Tính chi phí biến đổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh thường được chia làm hai loại, đó là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi là chi phí biến động theo khối lượng sản xuất, trong khi chi phí cố định vẫn giữ nguyên. Nắm được cách phân loại chi phí chính là bước đầu tiên để bạn có thể quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, biết cách tính toán chi phí biến đổi sẽ giúp bạn giảm chi phí phát sinh cho mỗi đơn vị sản xuất, giúp doanh nghiệp thu lợi nhiều hơn.

Các bước[sửa]

Tính toán chi phí biến đổi[sửa]

  1. Phân loại chi phí dưới dạng chi phí cố định hoặc chi phí biến đổi. Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi ngay cả khi sản lượng thay đổi. Tiền thuê và tiền lương hành chính là hai ví dụ về chi phí cố định. Cho dù bạn sản xuất 1 đơn vị hoặc 10.000 đơn vị thì chi phí này mỗi tháng đều bằng nhau. Ngược lại, chi phí biến đổi sẽ biến đổi theo khối lượng sản xuất. Ví dụ, chi phí cho nguyên vật liệu, đóng gói, vận chuyển và tiền lương của công nhân là loại chi phí biến đổi. Đơn vị sản xuất càng nhiều, chi phí này càng cao.[1]
    • Sau khi hiểu được điểm khác biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, hãy bắt đầu phân loại chi phí của mỗi doanh nghiệp. Nhiều chi phí, chẳng hạn như trong ví dụ đã đề cập ở trên, khá dễ để phân loại. Nhưng cũng có rất nhiều chi phí có thể khá mơ hồ.
    • Một số chi phí có thể khó phân loại, không theo mô hình cố định hoặc biến đổi rõ ràng nào. Ví dụ, một nhân viên có thể được trả mức lương cố định cùng với khoản hoa hồng thay đổi theo khối lượng bán hàng. Các chi phí này được chia thành yếu tố cố định và biến đổi riêng biệt. Trong trường hợp này, chỉ có hoa hồng của nhân viên sẽ được coi như là chi phí biến đổi.[2]
  2. Cộng tất cả chi phí biến đổi trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi phân loại tất cả chi phí biến đổi, bạn hãy cộng tổng số các chi phí trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, xem xét một hoạt động sản xuất đơn giản chỉ có 3 chi phí biến đổi: nguyên liệu, đóng gói và vận chuyển, và tiền lương của công nhân. Tổng cộng 3 chi phí này là tổng chi phí biến đổi của bạn.[3]
    • Tưởng tượng chi phí phát sinh trong năm gần nhất gồm: 35.000 USD - nguyên liệu, 20.000 USD - bao bì và vận chuyển, và 100.000 USD - tiền lương nhân viên.
    • Tổng chi phí biến đổi trong năm đó là 35.000+20.000+100.000 , tức là \$155.000 . Chi phí này liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất trong năm đó.
  3. Lấy tổng chi phí biến đổi chia cho khối lượng sản xuất. Lấy tổng chi phí biến đổi trong khoảng thời gian nhất định chia cho khối lượng sản xuất trong thời kỳ đó để tính chi phí biến đổi đơn vị. Cụ thể, chi phí biến đổi đơn vị có thể được tính như sau v={\frac  {V}{Q}} , trong đó v là chi phí biến đổi đơn vị, V là tổng chi phí biến đổi, và Q là số lượng được sản xuất. Ví dụ: nếu doanh nghiệp trên sản xuất 500.000 đơn vị sản phẩm trong năm đó, chi phí biến đổi đơn vị là {\frac  {\$155.000}{500.000}} hoặc \$0,31 .
    • Chi phí biến đổi đơn vị chỉ đơn giản là chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản xuất. Đó là chi phí phát sinh khi sản xuất thêm một đơn vị bổ sung. Ví dụ, nếu doanh nghiệp trên sản xuất thêm 100 đơn vị, họ sẽ phải chịu chi phí sản xuất bổ sung là 31 USD.[4]

Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu[sửa]

