Trở nên giàu có ngay từ khi còn trẻ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trừ khi may mắn có được khoản thừa kế kếch xù, với hầu hết mọi người, trở nên giàu có ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là khi còn trẻ, cũng đều đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ, kế hoạch trong làm việc và kiên trì trong tiết kiệm. Thoạt nhìn, dường như những thần tượng giải trí, vận động viên và doanh nhân trẻ, nổi tiếng trở nên giàu có chỉ nhờ may mắn hay đơn giản là bởi tài năng sẵn có. Thế nhưng, sự thật thì tất cả những gì mà họ đạt được đều là kết quả của sự công hiến hết mình và kiên trì đến cùng của họ. Không phải ai cũng có thể đạt được thành công lớn lao đến vậy nhưng nếu quyết tâm và nỗ lực, với những nguyên tắc nhất định, chịu đầu tư thời gian và công sức cho mục tiêu này, chúng ta đều có thể trở nên giàu có chỉ trong vài năm ngắn ngủi.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Kiếm lượng tiền lớn[sửa]

  1. Thiết lập mục tiêu và khám phá động cơ của bạn. Trước khi bắt tay vào bất cứ điều gì, hãy ý thức rằng trở nên giàu có là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải tìm động cơ để có đủ sức mạnh vượt qua những thời điểm khó khăn và vững vàng trên con đường tiến đến mục tiêu mười, hai mươi năm hay có được chỗ đứng mong muốn ở tuổi 40.
    • Có thể bạn muốn giàu cho mình. Đó là động lực hoàn toàn ổn. Bên cạnh đó, những gì có thể làm được cho người khác một khi trở nên giàu có cũng có thể là động lực thôi thúc bạn. Hãy tưởng tượng cuộc sống tốt đẹp hơn mà bạn có thể trao tặng cho con cái hay người mà bạn thương yêu.
    • Đừng ngần ngại tham vọng. Chẳng hạn như nếu đang nỗ lực kiếm được 20 tỷ ròng (giá trị sau thuế và giảm trừ), có thể bạn đang tự giới hạn chính mình. Đừng e ngại hướng đến mục tiêu 400 hay thậm chí là 2.000 tỷ đồng.[1]
    • Đồng thời, cũng cần cân nhắc giàu có là thế nào với bạn. Bạn muốn kiếm được 20 tỷ đồng (hoặc hơn) mỗi năm, tài sản trị giá 20 tỷ hay 20 tỷ giá trị ròng? Chúng không đồng nhất và có thể đạt được bởi những phương thức khác nhau.
  2. Chia mục tiêu thành những mục tiêu ngắn hạn. Dĩ nhiên, luôn duy trì động cơ tổng quát là điều quan trọng. Thế nhưng, để thật sự đạt được hiệu quả, bạn cần cơ cấu cuộc sống xoay quanh những mục tiêu ngắn hạn và khả thi. Sẽ chẳng thể đạt được 20 tỷ đồng nếu ngay đến 2 tỷ còn không kiếm nỗi. Sẽ chẳng bao giờ đi được đến đâu nếu không bắt đầu kiếm nhiều hơn và tích lũy những gì kiếm được. Hãy không ngừng từng bước hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn và cân nhắc bước đi tiếp theo để củng cố niềm tin của bản thân.[2]
    • Để mục tiêu ngắn hạn trở nên khả thi hơn, bạn có thể gắn cho chúng những con số cụ thể. Ví dụ, giả sử bạn đang có một vị trí bán hàng. "Bán nhiều hơn" không hề là mục tiêu ngắn hạn rõ ràng. Thay vì vậy, hãy thử "tháng này, tăng 20% doanh số so với tháng trước". Điều này sẽ cho phép bạn theo dõi tiến độ của bản thân và tự tin rằng mình đang thực sự hoàn thành mục tiêu đề ra.
