bạn có thể nhận thấy rằng người đó tránh mặt bạn bè và đồng nghiệp cũ, hoặc phát triển tình bạn mới với loại người khác.[5]
    • Có thể bạn bè, người giám sát, đồng nghiệp, giáo viên cũ, v.v của người đó cũng đã than phiền về họ.
    • Người sử dụng chất kích thích thường thích nói chuyện theo cách tự cho mình là trung tâm. Họ sẽ không phải thuộc dạng người vui vẻ để ở cạnh.
    • Họ có thể bắt đầu trở nên hoang tưởng, và phát triển lý thuyết về cách con người chống lại họ.
  2. Cân nhắc xem liệu người đó có trốn học hoặc trốn làm hay không. Người đang lạm dụng thuốc thường sẽ không hứng thú với công việc hoặc học tập. Họ sẽ nói dối về việc có mặt, giả vờ bị ốm để gọi điện xin nghỉ, hoặc chỉ đơn giản là không đến.[5]
    • Sự thiếu hứng thú này có thể khác với tính cách của người đó trước kia, hoặc cũng không quá khác biệt.
    • Bạn sẽ nhận thấy điểm số học tập hoặc hiệu suất làm việc của người đó bị giảm sút.
  3. Chú ý đến sự gia tăng trong mức độ kín đáo. Người lạm dụng thuốc sẽ trông khá hoang tưởng, hoặc thích ẩn dật. Họ sẽ cố gắng ngăn mọi người, đặc biệt là người nhà, vào phòng hoặc nhà của họ.[2]
    • Họ dồn hết tâm trí vào việc duy trì sự kín đáo cho hoạt động của mình trước mọi người, đặc biệt là người thân thiết với họ.
    • Họ có thể nói dối về hoạt động hằng ngày của mình.
    • Bạn sẽ nhận thấy người này tham gia vào hoạt động đáng ngờ mà bạn khó có thể giải thích.
  4. Chú ý đến sự gia tăng trong tình huống rắc rối. Người lạm dụng thuốc sẽ gặp nhiều rắc rối tại trường học, tại nhà, trong công việc, trong tình bạn hoặc tình yêu. Chúng bao gồm: tai nạn, đánh nhau, vấn đề pháp lý, tranh cãi, v.v.[2]
    • Dấn thân vào rắc rối có lẽ không giống với tính cách của người đó trước khi lạm dụng thuốc, hoặc không. Nếu đây là vấn đề mới mẻ, bạn nên cân nhắc khả năng rằng lạm dụng thuốc chính là nguyên nhân.
    • Đôi khi, gặp rắc rối là lý do chính đáng để người đó ngừng lạm dụng thuốc.
    • Nếu người đó tiếp tục sử dụng thuốc bất kể mọi tình huống rắc rối mà họ gặp phải, họ đã bị nghiện và cần được điều trị để có thể ngừng dùng thuốc.
  5. Theo dõi chi tiêu của người đó. Người lạm dụng thuốc kê toa thường gặp khó khăn về mặt tài chính để chi trả cho thuốc. Nhu cầu cần tiền bất thường hoặc không thể giải thích có thể là dấu hiệu của lạm dụng thuốc. Người đó sẽ trộm cắp, nói dối hoặc lừa gạt để có tiền, ngay cả khi bình thường họ được xem là người trung thực.[2]
    • Bạn sẽ nhận ra rằng bạn bị mất nữ trang, máy vi tính hoặc đồ vật khác có giá trị bán lại cao. Người đó có thể tham gia vào hoạt động trộm cắp để phục vụ cơn nghiện thuốc của bản thân.
    • Nếu người đó trông có vẻ tiêu quá nhiều tiền mà không có bằng chứng cụ thể cho quá trình này, có lẽ họ đã dùng tiền để mua thuốc.
  6. Lắng nghe lời yêu cầu được mua thêm thuốc thường xuyên. Bạn không thể mua thuốc kê toa bất kỳ khi nào bạn muốn, và người lạm dụng thuốc sẽ dùng hết thuốc trước thời hạn lấy thêm thuốc. Người đó sẽ có vô số lý do vì sao họ cần phải mua thêm thuốc sớm như vậy vào mỗi tháng: chúng bị đánh cắp, chúng rơi xuống bồn rửa hoặc bồn vệ sinh, để quên chúng trong khách sạn, vô tình ném chúng đi mất, v.v. Đây là dấu hiệu của việc lạm dụng thuốc kê toa.