  1. Tìm hiểu chi phí hỗn hợp. Đôi khi không thể dễ dàng để phân loại một số loại chi phí là chi phí biến đổi hoặc cố định. Chi phí này có thể biến đổi theo sản xuất, nhưng cũng rất cần thiết ngay cả khi không có sản xuất hoặc doanh thu. Chi phí này được gọi là chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp vẫn có thể được chia thành các thành phần cố định và biến đổi để tính toán chính xác các loại chi phí.
    • Ví dụ về chi phí hỗn hợp như chi phí tiền lương cho một nhân viên có mức lương cộng với hoa hồng. Tiền lương được thanh toán ngay cả khi không có doanh thu, nhưng tiền hoa hồng phụ thuộc vào khối lượng bán hàng. Trong ví dụ này, hoa hồng là chi phí biến đổi và tiền lương là chi phí cố định.[5]
    • Chi phí hỗn hợp cũng có thể áp dụng đối với người được tính lương theo giờ nếu họ được đảm bảo số giờ cố định cho mỗi kỳ lương. Số giờ thường xuyên sẽ là chi phí cố định, và bất kỳ giờ làm thêm nào thì lại là chi phí biến đổi.
    • Ngoài ra, chi phí phúc lợi lao động có thể được công nhận là chi phí hỗn hợp.
    • Ví dụ khác phức tạp hơn về chi phí hỗn hợp là chi phí tiện ích. Cho dù bạn có sản xuất hay không, bạn vẫn phải trả tiền điện, nước, và khí đốt. Tuy nhiên, mức sử dụng điện, nước,khí đốt có thể tăng lên khi sản xuất tăng. Để phân chia chi phí này thành loại chi phí cố định và chi phí biến đổi cần phải có phương pháp phức tạp hơn.
  2. Tính hoạt động và chi phí. Để chia chi phí hỗn hợp thành các thành phần cố định và biến đổi, bạn có thể sử dụng phương pháp "cực đại – cực tiểu". Phương pháp này bắt đầu với chi phí hỗn hợp từ tháng sản xuất cao nhất và tháng sản xuất thấp nhất và dựa vào mức độ chênh lệch để tính tỷ lệ chi phí biến đổi. Đầu tiên, hãy xác định tháng nào có mức sản xuất cao nhất và tháng nào có mức thấp nhất. Ghi lại hoạt động theo cách có thể đo lường được (giống như máy chấm giờ) và chi phí hỗn hợp bạn muốn đánh giá cho mỗi tháng.[6]
    • Ví dụ: tưởng tượng công ty của bạn dùng máy cắt nước để cắt kim loại, đây là một phần trong quy trình sản xuất. Để thực hiện phải có nước, và nước chính là chi phí biến đổi, chi phí này sẽ tăng theo với khối lượng sản xuất. Tuy nhiên, chi phí nước ở công ty của bạn cũng phát sinh từ việc vận hành cơ sở sản xuất (như để uống, vệ sinh, vv). Như vậy, chi phí nước là chi phí hỗn hợp.
    • Cũng trong ví dụ này, tháng có hóa đơn nước cao nhất là 9.000 USD với 60.000 giờ công sản xuất. Và tháng có hóa đơn nước thấp nhất là 8.000 USD và 50.000 giờ công sản xuất.
  3. Tính tỷ lệ chi phí biến đổi. Tìm mức chênh lệch giữa cả hai số liệu (chi phí và sản xuất) bằng cách tìm ra mức chi phí biến đổi. Tỷ lệ chi phí biến đổi có thể được tính theo công thức VCR={\frac  {C-c}{P-p}} , trong đó C và c lần lượt là chi phí của tháng cao nhất và thấp nhất, và P và p chỉ mức độ sản xuất của các tháng đó.
    • Theo ví dụ trên, VCR={\frac  {\$9.000-\$8.000}{60.000-50.000}} . Tức VCR={\frac  {\$1.000}{10.000}} , được 0,10 USD. Điều này có nghĩa là chi phí sản xuất của mỗi giờ làm thêm là 0,10 USD.[6]
  4. Xác định chi phí biến đổi. Bây giờ bạn có thể dùng tỷ lệ chi phí biến đổi để xác định khoản nào trong chi phí hỗn hợp là chi phí biến đổi. Lấy tỷ lệ chi phí biến đổi nhân với số lượng sản xuất để được chi phí biến đổi. Theo ví dụ trên, ta lấy \$0,10\times 50.000 , tức \$5.000 , cho tháng thấp nhất và \$0,10\times 60.000 , tức \$6.000 , cho tháng cao nhất. Đây là các chi phí biến đổi cho mỗi tháng. Bạn có thể lấy tổng chi phí hàng tháng trừ đi khoản này để tính chi phí cố định, được 3.000 USD trong cả hai trường hợp.[6]

