Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết tiền đô la Mỹ giả
Từ VLOS
Nếu bạn có một tờ tiền đô la Mỹ mà có cảm giác không chắc chắn là thật hay giả thì hãy đọc các bước sau đây để có thể xác thực nó là tiền thật hay giả. Tất nhiên, việc tàng trữ, sử dụng hay in tiền giả là bất hợp pháp và nếu một công tố viên của Tòa có thể chứng minh là bạn đang có ý định lừa đảo hoặc sử dụng tiền giả thì theo luật Liên bang của Mỹ, mức án mà bạn phải chịu có thể sẽ lên đến 20 năm tù. Vì thế, nếu bạn nhận được một tờ tiền giả thì hãy hoàn trả ngay nó tới các cơ quan chức năng để xử lý thay vì đưa nó vào lưu hành.
Mục lục
Các bước[sửa]
Kiểm tra bằng Tay[sửa]
-
Sờ
chất
liệu
giấy
của
tiền.
Nếu
là
tiền
giả,
bạn
sẽ
cảm
nhận
thấy
chất
liệu
giấy
của
nó
khác
so
với
những
tờ
tiền
thật
khi
bạn
sờ
thông
thường.
- Tiền thật được làm từ cotton và sợi bông vải lanh. Và vì thế, chất liệu tờ tiền thật sẽ khác rất rõ so với tờ giấy thông thường làm từ gỗ. Tiền thật được làm từ chất liệu bền hơn và vẫn giữ được độ sắc nét sau một thời gian sử dụng trong khi đó giấy thông thường trở nên mềm hơn và dễ rách khi cũ đi.
- Giấy dùng để in tiền không được bán ra ngoài theo kiểu thương mại đại trà. Các thành phần hóa học của giấy và mực in cũng được giữ bí mật. Và cho dù là bạn không có kinh nghiệm nhận biết tiền giả thì bạn cũng có thể tự thấy được điểm khác biệt về chất liệu giấy in tiền đặc biệt rõ ràng này.
- Tiền đô la Mỹ thật được in mực nổi hơn bề mặt một chút trong quá trình in chìm. Và bạn nên sờ để cảm nhận loại mực này, đặc biệt nếu đó là một đồng đô la mới, bạn sẽ cảm nhận được rõ nhất điều đó.
- Di chuyển móng tay bạn chạm vào áo hình chân dung của tờ tiền, bạn sẽ cảm nhận được những đường gợn đặc biệt đó. Tiền giả không thể sao chép được điểm đặc biệt này.
-
Hãy
chú
ý
đến
độ
mỏng
của
tờ
tiền.
Tiền
thật
thường
mỏng
hơn
tiền
giả.
- Quá trình in tiền thường có bước cho áp lực hàng ngàn ký lên tờ tiền khi in. Vì thế, tiền thật thường mỏng hơn giấy thường. [1]
- Cách duy nhất dễ dàng mà hầu hết các kẻ làm tiền giả có thể in tiền giả hiện nay là dùng giấy giẻ mỏng, loại có thể dễ dàng mua ở hầu hết các cửa hàng văn phòng phẩm. Nhưng dù sản xuất tinh vi đến mức nào thì nó cũng vẫn dày hơn so với tiền thật.
-
So
sánh
tờ
tiền
đó
với
tờ
tiền
khác
cùng
mệnh
giá
tiền
và
số
seri.
Các
tiền
mệnh
giá
khác
trông
cũng
sẽ
khác,
nên
hãy
so
sánh
nó
với
một
tờ
tiền
cùng
mệnh
giá
khác.
- Nếu bạn vẫn nghi ngờ về chất lượng của tờ tiền, thì hãy cầm nó lên và đối chiếu với tờ tiền thật khác của bạn, bạn cũng sẽ cảm nhận được đôi chút khác biệt.
- Tất cả các mệnh giá tiền, trừ đồng 1 và 2 đô la, đã được thiết kế lại ít nhất là một lần kể từ năm 1980, vì vậy tốt nhất là so sánh tờ tiền bạn nghi ngờ với một tờ tiền có cùng số seri hoặc ngày.
- Tóm lại, hình dáng của các tờ tiền hiện nay đã thay đổi khá nhiều qua nhiều năm, tuy nhiên những cảm nhận khác biệt về tờ tiền đều gần như nguyên vẹn. Cảm giác sờ một tờ đô la được làm từ 50 năm trước so với những tờ được sản xuất những năm gần đây gần như không có gì khác biệt cho lắm.