  3. Tìm hiểu cuộc đời những người thành công. Luôn có lý do để ai đó làm được những điều vĩ đại. Tìm hiểu cuộc đời hay tiếp xúc với họ có thể sẽ cho bạn nguồn cảm hứng cần thiết để theo đuổi mục tiêu của chính mình. Bạn có thể tìm hiểu những người như Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, hay Mark Cuban, một nhà đầu tư vô cùng thành công, nhằm có được một vài ý niệm về việc làm thế nào những con người ấy lại có thể thành công đến vậy.[2]
    • Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm kiếm lời khuyên thành công trong số những người mà bạn quen biết. Có thể ai đó trong gia đình hay một người quen trong cộng đồng của bạn đã và đang làm rất tốt. Thường thì những người thành công rất cởi mở về con đường của họ và sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cũng như lời khuyên với người khác. Hãy hỏi kỹ càng và cố gắng theo bước họ.[1]
  4. Phấn đấu có được một công việc tuyệt vời. Nếu không có tương lai với công việc hiện tại, hãy tìm việc khác. Nguồn thu nhập tăng dần và ổn định là gần như là phần quan trọng nhất của việc trở nên giàu có. Để làm được điều đó, bạn sẽ cần một công việc, kể cả tự kinh doanh. Rõ ràng mỗi người phù hợp với những công việc khác nhau, phụ thuộc vào năng khiếu cá nhân và cả trình độ học vấn. Dù vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, hãy chắc là bạn thật sự đam mê với những gì mình làm. Bằng không, thành công sẽ chẳng bao giờ đến.[2]
    • Cố tìm việc ở công ty lớn – tại đây, bạn sẽ có vô số cơ hội để thăng tiến trong nghề nghiệp. Sẽ không đáng để nỗ lực với vị trí mà ở đó, cố gắng của bạn không được đền đáp xứng đáng thông qua tăng lương và thăng chức.
    • Để có thêm thông tin, hãy tham khảo bài viết về cách tìm kiếm sự nghiệp trong mơ của bạn.
  5. Tận dụng tài năng của bạn. Tìm việc chính và bất kỳ nguồn thu nhập dự định kiếm thêm nào khác dựa trên tài năng cá nhân của bạn. Những người cực kỳ thành công luôn biết kết hợp, tận dụng tối đa khả năng thiên bẩm và những gì rèn giũa, học tập được. Nghĩa là, bạn sẽ không muốn chôn chân ở một vị trí chẳng hề có chút thử thách hay cho phép bạn thể hiện năng lực của bản thân. Chẳng hạn như, nếu viết lách thực sự tốt, bạn nên từ bỏ vị trí bán hàng và tập trung toàn bộ thời gian cho nghề viết.
    • Một trong những lợi thế lớn nhất của người trẻ tuổi chính là tuổi trẻ. Dù những người lớn tuổi hơn trong ngành sẽ nghi ngờ bởi sự thiếu kinh nghiệm nhưng bạn lại có thể làm việc trong thời gian dài hơn và đem lại tư duy hay cách nhìn tươi mới với những vấn đề hiện hữu trên thế giới này. Khả năng thích ứng và kết nối với hiện tại chính là một trong những tài sản quý giá nhất của những người khởi nghiệp trẻ tuổi.[1]
    • Nếu không có bất kỳ kỹ năng được săn đón nào, hãy học một. Chẳng hạn như, một trong những kỹ năng hữu dụng và được săn đón nhất trên thị trường lao động ngày nay chính là viết mã lập trình.[3] Đây là kỹ năng ai cũng học được và có thể giúp bạn gia tăng đáng kể tiềm năng của bản thân cũng như có được thu nhập tốt. Hãy thử tìm kiếm những lớp lập trình miễn phí trên mạng.
  6. Kết nối với tất cả mọi người. Ý tưởng lớn và doanh nghiệp thành công thường không chỉ đến từ một người. Thay vào đó, chúng là kết quả của những buổi họp mặt và thảo luận về tương lai của những con người đồng điệu. Hãy tận dụng mọi cơ hội gặp gỡ và thiết lập quan hệ với cả người trẻ tuổi cùng chí hướng và những con người thành công, trưởng thành hơn. Khi cơ hội việc làm hay dự án khởi nghiệp tuyệt vời xuất hiện, bạn sẽ có ngay mạng lưới hỗ trợ phù hợp để hành động.
    • Nhớ rằng bạn nên sử dụng cả tương tác truyền thông xã hội và tương tác trực tiếp để hỗ trợ và nuôi dưỡng mối quan hệ chuyên môn. Hãy chắc là bạn cũng luôn duy trì liên lạc với bạn học từ cấp ba đến đại học, những người thành công hay đang trên đường trở nên thành công.[2]
  7. Tăng nguồn thu nhập của bạn. Bên cạnh tăng nguồn thu chính (bằng cách thăng tiến trong công việc hiện tại hoặc tìm một vị trí mới), bạn cũng nên tăng thu nhập bằng cách tìm thêm những nguồn thu khác. Đó có thể là đầu tư, việc bán thời gian hay bất kỳ hình thức bán hàng hoặc tư vấn không chính thức mà bạn có thời gian để làm. Nhìn chung, hãy xem xét nơi và cách thức mà bạn có thể làm để tăng thu nhập và rồi, không ngừng lặp lại quy trình đó.[1] Ví dụ, nếu là chủ một cửa hàng bán hàng trực tuyến và thành công với nó, hãy mở thêm một cửa hàng và rồi, một cửa hàng khác nữa.