Dùng thông tin chi phí biến đổi[sửa]

  1. Tính xu hướng dịch chuyển của chi phí biến đổi. Trong hầu hết trường hợp, sản xuất tăng lên thì mức lợi của mỗi đơn vị sẽ cao hơn, do chi phí cố định được chia đều cho mỗi đơn vị sản xuất. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp sản xuất 500.000 đơn vị mỗi năm và mất 50.000 USD để thuê nhà, như vậy chi phí thuê được chia đều cho mỗi đơn vị là 0,10 USD. Nếu sản xuất tăng gấp đôi, tiền thuê nhà mà mỗi đơn vị phải chịu là 0,05 USD, do chi phí cố định ở mỗi đơn vị giảm xuống nên lợi nhuận mỗi đơn vị mang lại sẽ tăng lên. Vì vậy, khi doanh thu tăng thì chi phí bán hàng cũng sẽ tăng lên, nhưng với tốc độ chậm hơn (vì chi phí biến đổi lý tưởng cho mỗi đơn vị luôn ở mức ổn định và chi phí cố định trên mỗi đơn vị giảm xuống).
    • Để xác định xem chi phí biến đổi có ổn định hay không, lấy tổng chi phí biến đổi chia cho doanh thu. Qua kết quả này bạn có thể biết được bao chi phí biến đổi chiếm bao nhiêu phần. Sau đó bạn có thể so sánh con số này với dữ liệu chi phí biến đổi trước đó để biết chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị tăng hay giảm.[3]
    • Ví dụ: nếu tổng chi phí biến đổi là 70.000 USD/năm và 80.000 USD trong năm tiếp theo trong khi doanh thu lần lượt là 1.000.000 USD và 1.150.000 USD, qua số liệu trên bạn có thể thấy rằng chi phí biến đổi vẫn duy trì khá ổn định trong hai năm đó tại \$70.000\div \$1.000,000 , tức 7  % doanh thu trong năm trước, và \$80.000\div \$1.150.000 , hoặc 6,96  % của doanh thu trong năm sau đó).
  2. Dùng tỷ lệ chi phí biến đổi để đánh giá rủi ro. Bằng cách so sánh phần trăm của chi phí biến đổi với chi phí cố định cho một đơn vị, bạn có thể xác định tỷ lệ của từng loại chi phí. Bạn lấy chi phí biến đổi của một đơn vị chia cho tổng chi phí trên mỗi đơn vị, theo công thức {\frac  {v}{v+f}} trong đó v và f lần lượt là chi phí biến đổi và cố định trên mỗi đơn vị. Ví dụ: nếu chi phí cố định trên mỗi đơn vị là 0,10 USD đô la và chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị là 0,40 USD (tổng chi phí cho mỗi đơn vị là 0,50 USD), thì chi phí biến đổi chiếm 80% chi phí cho mỗi đơn vị (\$0,40/\$0,50=0,8). Là một nhà đầu tư bên ngoài, bạn có thể sử dụng thông tin này để dự đoán rủi ro lợi nhuận tiềm năng.
    • Nếu một công ty có chi phí trong sản xuất chủ yếu là chi phí biến đổi, thì công ty này có thể có chi phí trên mỗi đơn vị ổn định hơn. Do đó dòng lợi nhuận cũng ổn định hơn, chúng ta đang giả định doanh số bán hàng ổn định.
      • Điều này đúng với các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Costco. Chi phí cố định của họ tương đối thấp so với chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí liên quan đến doanh thu mỗi đơn vị.[7]
    • Tuy nhiên, một công ty với tỷ lệ chi phí cố định cao hơn có thể sẽ dễ tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô (sản xuất lớn hơn giúp đến giảm chi phí trên mỗi đơn vị) do doanh thu sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với chi phí.
      • Ví dụ: công ty phần mềm máy tính có chi phí cố định liên quan đến nhân viên phát triển sản phẩm và hỗ trợ, nhưng công ty có thể mở rộng doanh số phần mềm mà không phải chịu mức chi phí biến đổi đáng kể.
    • Khi doanh thu giảm, một công ty chủ yếu dựa vào chi phí biến đổi có thể dễ thu hẹp quy mô sản xuất nhưng vẫn có lợi nhuận, trong khi một công ty dựa chủ yếu vào chi phí cố định thì sẽ phải tìm cách để đối phó với việc chi phí cố định trên mỗi đơn vị tăng lên cao hơn nhiều.[8]