Kiểm tra bằng Mắt thường[sửa]
-
Kiểm
tra
chất
lượng
in.
Tiền
giả
thường
có
xu
hướng
là
chỉ
có
độ
phẳng
tương
đối
và
thiếu
chi
tiết.
Điều
này
là
do
khi
làm
tiền
thật,
phương
pháp
in
được
giữ
kín
và
vì
thế
sẽ
cực
kỳ
khó
để
bắt
chước.
Do
đó
tiền
giả
thường
buộc
phải
sản
xuất
theo
kiểu
thích
ứng.
- Tiền đô la Mỹ thật được in bằng phương pháp in offset và in kỹ thuật số (phương pháp in thông thường được bọn làm tiền giả hiện nay sử dụng) mà không nơi nào có thể áp dụng đại trà. Hãy chú ý đến những vùng bị mờ, đặc biệt là những chi tiết sắc nét như rìa của tờ tiền.
- Hãy tìm các sợi màu trên tờ tiền. Tất cả các tờ tiền đô la Mỹ thật đều có những sợi màu rất mảnh nhỏ trên đó. Tiền giả thường cố bắt chước bằng cách in thêm cái này và thậm chí là vẽ những sợi màu đó lên tờ tiền. Chính vì vậy, sợi màu xanh và đỏ sẽ được in ngay trên tờ tiền giả thay vì chỉ là một phần nhỏ của tờ tiền thật.
-
Hãy
nhìn
vào
những
đường
viền.
Theo
các
quan
chức
của
Sở
Mật
vụ,
những
đường
viền
ngoài
rìa
của
tiền
thật
thường
"rõ
ràng
và
không
đứt
khúc".[2]
- Trên phần dấu của Cục Dự trữ Liên bang, các điểm răng cưa ở phần viền thường rất sắc nét và rõ ràng ngay trên tờ tiền thật. Phần dấu của tờ tiền giả thường có các điểm răng cưa không đều, gãy hoặc lộn xộn.
- Hãy chú ý đến những vết mực lem dù là nhỏ nhất. Do sự khác biệt trong phương pháp in giữa tiền thật và tiền giả, vì thế những vết mực lem thường xuất hiện trên những tờ tiền giả.
-
Quan
sát
hình
chân
dung
trên
tờ
tiền.
Hãy
nhìn
vào
ảnh
những
vị
lãnh
tụ
trên
tờ
tiền.
Sẽ
có
những
sự
khác
nhau
nhất
định
tiết
lộ
cho
bạn
biết
tờ
tiền
đó
là
giả.
- Hình chân dung trên tờ tiền giả thường bị mờ, nhem hoặc trông hơi kỳ quặc, trong khi ở tờ tiền thật, hình chân dung lãnh tụ sẽ rất sắc nét và đẹp, các nét hài hòa.
- Trên những tờ tiền thật, hình chân dung có xu hướng nổi bật hơn so với phông nền của tờ tiền. Còn trên những tờ tiền giả, màu của các bức hình chân dung thường bị pha trộn quá đà.
- Hãy sử dụng kính lúp để quan sát cận các mép của những bức hình chân dung. Cụm từ "Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ" lặp lại dọc rìa mép của hình chân dung. Và nó trông giống như một đường kẻ đậm nếu quan sát bằng mắt thường. Đặc điểm này đặc biệt rất khó để sao chép với những loại máy in và photocopy thông thường do hạn chế về quy mô và sự tỉ mỉ, chi tiết. .[3]
-
Kiểm
tra
số
seri.
Thông
thường
sẽ
có
2
dãy
số
seri
trên
mặt
của
tờ
tiền
nằm
ở
mỗi
bên
của
hình
chân
dung.
Vì
thế
hãy
quan
sát
kỹ
tờ
tiền
và
chắc
chắn
rằng
các
số
seri
này
là
khớp
nhau
.
- Quan sát màu của dãy số seri trên mặt của tờ tiền và so sánh nó với màu của dấu Bộ Ngân khố Liên bang. Nếu nó không khớp nhau, tờ tiền bạn nghi có thể là tiền giả.
- Tiền giả thường có dãy số seri phân tán không đều và không thẳng hàng.
