Trở nên giàu có

Từ VLOS
(đổi hướng từ Trở nên Giàu có)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai cũng muốn trở nên giàu có nhưng chỉ một số ít người thực sự biết họ cần phải làm gì để đạt được điều đó. Làm giàu cần đến sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm may mắn, kỹ năng và cả sự kiên trì. Bạn ít nhất phải có chút may mắn và biết kết hợp nó cùng với các quyết định khéo léo của mình; tiếp đó bạn sẽ còn đối diện nhiều khó khăn khác khi bạn giàu có hơn. Một sự thật hiển nhiên là làm giàu không dễ, nhưng với một chút kiên trì đúng chỗ và thông tin đúng lúc, bạn hoàn toàn có thể đạt được điều đó.

Các bước[sửa]

Tiết kiệm Tiền[sửa]

  1. Hãy trả cho bản thân đầu tiên. Trước khi chạy đến cửa hàng mua một đôi giày hay gậy chơi golf mới mà bạn không cần đến, dãy dành ra một khoản và không động đến nó. Hãy làm vậy mỗi khi bạn nhận lương và để ý khoản tiền tiết kiệm của mình đang tăng dần lên.
  2. Lập ngân sách (và triệt để tuân thủ nó). Lập ngân sách hàng tháng bao gồm tất cả các khoản chi tiêu chính và để ra một ít tiền để "vui vẻ". Tuân theo kế hoạch ngân sách đã lập và tiết kiệm một ít tiền mỗi tháng là cách tốt để xây dựng nền móng trong nỗ lực làm giàu của bạn.
  3. Hạ mức tiêu chuẩn nhà ở và xe của bạn xuống. Liệu bạn có thể sống ở căn hộ thay vì ở nhà riêng, hoặc ở chung phòng thay vì ở riêng? Liệu bạn có thể mua xe cũ thay vì xe mới và sử dụng nó một cách tiết kiệm? Chỉ làm vậy thôi bạn đã tiết kiệm được rất nhiều tiền rồi.
  4. Cắt giảm chi phí. Hãy xem lại cách bạn tiêu tiền hoang phí như thế nào và suy nghĩ lại mọi thứ. Ví dụ, hãy ngừng uống café ở Starbucks mỗi sáng. Bạn sẽ tiết kiệm được 4 đô la mỗi ngày và sẽ để ra được 20 đô la mỗi tuần hay 1,040 đô la cho cả năm!
  5. Hãy theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Để việc cắt giảm chi tiêu đạt hiệu quả tối đa, bạn cần theo dõi chúng. Chọn lấy một ứng dụng theo dõi chi phí như là Like Lover hoặc Mint và ghi nhận chi tiết từng xu bạn chi ra cũng như thu vào. Sau khoảng chừng 3 tháng, bạn sẽ biết cặn kẽ các khoản chi tiêu của mình đi đâu và có cách để cải thiện nó.
  6. Hãy tiêu tiền hoàn thuế của bạn thật hợp lý. Trong năm 2007, số tiền hoàn thuế trung bình người Mỹ nhận là 2,733 đô là. Một con số cũng khá lớn! Liệu bạn có thể sử dụng số tiền đó để trả nợ hoặc tạo ra Quỹ Khẩn Cấp thay vì tiêu xài vào những thứ sẽ mất nửa giá sau một thời gian? Nếu bạn đầu tư gần 3,000 đô la một cách thông minh, bạn có thể kiếm được 10 lần số đó sau nhiều năm.
  7. Hãy đoạn tuyệt với thẻ tín dụng. Bạn có biết rằng những người sử dụng thẻ tín dụng thường mua sắm nhiều hơn những người dùng tiền mặt không?[1] Điều đó là bởi vì việc chi trả bằng tiền mặt luôn tạo cảm giác khó chịu. Khi quẹt thẻ tín dụng, bạn sẽ không trải qua cảm giác đó. Nếu có thể, hãy từ bỏ dùng thẻ tín dụng và cảm nhận việc dùng tiền mặt. Cuối cùng bạn sẽ tiết kiệm cả một núi tiền.
    • Nếu bạn vẫn muốn dùng thẻ tín dụng, hãy tìm cách cắt giảm chi phí. Hãy trả toàn bộ dự nợ mỗi tháng và đúng hạn. Như thế, bạn sẽ không bị tính lãi. Nếu không, ít nhất hãy trả số tiền nợ tối thiểu đến hạn để tránh khoản phí quá hạn.