    • Mạng là mỏ vàng cho thu nhập tiềm năng. Bạn có thể tìm thấy hoặc tạo vô số việc trên mạng để có thể kiếm thêm thu nhập. Mọi thứ, từ viết và bán sách điện tử viết blog đều có thể giúp bạn kiếm thêm mỗi tháng.[2] Để biết thêm thông tin, tham khảo cách để kiếm tiền trực tuyến.
  8. Làm việc thật sự chăm chỉ. Với toàn bộ công việc, kết nối và những dự án phụ thêm, bạn sẽ bị choáng ngợp lúc này hay lúc khác. Dù vậy, để đạt đến mục tiêu, bạn sẽ phải lao động cật lực hơn, nhiều giờ hơn những người xung quanh. Bạn sẽ phải theo đuổi đến cùng mọi cơ hội tiềm năng nào để đi lên, kể cả khi cuối cùng, chúng không đem lại được gì. Thành công đến từ việc không ngừng nỗ lực hướng đến mục tiêu đề ra và kiên trì vượt qua những thời điểm khó khăn.

Chọn việc lương cao[sửa]

  1. Là một nhà khởi nghiệp. Đây là giấc mơ, là “chén thánh” cho mọi triệu, tỉ phú trẻ trung và hoài bão. Không còn nghi ngờ gì nữa, làm chủ và rồi phát triển, chuyển nhượng doanh nghiệp thành công là con đường ngắn nhất để có thể kiếm được gia sản khổng lồ ở tuổi đời còn trẻ. Đó là cách kiếm tiền của gần như tất cả những người trẻ tuổi giàu có nhất trên thế giới (trừ gia tài được thừa hưởng).[4] Tuy nhiên, trở thành nhà khởi nghiệp theo đúng nghĩa cần đến sự cân bằng giữa tiềm năng kiếm lượng lớn tiền và vô số rủi ro, khó khăn, gian khổ cũng như khả năng thất bại dù hoàn toàn không sai ở bất cứ điều gì.
    • Một số ưu điểm của việc trở thành nhà khởi nghiệp ở tuổi đời còn trẻ gồm tiềm năng thu nhập vô hạn, làm chủ chính mình và đến một mức nào đó, khả năng làm thay đổi thế giới theo nghĩa đen (hãy nghĩ về cách mà nhà sáng lập Facebook Zuckerberg đã biến đổi thế giới của bạn). Đồng thời, với tư cách là một người trẻ tuổi, bạn còn có trong mình luồng tư duy tươi mới và nguồn năng lượng dồi dào, những điều tạo nên lợi thế của bạn trước những chuyên gia lớn tuổi.[5]
    • Mặt khác, khi trở thành nhà khởi nghiệp, bạn sẽ phải nhận ra rằng 9 trên 10 doanh nghiệp thất bại trong vòng 5 năm. Cũng nhiều khả năng bạn còn quá trẻ để hiểu "những chuyện nhỏ" liên quan đến điều hành một doanh nghiệp, chẳng hạn như sổ sách kế toán và thuế. Và do đó, bạn sẽ phải học thật nhanh hoặc chết chìm trong nỗ lực đó. Đồng thời, hơn bất kỳ con đường nào khác, khởi nghiệp vô cùng khó khăn, thử thách. Đó là sự kết hợp giữa tình trạng thiếu định hướng và những giờ lao động dài mệt mỏi, những tưởng thưởng mờ mịt, không chắc chắn.[5]
    • Để có thêm thông tin, hãy đọc thêm bài viết về khởi nghiệp.
  2. Làm việc tại ngân hàng đầu tư. Nếu có hoặc sẽ sớm có bằng đại học về kinh tế, tài chính, kinh doanh, toán học hay bất cứ lĩnh vực liên quan nào khác và muốn kiếm được thật nhiều tiền ngay lúc này, hãy phấn đấu giành một vị trí ở ngân hàng đầu tư. Ở Mỹ, vị trí này thường có mức thu nhập khởi điểm nằm trong khoảng từ 1,6 đến 2,4 tỷ một năm và mức thu nhập trung bình của người vừa mới ra trường là khoảng 2,24 tỷ.[6] Đây là công việc liên tục đứng đầu bảng xếp hạng những việc được trả cao nhất dành cho giới trẻ.