- Nếu bạn nhận được một sấp tiền nghi ngờ là tiền giả, hãy nhìn xem số seri có giống nhau hay không. Những kẻ làm tiền giả thường bỏ qua bước thay đổi số seri trên những tờ tiền giả. Do vậy, nếu số seri tất cả đều giống nhau, chắc chắn chúng là tiền giả! [2]
Kiểm tra những Điểm Bảo an[sửa]
-
Soi
tờ
tiền
dưới
ánh
đèn.
Ngoài
tờ
tiền
mệnh
giá
1
và
2
đô
la,
tất
cả
các
tờ
tiền
đô
la
Mỹ
còn
lại
đều
có
dải
an
toàn
(dải
nhựa)
chạy
từ
đầu
đến
cuối
dọc
tờ
tiền
.
- Dải an toàn này được in chìm dưới tờ tiền và chạy thẳng dọc từ phần trống đến phần trái của dấu Cục Dự trữ Liên bang. Với tiền thật, bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy dải này dưới ánh đèn. [3]
- Ngay dưới mệnh giá của tờ tiền đô la Mỹ có dòng chữ "USA", được ghi rõ bằng chữ cho các tờ 10 và 20 đô la trừ các tờ mệnh giá 5, 50 và 100 đô la đều ghi số. Những dải này được đặt ở những vị trí khác nhau tùy mệnh giá nhằm tránh những tờ tiền mệnh giá thấp được tẩy và in giả thành những tờ mệnh giá cao.
- Tiền thật sẽ đọc được những dòng chữ khắc từ cả mặt trước và sau của tờ tiền. Nếu không nhìn thấy điều này dưới ánh đèn, rất có thể tờ bạn đang cầm là giả.
-
Dung
đèn
cực
tím
nhẹ
để
quan
sát
dải
bảo
an.
Dải
bảo
an
trên
những
tờ
tiền
mệnh
giá
cao
thường
có
màu
đặc
biệt
này.
- Tờ tiền 5 đô la sẽ có màu xanh sáng, còn tờ tiền 10 đô la sẽ có màu cam sáng, tờ 20 đô la có màu xanh lá sáng, tờ 50 đô la có màu vàng sáng, tờ 100 đô la màu hồng sáng.
- Nếu tờ tiền bạn nghi ngờ chỉ có màu trắng dưới ánh sáng tối, nhiều khả năng đó là tờ tiền giả.
-
Kiểm
tra
dấu
in
chìm
trên
tờ
tiền.
Soi
dưới
ánh
đèn
tự
nhiên
nếu
thấy
tờ
tiền
xuất
hiện
một
hình
ảnh
chân
dung
của
một
vị
lãnh
tụ
trên
tờ
tiền
thì
đó
mới
là
tiền
thật!
- Soi tờ tiền dưới ánh đèn để kiểm tra dấu in chìm này. Dấu in chìm của ảnh chân dung sẽ hiện trên các tờ tiền mệnh giá 10, 20, 50 và 100 đô la có số seri từ 1996 trở về trước, và trên tờ tiền 5 đô la có số seri từ năm 1999 và trước đó.
- Dấu in chìm được in chìm trên tờ tiền bên phải của ảnh chân dung và sẽ dễ dàng nhìn thấy từ cả 2 phía của tờ tiền.
-
Nghiên
tờ
tiền
để
kiểm
tra
sự
chuyển
màu
của
mực.
Mực
sẽ
có
hiện
tượng
chuyển
màu
khi
bạn
nghiêng
tờ
tiền
sang
phía
khác.
- Các tờ tiền có mực chuyển màu gồm 100, 50 và 20 đô la có số seri của năm 1996 trở về trước, trên tờ tiền 10 đô la có số seri của năm 1999 trở về trước.
- Tờ tiền 5 đô la và những tờ có mệnh giá thấp hơn chưa có đặc điểm này. Màu mực nguyên bản thường xuất hiện là từ xanh sang đen, nhưng có thể là từ màu đồng chuyển sang xanh trên những tờ tiền được thiết kế lại những năm gần đây.
-
Kiểm
tra
nét
in
siêu
nhỏ
trên
những
từ
và
số.
Chúng
có
thể
sẽ
khó
quan
sát
thấy
bằng
mắt
thường
và
không
thể
đọc
nếu
không
có
kính
lúp.
- Bắt đầu từ năm 1990, những nét in nhỏ được áp dụng ở những điểm nhất định trên tờ 5 đô la (thường được thay đổi định kỳ từ 1990) và các tờ tiền có mệnh giá cao hơn.
- Đừng lo về những điểm đặc biệt đó. Do công nghệ in siêu nhỏ rất khó sao chép nên tiền giả thường không thể có đặc điểm này được.