Cắt giảm Chi tiêu[sửa]

  1. Tận dụng tối đa phiếu giảm giá. Không có gì tuyệt vời hơn khi bạn được trả tiền để mang đồ về nhà. Nếu biết cách, bạn sẽ dùng phiếu giảm giá để mua hàng. Ít nhất, bạn sẽ tiết kiệm được một vài đô la để phòng cho những lúc khó khăn. Nếu may mắn hơn, bạn sẽ có được nhiều thứ miễn phí và tiết kiệm được khá nhiều tiền.
  2. Mua số lượng lớn. Tuy không phải là cách dễ dàng nhất nhưng đây là cách mua sắm hiệu quả nhất. Nếu bạn có thể mượn thẻ hoặc mua phí thành viên của những cửa hàng bán lẻ như Costco, bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể tiền, Trong vài trường hợp, bạn sẽ tìm được nhiều nhãn hiệu có tiếng được chiết khấu lớn.
    • Nếu bạn đói và thích ăn gà, hãy mua bốn con đã chế biến sẵn ở Costco vào cuối ngày khi chúng được bán giảm giá. Thi thoảng, chúng được giảm giá từ 5 đô la xuống 2.5 đô la mỗi con, nghĩa là bạn sẽ có 10 suất ăn ngon lành chỉ với giá 1 đô mỗi suất! Hãy để đông lạnh các suất ăn bạn chưa dùng đến ngay.
  3. Học cách bảo quản thực phẩm. Tới 40% thức ăn ở Mỹ bị bỏ đi mà chưa được ăn đến. Bạn có thể bảo quản và sử dụng đào tươi và thậm chí là thịt khá lâu nếu biết cách. Hãy tìm hiểu kỹ về những loại thực phẩm bạn mua. Bạn mua để ăn, không phải để vứt đi. Lãng phí thức ăn là lãng phí tiền của.
  4. Tìm cách giảm chi phí tiện ích. Tiền điện, gas và các chi phí tiện ích khác có thể ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu hàng tháng nếu không được kiểm soát. Vì thế, hãy ngưng sử dụng bừa bãi. Hãy sử dụng điều hòa một cách thông minh để ngôi nhà của bạn mát mẻ trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông mà tiết kiệm điện năng nhất. Bạn nên nghĩ đến đầu tư hoặc xây dựng các tấm năng lượng mặt trời để sản xuất điện. Nói chung hãy giữ các chi phí tiện ích thật thấp và bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.
  5. Kiểm tra tình hình tiêu thụ năng lượng của nhà bạn. Việc này sẽ giúp bạn biết được mình mất bao nhiêu tiền vì thất thoát năng lượng.
    • Bạn có thể tự kiểm tra việc tiêu thụ năng lượng nếu bạn chịu khó và biết làm, nếu không hãy cứ thuê một chuyên gia trong lĩnh vực này làm thay. Chi phí thuê dao động khoảng từ 300 đô la đến 500 đô la, tuy không rẻ nhưng bạn sẽ tiết kiếm được nhiều hơn sau này (đặc biệt khi bạn muốn cải tạo lại toàn bộ đường dẫn gas, điện, v.v. trong nhà). [2]
  6. Đi săn và tìm kiếm thực phẩm. Bạn cần có bộ đồ săn và giấy phép, nhưng nếu bạn đã có rồi, thì đây là cách rất rẻ để kiếm thêm thức ăn. Còn nếu bạn có đức tin phản đối giết hại động vật, bạn vẫn dễ có thể dàng tìm thêm thức ăn, tùy thuộc vào nơi bạn sống. Hãy chỉ kiếm thức ăn mà bạn biết rõ nguồn gốc. Tiết kiệm một chút tiền thức ăn mà bị ốm hay bị ngộ độc thực phẩm quả thật là tệ hại.
    • Bạn có thể săn nai, vịt hoặc gà tây.
    • Câu cá bằng cần câu hoặc bằng ruồi nhân tạo
    • Tìm hoa, nấm dại có thể ăn được hoặc tìm thức ăn vào mùa thu.
    • Hãy tìm kiếm các mảnh đất bị bỏ hoang để trồng rau hoặc tự làm nhà kính cho riêng mình.