    • Bên cạnh lương cao, một trong những ưu điểm lớn nhất của làm việc tại ngân hàng đầu tư chính là vô số cơ hội phát triển. Mức lương của chuyên viên ngân hàng đầu tư có thể nhanh chóng được nhân đôi hay nhân ba nhờ thăng tiến nội bộ hay phát triển sang công ty đầu tư góp vốn tư nhân hay công ty đầu tư mạo hiểm.
    • Ngân hàng đầu tư cũng được đặc trưng bởi tính cạnh tranh nội bộ cao và thời gian làm việc dài. Đừng vội vàng lao vào con đường này nếu không sẵn sàng làm việc cả đêm và cuối tuần cũng như tranh đấu mỗi ngày vì mục tiêu thăng tiến.[7]
    • Để hiểu rõ hơn, hãy đọc thêm bài viết về cách trở thành chuyên viên ngân hàng đầu tư.
  3. Trở thành lập trình viên. Nếu hợp hơn với máy tính, bạn có thể lựa chọn kỹ sư phát triển phần mềm, vị trí cũng đem lại mức lương khởi điểm rất cao. Tương tự chuyên viên ngân hàng đầu tư, bạn sẽ cần bằng đại học, đặc biệt là ngành khoa học máy tính, kỹ sư hay toán, để bước chân vào lĩnh vực này. Đổi lại, tính trung bình, với tư cách là lập trình viên mới vào nghề, bạn có thể kiếm được kha khá mỗi năm nhờ thiết kế bất kỳ sản phẩm gì, từ phần mềm doanh nghiệp đến trò chơi điện tử. Ở Mỹ, con số này là 1,68 tỷ đồng.[8]
    • Trở thành lập trình viên đòi hỏi năng khiếu về mã hóa và toán học. Đồng thời, nó có thể sẽ đi kèm với thời gian làm việc dài và mức kỳ vọng cao. Bạn cũng sẽ phải liên tục cập nhận hệ thống máy tính và ngôn ngữ lập trình tiên tiến nhất. Tuy nhiên, nếu đủ giỏi, tiềm năng kiếm tiền của bạn chỉ có đi lên và đi lên nữa với những công ty hàng đầu như Google và Facebook.[8]
    • Để biết thêm, hãy tìm đọc bài viết về cách trở thành kỹ sư phần mềm và có được vị trí lập trình viên.
  4. Trở thành kỹ sư. Trong trường hợp này, kỹ sư là thuật ngữ chung dùng để chỉ mọi loại hình kỹ sư, từ hóa học đến không gian. Tuy nhiên, tính trung bình, một kỹ sư với bằng đại học phù hợp có thể kỳ vọng mức lương rất xứng đáng - ở Mỹ, đó là 1,42 tỷ/năm.[9] Đặc biệt, kỹ sư hóa dầu có thể kỳ vọng kiếm được nhiều nhất, với mức lương trung bình là 1,774 tỷ đồng/năm. [10]
    • Dù đây có thể là một nghề tuyệt vời với mức lương tốt, rất khó để vượt qua chương trình đào tạo nghiêm ngặt ở bậc đại học và sau đại học. Con đường này chỉ dành cho những ai mạnh về toán và khoa học.[11]
    • Để biết thêm, hãy tham khảo bài viết về cách để trở thành một kỹ sư.

Tiết kiệm và đầu tư những gì bạn kiếm được[sửa]

  1. Đừng tiêu hết toàn bộ tiền. Nếu vẫn chưa tiết kiệm ít nhất 25% những gì kiếm được, hãy bắt đầu từ hôm nay. Nhìn vào thu nhập và chi phí, xác định nơi mà bạn có thể bắt đầu cắt giảm, bán bớt một vài thứ, giảm bớt hay mạnh tay điều chỉnh chi tiêu. Nếu mỗi năm kiếm được ít nhất 1 tỷ, bạn nên tiết kiệm 250 triệu. Nếu chi tiêu quá nhiều cho xe hơi, hãy bán nó. Một số người có thu nhập cao đến cuối cùng lại trở nên rất nghèo bởi liên tục duy trì lối sống vượt quá những gì mình có.