- Tiền giả nếu có công nghệ in siêu nhỏ thường có xu hướng bị mờ chữ và số. Còn trên tiền thật, công nghệ in siêu nhỏ thường rất rõ ràng và sắc nét.
Xử lý Tiền giả Đúng cách[sửa]
-
Đừng
bao
giờ
bắt
tay
để
sản
xuất
tiền
giả.
Vì
việc
tàng
trữ,
sử
dụng
hay
sản
xuất
tiền
giả
là
bất
hợp
pháp
và
nếu
một
công
tố
viên
của
Tòa
có
thể
chứng
minh
là
bạn
đang
có
ý
định
lừa
đảo,
hoặc
sử
dụng
tiền
giả
thì
theo
luật
Liên
bang
của
Mỹ
mức
án
mà
bạn
phải
chịu
lên
đến
20
năm
tù.
- Nếu tiền giả đến tay bạn, đừng lưu thông tiền giả giao dịch tới tay người khác mà thay vào đó hay làm theo những hướng dẫn sau. Kiểm tra tờ tiền mà bạn thấy nghi ngờ. Hãy nhớ xem ai đã đưa bạn tờ tiền đó .[4][3]
- Nếu bạn nhận được một tờ tiền giả, hãy gửi nó đến Cơ quan Mật vụ/Điều tra. Không báo cáo hoặc cố tình lưu hành tiền giả sẽ càng làm bạn mắc sai lầm nếu có người báo cáo bạn là người lưu hành tiền giả.
-
Hãy
cố
gắng
nhớ
người
nào
đã
đưa
tờ
tiền
đó
cho
bạn.
Nếu
có
thể,
hãy
trì
hoãn
càng
lâu
càng
tốt
việc
nhận
tiền
từ
bất
kỳ
người
nào
và
hình
dung
về
diện
mạo
người
đó
nếu
có
thể.
Hãy
lưu
ý
bất
kỳ
người
nào
đi
cùng
hoặc
có
liên
quan
đến
người
đó.
Ghi
số
bằng
lái
xe
của
họ
nếu
có
thể.
.[4][3]
- Cũng cần lưu ý người đưa tờ tiền giả cho bạn có thể không phải là người sản xuất ra số tiền giả đó. Họ cũng có thể là nạn nhân của việc lưu hành tiền giả.
- Thường là không có một sự liên hệ nào giữa người đưa tiền và những tờ tiền, nên mọi người thường tự kiểm tra những tờ tiền mà họ nhận. Ví dụ, khá nhiều nhân viên thu ngân ở các cửa hàng thường kiểm tra các tờ tiền mệnh giá lớn trước khi nhận từ bất kỳ khách hàng nào. Bằng cách này, thu ngân có thể liên hệ những tờ tiền nghi ngờ giả này với người đưa chúng.
- Liên hệ ngay với cơ quan chức năng. Tìm địa chỉ của văn phòng Công an nơi gần nhất. Văn phòng sở mật vụ Mỹ. Số điện thoại liên hệ thường dễ dàng tìm thấy ngay trên trang đầu tiên danh bạ điện thoại của địa phương bạn hoặc dễ dàng tìm thấy trên mạng .[4][3]
- Tránh cầm tiền giả. Cẩn thận bảo quản nó bằng phong bì thư hoặc túi nhỏ. Điều này sẽ dễ dàng giúp cơ quan chức năng có thể thu thập thêm nhiều thông tin liên quan đến tiền giả: các dấu vân tay, hợp chất hay hóa chất được dùng để in, cách in ấn, v.v…Đó cũng là bài học mà bạn sẽ nhớ về cách phát hiện tiền giả và giúp người khác tránh mắc sai lầm giống mình. [4][3]
- Ghi hết tất cả các thông tin mà bạn biết. Ghi các ký hiệu và ngày mà bạn nhận tờ tiền đó lên rìa tờ tiền bạn nghi ngờ hoặc lên bì thư bạn dùng để đựng tờ tiền đó. Thông tin ngày tháng sẽ giúp bạn nhớ ngày tiền giả đó đến tay bạn hay những ký hiệu ai phát hiện ra nó là giả. [4][3]
-
Điền
thông
tin
trên
tờ
khai
báo
tiền
giả
của
Cơ
quan
Mật
vụ/Điều
tra.
Khi
bạn
nhận
được
tờ
tiền
giả,
bạn
phải
điền
thông
tin
vào
tờ
khai
này.