Đầu tư[sửa]

  1. Hãy đầu tư vào thị trường chứng khoán. Hãy đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ đầu tư khác có thể mang lại cho bạn tỷ lệ sinh lời (ROI) đủ lớn để bạn yên tâm nghỉ dưỡng khi về hưu. Ví dụ, nếu có 1 triệu đô la đầu tư với tỷ suất 7% ROI, tức là bạn kiếm được 70,000 đô la một năm, không tính lạm phát.
    • Đừng để bị dụ dỗ bởi những nhân viên giao dịch theo ngày, những người sẽ chỉ cho bạn các mánh khóe kiếm tiền rất nhanh. Mua và bán hàng tá cổ phiếu mỗi ngày thì chả khác gì đánh bạc. Nếu bạn giao dịch sai – điều dễ làm hơn là giao dịch đúng, bạn có thể mất rất nhiều tiền. Đây không thể là cách làm giàu tốt.
    • Thay vào đó hãy học cách đầu tư dài hạn. Hãy chọn các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, có khả năng dẫn đầu trong các ngành công nghiệp và có tiềm năng tăng trưởng cao. Rồi hãy cứ để cổ phiếu của bạn ở đó và không làm gì cả. Cổ phiếu tốt rồi sẽ vượt qua mọi thăng trầm. Nếu bạn đầu tư thông minh, bạn sẽ luôn thu được lợi nhuận.
  2. Hãy tiết kiệm cho nghỉ hưu. Hãy luôn tiết kiệm. Rất ít người tiết kiệm đủ để nghỉ hưu. Một vài người còn cảm thấy họ sẽ không thể nghỉ hưu được. Hãy tận dụng các chương trình hoãn thuế như IRA hay 401k. Các ưu đãi về thuế sẽ giúp bạn tiết kiệm tài khoản hưu trí của mình nhanh hơn.
    • Đừng đặt hết kỳ vọng vào chương trình Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Chương trình bảo hiểm xã hội chắc chắn sẽ hoạt động trong vòng 20 năm tới, nhưng một số dữ liệu chỉ ra rằng nếu Quốc Hội Mỹ không đưa ra những thay đổi – bằng cách tăng thuế hay giảm phúc lợi – Chương trình sẽ không thể hoạt động tiếp được. Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ có thể hành động để "sửa đổi" BHXH. Trong bất kỳ trường hợp nào, những người đang đi làm và sắp nghỉ hưu không nên coi Bảo hiểm Xã hội là thứ cứu cánh duy nhất. Vì thế, bạn càng cần phải biết cách tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. [3]
    • Đầu tư vào chương trình Roth IRA. Roth IRA tạo cho bạn một tài khoản nghỉ hưu và bạn có thể nộp vào đó 5,500 đô la/năm. Số tiền này được dùng để đầu tư và thu được lợi tức kép. Nếu bạn rút tiền khi nghỉ hưu, số tiền này sẽ không bị đánh thuế vì nó đã bị đánh thuế lần đầu khi bạn kiếm được lợi tức lần đầu.
    • Tham gia chương trình 401(k). Tài khoản 401(k) được mở ra bởi công ty của bạn gồm các khoản đóng góp trước thuế được mang đi đầu tư. Công ty của bạn có thể đóng toàn bộ hoặc một phần cho bạn. Đây cũng là cách để bạn nhận "tiền miễn phí" hiếm có trong đời! Hãy đóng góp đủ để hưởng hết các ưu đãi từ chương trình.