Nhận biết dấu hiệu tâm lý của tình trạng lạm dụng thuốc[sửa]

  1. Cân nhắc sự thay đổi trong tính cách hoặc tâm trạng. Thay đổi đột ngột trong tính cách của con người có thể là kết quả của tình trạng lạm dụng thuốc kê toa. Người lạm dụng thuốc kê toa sẽ trở nên khép kín hoặc hiếu chiến và thích tranh cãi. Nếu đây là thay đổi đáng kể trong tính cách của người đó, bạn nên cân nhắc khả năng họ đang lạm dụng thuốc kê toa.[3]
    • Khi sử dụng chất kích thích, người đó sẽ nói nhiều hơn, nhưng sẽ khó để theo dõi câu chuyện của họ. Họ thường xuyên thay đổi chủ đề, không thể tập trung vào một chủ đề trong thời gian dài.
    • Bạn sẽ nhận thấy người đó có vẻ hoang tưởng, lo lắng quá mức về lời nói hoặc hành động của mọi người.
  2. Quan sát phản ứng về mặt cảm xúc. Người đó có thể trông có vẻ phòng thủ hoặc muốn tranh cãi, ngay cả khi đây không phải là yếu tố điển hình ở họ. Họ sẽ ít có khả năng đối phó với căng thẳng, dễ nổi nóng hoặc buồn bã.[2]
    • Khó chịu là tính cách phổ biến của người gặp vấn đề với thuốc kê toa.
    • Người đó sẽ trông thiếu chín chắn hơn trước kia, không chịu nhận lỗi trước bất kỳ tình huống nào hoặc giảm thiểu vai trò của mình trong đó.
  3. Chú ý đến sự thay đổi trong khả năng chú ý của người đó. Đưa ra quyết định tồi tệ, là kết quả của việc không có khả năng suy nghĩ kỹ về vấn đề hằng ngày, là tác dụng phụ phổ biến của lạm dụng thuốc. Người đó sẽ không thể suy nghĩ về yếu tố không liên quan đến thuốc.[2]
    • Họ sẽ trở nên khó chịu hoặc ngớ ngẩn hơn bình thường.[6]
    • Kém tập trung và gặp vấn đề với trí nhớ là dấu hiệu của lạm dụng thuốc.

Giúp người khác ngừng sử dụng thuốc[sửa]