Mẫu
thông
tin
để
kê
khai
này
có
thể
được
tìm
thấy
trên
mạng
tại
địa
chỉ
http://www.secretservice.gov/forms/ssf1604.pdf.[4][3]
- Khi tờ tiền giả được nộp cùng với tờ khai này, nó sẽ được xem là tiền giả trừ khi có những chứng cứ khác.
- Điền 1 tờ khai cho mỗi tờ tiền nghi là giả.
- Tời khai này được dùng để chuyển cho ngân hàng người phát hiện ra tiền giả, cũng như cá nhân lưu hành nó. Nếu bạn nhận được tờ tiền giả chính tại ngân hàng mà bạn là một nhân viên của ngân hàng thì hãy báo cáo ngay việc này cho cấp quản lý của bạn và điền vào tờ khai này.
-
Chuyển
tờ
tiền
giả
đó
cho
Cơ
quan
Mật
vụ/Điều
tra
hoặc
ngừoi
có
thẩm
quyền
để
kiểm
chứng.
Khi
được
hỏi,
trình
bày
mọi
thông
tin
bạn
biết
có
liên
quan
đến
tờ
tiền
giả
này,
những
người
liên
quan
đến
tờ
tiền
hoặc
bất
kỳ
thông
tin
nào
bạn
nhớ
khi
tiếp
nhận
tờ
tiền
giả.
[4][3]
- Bạn sẽ không được hoàn trả tiền cho việc chuyển tiền giả này. Điều này sẽ giúp tránh được việc cá nhân nhận tiền miễn phí nếu chính họ sản xuất tiền giả rồi giả vờ mang đến báo cáo để nhận tiền.
Lời khuyên[sửa]
- "Chỉnh sửa mệnh giá tiền". Tiền mệnh giá thấp xu hướng bây giờ sẽ bị tẩy mực in cũ đi và in lại bằng mệnh giá cao hơn. Những tờ tiền kiểu này thường dễ dàng phát hiện ra bằng cách nhìn vị trí (hoặc chỗ khuyết) của dải bảo an hoặc dấu in chìm khi soi dưới ánh đèn điện. Nếu bạn vẫn không chắc chắn thì hãy so sánh tờ này với tờ tiền khác cùng mệnh giá.
- Cơ quan Mật vụ và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ không khuyến cáo người dân nên dựa vào bút phát hiện tiền giả mà bạn thường thấy các cô thư ký hoặc nhân viên thu ngân tại cửa hàng sử dụng. Những loại bút này chỉ hiệu quả khi tờ tiền đó được in trên loại giấy in tiền khác (là một phản ứng với tinh bột giấy). Như vậy, bút cũng sẽ phát hiện hay phân biệt được một số tiền giả, nhưng nó không thể phát hiện được những chi tiết làm giả tinh vi hơn và khả năng sẽ đưa ra nhận định sai lệnh về tiền thật đã bị rửa.
- Tiền thật có hình chân dung rất sống động và nổi bật trên tờ tiền. Còn hình chân dung trên tiền giả thường không sinh động và không nổi bật lên. Những chi tiết ăn khớp vào nền của tờ tiền giả thường bị làm quá tối hoặc có lốm đốm.
- Như các bước trên đã giải thích, tờ tiền 1 đô la và 2 đô la thường có ít đặc tính bảo vệ hơn những tờ mệnh giá khác. Điều này ít khi trở thành vấn đề vì bọn sản xuất tiền giả hiếm khi cố gắng sản xuất những tờ tiền mệnh giá thấp như thế này.
- Có một quan niệm hết sức sai lầm rằng nếu mực in tiền bị nhòe khi bạn chà tờ tiền lên bề mặt gì đó thì nó không phải tiền thật. Điều này không hẳn đúng vì mực in không bị nhòe không có nghĩa đó là tờ tiền thật.
- Mực in dùng để in tiền đô la Mỹ là loại mực từ tính, nhưng đây cũng không phải là một phương pháp nhận biết tiền giả. Độ bền của nó cực kỳ thấp và chỉ hữu ích khi bạn rút tiền tại các quầy rút tiền tự động. Nếu bạn có một cục nam châm nhỏ như nam châm neodymium chẳng hạn thì nó có thể hút một tờ tiền thật. Cho dù bạn không thể hút nó lên khỏi mặt bàn nhưng bạn có thể chắc chắn đây đúng là tiền thật.