    • Thế hệ trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới thương mại hóa mạnh mẽ, thế giới không ngừng quyến rũ chúng ta với những phụ kiện và trang phục mới nhất. Để có thể tiết kiệm và tích lũy, bạn sẽ phải phớt lờ thôi thúc nuông chiều mong ước với những thứ đồ rẻ tiền ấy, kể cả khi đã bắt đầu kiếm được nhiều tiền. Đừng quên rằng: người nghèo mua đồ từ người giàu và người giàu mua những khoản đầu tư để càng giàu hơn. Bạn muốn thuộc nhóm nào?[2]
    • Để biết thêm cách cắt giảm chi phí, tham khảo cách để tiết kiệm tiền.
  2. Dùng thu nhập tiết kiệm phân bố cho việc đầu tư. Lập hối phiếu (thanh toán) tự động từ tài khoản hộ gia đình đến tài khoản đầu tư của bạn. Một trong những phần quan trọng nhất của trở nên giàu có là để tiền làm việc thay bạn. Do đó, hãy cố phân bổ nhiều nhất có thể vào tài khoản mà bạn có thể sử dụng để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Để bắt đầu, bạn có thể tạo tài khoản với một nhà quản lý tài chính địa phương hoặc thông qua website giao dịch trực tuyến.
  3. Nghiên cứu chiến lược và kỹ thuật đầu tư. Trước khi đầu tư bất kỳ đồng nào, bất kỳ ai cũng nên đọc ba quyển sách "Become Your Own Banker" (Trở thành Chuyên viên Ngân hàng của chính Bạn), "Rich Dad, Poor Dad" (Cha giàu, Cha nghèo) và "LEAP", theo đúng thứ tự trên. Nếu không có động lực đọc và tự mình tìm hiểu, có lẽ bạn cũng không đủ động lực để trở nên giàu có. Chúng là những nền tảng quan trọng để trở nên giàu có và làm chủ vận mệnh của chính bạn.
  4. Đầu tư thị trường chứng khoán. Bạn có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau: tự đầu tư hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính. Bởi tính phức tạp của thị trường tài chính, thường thì trao việc đầu tư, đặc biệt là đầu tư rủi ro, cho chuyên gia là đều nên làm. Tuy nhiên, nếu có thời gian và khả năng, bạn có thể tự làm điều đó và không cần trả phí quản lý đầu tư. Cũng cần lưu ý rằng, điều này đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính và thời gian theo sát thị trường. [12]
    • Chứng khoán “vốn hóa nhỏ” (cổ phiếu của những công ty nhỏ) và cổ phiếu của công ty trên thị trường nước ngoài là lựa chọn tốt để bắt đầu. Những thị trường này có rủi ro lớn và do đó, đem lại tiềm năng sinh lời cao. Hãy luôn nhớ rằng tiềm năng thu lợi lớn cũng đi kèm với rủi ro thua lỗ cao. Quỹ tương hỗ có thể giúp giảm bớt rủi ro này.
    • Hãy tham khảo bài viết về cách đầu tư trên thị trường chứng khoán để biết thêm thông tin.
  5. Đầu tư tài sản có giá trị hơn. Một khi đã tiết kiệm đủ tiền trong tài khoản đầu tư chứng khoán, bạn có thể đầu tư vào những tài sản sinh lời lớn hơn, chẳng hạn như bất động sản và doanh nghiệp nhỏ. Dù rủi ro, những đầu tư này có thể cho phép bạn thu nhập đều đặn và rồi, hòa vốn và đem lại nguồn thu nhập bổ sung. Đến sau cùng, chúng có thể sẽ thay thế nguồn thu nhập chính và cho phép bạn chuyển sang một công việc ít vất vả hơn hoặc nghỉ hưu sớm.[1]
    • Quyết định đâu là nơi bạn muốn tập trung toàn bộ sức lực. Chẳng hạn như, đầu tư bất động sản cho thuê là một đầu tư chậm rãi nhưng có khả năng sinh lời an toàn. Nguyên tắc ở đây là dùng tiền người thuê để trả và một khi hòa vốn, những gì thu được hoàn toàn là lợi nhuận của bạn. Hãy học từ lỗi lầm của người khác và cân nhắc kỹ càng trước khi tiến hành bất kỳ đầu tư nào.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng cố thử kế hoạch "làm giàu nhanh".
  • Bất kỳ lời khuyên đầu tư nào được đưa ra trong bài viết này đều chỉ mang tính chất chỉ dẫn và không nhằm thay thế lời khuyên chuyên môn. Hãy dành thời gian cân nhắc rủi ro của bất kỳ hình thức đầu tư nào trước khi tiến hành.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này