  1. Nói cho họ biết. Nếu bạn nghĩ rằng một người nào đó mà bạn quen biết đang lạm dụng thuốc kê toa, bạn nên hỏi thẳng họ. Hãy cho họ biết bạn lo lắng cho họ, và đề nghị được giúp đỡ họ.[7]
    • Đừng tức giận hoặc đổ lỗi cho người đó vì đã sử dụng thuốc. Bạn nên nhớ rằng nghiện là một căn bệnh, không phải là lựa chọn có ý thức. Nếu người đó bị nghiện, họ cần phải được điều trị.
    • Phải rất can đảm để có thể thừa nhận rằng bạn gặp vấn đề. Bạn nên biết quá trình này sẽ khá khó khăn.
    • Đừng thuyết giáo người đó hoặc nói chuyện với họ khi bạn đang cảm thấy bị tổn thương về vấn đề trong việc sử dụng thuốc của họ. Bạn nên nhớ duy trì sự bình tĩnh, quan tâm, và biết giúp đỡ.
  2. Không nên hy vọng người đó sẽ chấm dứt tình trạng này mà không cần giúp đỡ. Có khá nhiều tùy chọn chữa trị. Cần phải tốn một khoảng thời gian để tìm được biện pháp điều trị phù hợp cho vấn đề với thuốc, nhưng nếu người đó kiên trì, họ có thể quay về với cuộc sống không cần thuốc của mình.[8]
    • Nghiện cũng tương tự như quản lý bất kỳ một loại bệnh mãn tính nào. Bạn nên biết rằng những biện pháp mà người đó đang thực hiện sẽ tiếp tục diễn ra xuyên suốt cuộc đời họ.
    • Nhắc người đó nhớ rằng quá trình điều trị là chủ đề kín đáo, và mọi người không cần phải biết về nó. Mọi tình trạng bệnh lý được đem ra thảo luận với bác sĩ, bao gồm điều trị chứng nghiện thuốc kê toa, được ràng buộc theo quy định của Luật Khám bệnh, Chữa bệnh của Việt Nam.
  3. Giúp người đó tiến hành biện pháp trị liệu hành vi. Ngoài việc tham gia vào nhóm 12 bước quen thuộc, có nhiều biện pháp trị liệu hành vi chuyên sâu hơn. Có khá nhiều phương pháp điều trị tình trạng phụ thuộc vào thuốc kê toa. Bạn nên khuyến khích người đó tiến hành biện pháp mà họ cảm thấy thoải mái nhất.[9]
    • Điều trị ngoại trú gồm có tùy chọn tư vấn dành riêng cho cá nhân hoặc theo nhóm. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), và liệu pháp gia đình đa chiều là hai tùy chọn. Ngoài ra còn có phương pháp tập trung vào việc khuyến khích và phần thưởng, như phỏng vấn tạo động lực và khuyến khích tạo động lực.
    • Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành chương trình ngoại trú chuyên sâu (IOP). Đây là chương trình mà trong đó, bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ ít nhất là ba ngày mỗi tuần trong vòng từ hai đến bốn giờ mỗi ngày, và có thể được lên lịch dựa trên trách nhiệm cá nhân khác.[10]
    • Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị tiến hành điều trị tại gia, đặc biệt đối với tình trạng nghiện nghiêm trọng hơn. Một vài biện pháp điều trị tại gia khá chuyên sâu, và bao gồm việc sống trong cơ sở điều trị khi đang phải trải qua quá trình điều trị hành vi vào ban ngày. Hầu hết thời gian lưu trú sẽ kéo dài từ 28 – 60 ngày, đôi khi lâu hơn.
    • Tùy chọn chữa trị tại gia khác gồm có trị liệu cộng đồng, trong đó, khoảng thời gian lưu trú sẽ kéo dài từ 6 – 12 tháng.
    • Quá trình hồi phục của mỗi người mỗi khác. Không có một phương pháp trị liệu hành vi nào là phù hợp cho tất cả mọi người.
  4. Chia sẻ thông tin về tùy chọn điều trị dược lý. Điều trị dược lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc mà người đó đang lạm dụng. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải đến gặp bác sĩ. Đây là những tùy chọn đem lại kết quả tốt nhất khi được kết hợp với điều trị hành vi.[11]
    • Đối với chứng nghiện thuốc giảm đau nhóm opioid, người đó sẽ được kê toa thuốc naltrexone, methadone, hoặc buprenorphine. Chúng là thuốc giúp giảm thiểu sự thèm khát opioid của cơ thể.
    • Tại Mỹ, tình trạng nghiện các loại thuốc khác, như thuốc kích thích (ví dụ, Adderall hoặc Concerta) hoặc thuốc ức chế (như barbiturat hoặc benzodiazepine), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vẫn chưa phê duyệt cho phương pháp điều trị dược lý. Cai nghiện các loại thuốc này sẽ khá khó khăn về mặt y tế, và cần đến sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp để giảm thiểu tối đa tổn hại thể chất.

Cảnh báo[sửa]

  • Lạm dụng thuốc sẽ gây co giật đối với người có tiền sử động kinh.
  • Suy nghĩ hoang tưởng, lan man có khả năng là dấu hiệu của lạm dụng thuốc, hoặc là dấu hiệu của bệnh tâm thần sớm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]