- Các đường viền thanh mảnh bao quanh tờ tiền thật thường rất rõ ràng và không đứt gãy. Còn trên tờ tiền giả thì các đường viền ngoài rìa thường bị mờ và không rõ ràng.
- Hãy tìm sự khác biệt, đừng tìm sự tương đồng. Trên tờ tiền giả, nếu mọi chi tiết đều ổn và giống y như thật, bạn hãy tìm xem nếu có ít nhất một điểm khác biệt mà bạn phát hiện ra thì đó có thể là tiền giả.
- Vào năm 2008, tờ tiền 5 đô la được thiết kế lại với hình chân dung được in chìm thay bằng số "5" và dải bảo an được di chuyển từ bên trái hình chân dung sang bên phải.
- Trên tờ tiền mệnh giá 100 đô la mới, bạn sẽ nhìn thấy cụm từ "Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ" được in siêu nhỏ trên áo khoác của chân dung Benjamin Franklin. Chi tiết này rất khó để làm trừ khi nó được thực hiện bởi Sở đúc tiền Mỹ.
- Bắt đầu với các số seri năm 2004, tờ tiền mệnh giá 10 , 20 và 50 đô la đã được thiết kế lại với nhiều thay đổi về tổng thể, và rõ ràng nhất là thêm nhiều màu hơn (xem hình ảnh của tờ tiền 50 đô la ở trên để thấy). Đặc điểm bảo an quan trọng nhất là việc có thêm chòm sao EURion, một sự sắp xếp rất khác biệt về các biểu tượng (và trong trường hợp này là những con số). Chính điều này làm khó bất cứ kẻ nào muốn in tiền giả bằng máy photocopy màu.
- Mực in sẽ bị trôi và giấy sẽ bở dần khi bạn để nước thấm vào tờ tiền giả và dùng ngón tay chà tờ tiền bị thấm nước. Tờ tiền giả này sẽ không thể chuyển đi đâu được nữa!Còn đối với tờ tiền thật thì sẽ không hề hấn gì với nước.
- Công nghệ in chìm có sử dụng tấm kim loại. Khi in, mực in sẽ bị đọng lại các vùng trũng và bề mặt trơn tru được làm sạch sẽ. Tấm kim loại đó, khi tiếp xúc với giấy ẩm sẽ được chuyển qua một ống cuộn dưới áp lực. Giấy này được lăn vào chỗ trũng để nhận mực. Chính vì vậy việc in chìm thương mại với quy mô lớn hầu như chỉ sử dụng riêng cho việc in tiền giấy. [5]
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về tình huống của bạn, hãy liên hệ với luật sư để rõ hơn.
- Tàng trữ, sản xuất, sử dụng hoặc cố gắng sử dụng tiền giả là bất hợp pháp theo Luật Liên bang. Nếu một công tố viên của Tòa có thể chứng minh là bạn đang có ý định lừa đảo, hoặc sử dụng tiền giả thì bạn có thể đối mặt với mức án phạt lên đến 20 năm tù. Hãy liên hệ với luật sư về các bằng chứng hoặc chứng cứ gián tiếp chỉ ra bạn có thể có hành vi gian lận.[6]
- Các bang khác nhau cũng có luật chống tiền giả. Nếu bạn cố ý lưu hành tiền giả, bạn có thể sẽ bị buộc tội giả mạo, gian lận hoặc các rắc rối pháp lý khác. .[6]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://money.howstuffworks.com/counterfeit3.htm
- ↑ 2,0 2,1 http://247wallst.com/special-report/2013/04/30/eight-ways-to-spot-counterfeit-money/2/
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 http://www.secretservice.gov/money_design_features1990.shtml
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 http://www.treasury.gov/about/organizational-structure/offices/Treasurer-US/Pages/if-you-suspect.aspx
- ↑ http://char.txa.cornell.edu/media/print/print.htm
- ↑ 6,0 6,1 http://www.criminaldefenselawyer.com/resources/can-i-be-charged-with-using-counterfeit-money-if-i-di
- MoneyFactory.gov Địa chỉ Chính phủ Mỹ giới thiệu ấn bản tiền đô la Mỹ mới 2004
- SecretService.gov Lời khuyên của Sở Mật vụ Mỹ trong việc nhận biết tiền giả
- SecretService.gov "Cách kiểm chứng tiền của bạn" - Sở Mật vụ Mỹ
- USTreas.gov "Nếu bạn nghi ngờ tiền giả" - Bộ Ngân khố Mỹ.