  3. Hãy đầu tư vào bất động sản. Những tài sản ổn định như nhà cho thuê hay những mảnh đất nằm tại khu vực sắp phát triển là một cách tốt để làm giàu. Các khoản đầu tư này thực chất không có sự đảm bảo chắc chắn. Nhưng nhiều người vẫn kiếm được lợi nhuận lớn từ bất động sản. Những khoản đầu tư này sẽ tăng giá trị theo thời gian. Ví dụ, vài người cho rằng một căn hộ ở Manhattan được đảm bảo tăng giá sau từng giai đoạn 5 năm một.
  4. Hãy đầu tư thời gian. Ví dụ, bạn muốn có thời gian rảnh để cho bản thân một vài giờ hưởng thụ. Nhưng nếu bạn đầu tư số thời gian này để làm giàu, bạn sẽ có tới 20 năm rảnh rỗi (24 giờ một ngày!) nhờ nghỉ hưu sớm. Bạn có thể đánh đổi những gì có ở hiện tại để trở nên giàu có hơn sau này? Dave Ramsey, Nhà tư vấn đầu tư, nói với thính giả của mình: "Hãy sống là chính mình ngày hôm nay để là chính mình vào ngày mai."
  5. Không mua những thứ mất giá nhanh. Bỏ 50,000 đô la mua một chiếc ô tô đôi khi là hoang phí vì nó sẽ chỉ còn nửa giá sau 5 năm, bất kể bạn bảo dưỡng, sửa chữa như thế nào. Hay khi bạn lái chiếc xe ra đường, nó đã mất khoảng 20%-25% giá trị và cứ tiếp tục mất đi giá trị như thế sau mỗi năm. [4] Vì thế hãy cân nhắc kỹ lưỡng về việc mua xe ô tô.
  6. Đừng tiêu xài vào những thứ vớ vẩn. Kiếm sống không bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng còn khó khăn đau hơn nhiều khi chúng ta tiêu những đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt của chính mình vào những thứ vô bổ. Hãy nhìn lại những thứ bạn mua. Hãy cố gắng phát hiện xem chúng có thực sự "đáng tiền không." Dưới đây là một vài thứ không nên tiêu nếu bạn muốn trở nên giàu có :
    • Vé vào sòng bạc và vé sổ xố. Chỉ một số rất ít may mắn trong chúng ta kiếm được tiền còn lại đều mất.
    • Các thói xấu như hút thuốc. Những người nghiện thuốc nặng sẽ chỉ nhìn thấy tìền của mình bay theo làn khói thuốc.
    • Những khoản tiêu vặt đi kèm như kẹo ở rạp chiếu phim hay đồ uống ở câu lạc bộ.
    • Buồng tắm nắng và phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn có thể bị ung thư da chỉ vì sở thích này. Sửa mũi và tiêm botox có mang lại cho bạn vẻ đẹp như trong quảng cáo không? Hãy học cách sống chung với tuổi già. Ai rồi cũng sẽ đến lúc già.
    • Vé máy bay hạng nhất. Bạn được gì hơn khi mất thêm tới 1,000 đô la? Khăn lau ấm và chỗ để chân 10cm? Dùng số tiền đó để đầu tư chứ không phải ném tiền qua cửa sổ như vậy, và hãy tập làm hành khách bình dân!
  7. Duy trì sự giàu có. Làm giàu đã khó, duy trì sự giàu có còn khó hơn. Danh mục chứng khoán của bạn bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán vốn lên xuống thất thường. Nếu bạn chỉ cảm thấy thoải mái khi thị trường tốt, bạn sẽ hoảng loạn khi thị trường lao dốc và dễ làm liều. Nếu bạn được thăng chức, tăng lương hoặc chỉ số ROI tăng cao, đừng tiêu số tiền dư thừa. Hãy tiết kiệm đề phòng công việc của bạn khi có vấn đề và khi ROI giảm 2 điểm phần trăm!