    • Một công ty có chi phí cố định cao và chi phí biến đổi thấp cũng có đòn bẩy sản xuất làm tăng hoặc giảm lợi nhuận, điều này tùy thuộc vào doanh thu. Về cơ bản, doanh số bán hàng vượt quá một mức nhất định có nhiều lợi nhuận hơn, trong khi doanh số bán hàng ở dưới mức này sẽ tốn chi phí hơn nhiều.
    • Tốt nhất là công ty nên cố gắng cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận bằng cách điều chỉnh chi phí cố định và chi phí biến đổi.
  3. So sánh với công ty khác trong cùng ngành. Tính chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị và tổng chi phí biến đổi cho một công ty nhất định. Sau đó, tìm dữ liệu về chi phí biến đổi trung bình cho ngành công nghiệp của công ty đó. Điều này có thể cho bạn tiêu chuẩn so sánh để đánh giá công ty đó. Chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị cao hơn có thể cho thấy rằng công ty này kém hiệu quả hơn công ty khác, trong khi đó chi phí biến đổi đơn vị thấp hơn có thể là lợi thế cạnh tranh.[3]
    • Chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị cao hơn mức trung bình cho thấy công ty này sử dụng lượng lớn hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn vào nguồn lực (lao động, vật liệu, tiện ích) để sản xuất hàng hóa so với đối thủ cạnh tranh của họ. Điều này có thể là do hiệu quả thấp hoặc nguồn lực có chi phí cao. Và cho dù là trường hợp nào, công ty cũng không có lợi nhuận như đối thủ cạnh tranh, trừ khi có thể giảm chi phí của mình hoặc tăng giá thành lên cao hơn.
    • Mặt khác, nếu công ty có khả năng sản xuất cùng một loại hàng hóa với chi phí thấp hơn sẽ nhận ra lợi thế cạnh tranh bằng cách có thể giảm giá thành trên thị trường.
    • Lợi thế chi phí này có thể là nhờ nguồn lực rẻ hơn, lao động rẻ hơn hoặc hiệu quả sản xuất lớn hơn.
    • Ví dụ, một công ty có thể mua bông sợi với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh của mình, do đó họ có thể sản xuất áo sơ mi với chi phí biến đổi thấp hơn và tất nhiên sẽ có giá bán thấp hơn.
    • Các công ty giao dịch thường công khai báo cáo tài chính trên trang web của họ hoặc Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán (SEC). Bạn có thể tìm thông tin về chi phí biến đổi thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của họ.
  4. Tiến hành phân tích điểm hòa vốn. Theo như chúng ta biết, chi phí biến đổi có thể được kết hợp với chi phí cố định để thực hiện phân tích điểm hòa vốn cho một dự án mới. Nhà quản lý có thể mở rộng số đơn vị sản xuất và ước tính chi phí cố định và chi phí biến đổi cho sản xuất ở từng giai đoạn. Bước này sẽ giúp nhà quản lý biết độ mức sản xuất nào có lợi nhất.[9]
    • Ví dụ: nếu công ty của bạn có kế hoạch sản xuất sản phẩm mới với khoản đầu tư ban đầu là 100.000 USD, và bạn muốn biết bạn cần phải bán bao nhiêu sản phẩm đó để lấy lại vốn đầu tư và kiếm được lợi nhuận. Bạn hãy lấy doanh thu ở các mức sản xuất khác nhau trừ đi tổng của chi phí đầu tư cộng với các chi phí cố định khác cùng với chi phí biến đổi .
    • Bạn có thể tính điểm hòa vốn bằng cách công thức sau: Q={\frac  {F}{P-v}} . Trong công thức trên, F và v lần lượt là chi phí cố định và chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị, P là giá bán của sản phẩm, và Q là số tiền hoà vốn.[9]
    • Ví dụ: nếu các chi phí cố định khác trong cả quá trình sản xuất là 50.000 USD (cộng với 100.000 USD đầu tư ban đầu thành tổng chi phí cố định là 150.000 USD), chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị là 1 USD và mỗi sản phẩm được bán với giá 4 USD, thì ta có điểm hòa vốn là Q={\frac  {\$150.000}{\$4-\$1}} , kết quả là 50.000 đơn vị.

Lời khuyên[sửa]

  • Lưu ý: cách và công thức tính toán mẫu ở trên có thể được áp dụng cho đơn vị tiền tệ khác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]