Học hỏi trong suốt Sự nghiệp[sửa]

  1. Học tập thật tốt khi còn trẻ. Dù học đại học chính quy hay học nghề, những người thành công thường theo đuổi việc học sau bậc phổ thông. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, nhà tuyển dụng không có nhiều thông tin đánh giá bạn ngoài học vấn. Điểm trung bình đại học cao thường đảm bảo mức lương cao hơn.
  2. Chọn đúng ngành nghề. Hãy nhìn vào bảng khảo sát lương trung bình hàng năm của một số ngành nghề. Cơ hội làm giàu của bạn sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn chọn làm giáo viên thay vì chuyên viên tài chính. Dưới đây là một số nghề có thu nhập cao nhất tại Mỹ:
    • Bác sỹ và Bác sỹ Phẫu thuật. Riêng bác sỹ gây mê còn kiếm được hơn 200,000 đô la mỗi năm. [5]
    • Kỹ sư Dầu khí. Các kỹ sư làm việc trong ngành dầu khí thường có mức sống khá cao. Trung bình, họ kiếm được từ 135,000 đô la trở nên. [5]
    • Luật sư. Luật sư ở nhóm cao cấp kiếm được hơn 130,000 đô la mỗi năm, biến nó trở thành ngành nghề rất hấp dẫn nếu bạn đầu tư thời gian và công sức.
    • Nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin (CNTT) và Kỹ sư Phần mềm. Nếu bạn giỏi lập trình và có năng khiếu về máy tính, hãy tìm đến lĩnh vực trả lương rất cao này. Các nhà quản lý CNTT kiếm được 125,000 đô la mỗi năm. [5]
  3. Hãy chọn Đúng nơi Đúng chỗ. Hãy đến nơi có công việc tốt và phù hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn theo ngành tài chính, hãy đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội chứ không phải vùng nông thôn hay dân cư thưa thớt. Nếu bạn muốn khởi nghiệp, hãy đến những nơi như thung lũng công nghệ Silicon. Nếu bạn muốn làm trong ngành giải trí, hãy đến Los Angeles hoặc New York.
  4. Hãy bắt đầu từ công việc nhỏ. Nhưng trước tiên hãy chơi trò rải truyền đơn. Hãy nộp vào càng nhiều công ty có thể và thi, phỏng vấn để chọn ra công việc ưng ý nhất. Khi đã chọn được việc, hãy theo đuổi nó và tích lũy kinh nghiệm để thăng tiến, phát triển.
  5. Khi phù hợp, hãy thay đổi công việc và công ty. Khi có kinh nghiệm với lĩnh vực bạn đang làm, hãy tính đến tìm việc mới. Thay đổi chỗ làm việc, bạn có thể được tăng lương cũng như trải nghiệm các môi trường doanh nghiệp khác nhau. Đừng ngại, hãy cứ chuyển vài lần. Nếu bạn là một nhân viên tốt, công ty hiện tại của bạn có thể tăng lương và các phúc lợi khác để giữ chân bạn.

Tái Cơ Cấu khoản Thế chấp[sửa]

  1. Đảo nợ khoản thế chấp nhà của bạn. Việc đảo nợ này có thể giúp bạn chịu lãi suất 15 năm thay vì 30 năm. Cách này làm bạn trả thêm vài trăm đô la mỗi tháng nhưng tổng chi phí lãi vay bạn trả sẽ thấp hơn nhiều.
    • Ví dụ: Để thanh toán khoản thế chấp nhà 200,000 đô la trong 30 năm, bạn sẽ phải trả 186,500 đô la tiền lãi, nghĩa là bạn đang trả tổng số tiền 386,500 đô la trong vòng 30 năm. Nói cách khác, nếu bạn sẵn sàng trả thêm vài trăm đô là (ví dụ 350 đô la) bằng cách đảo sang khoản nợ kỳ hạn 15 năm (sẽ có lãi suất thấp hơn), bạn có thể trả khoản thế chấp trong vòng 15 năm và điều tuyệt vời nhất là bạn tiết kiệm được 123,700 đô la tiền lãi. Số tiền đó sẽ thuộc về bạn. Vậy hãy nói chuyện ngay với nhân viên quản lý nợ về lựa chọn mới này.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy mua sắm quần áo vào mùa thu hay mùa xuân vì hai mùa này có rất nhiều đợt giảm giá.
  • Chỉ mua những thứ bạn Cần, không phải thứ bạn Muốn. Dừng ngay việc mua sắm theo cảm hứng và tiêu tiền để thể hiện với hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp,v.v. Mua những thứ bạn thực sự cần , không phải thứ bạn muốn. Hãy có kỷ luật với tiền của mình – Nếu không cần mua, thì đừng mua. Hãy đưa ra những lựa chọn thật kỹ lưỡng.
  • Hãy liệt kê các thứ cần mua, các mức giá và xem tiền của bạn sẽ đi đâu. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ ngạc nhiên về cách chúng ta tiêu tiền hợp lý đến thế nào!
  • Hãy trả hóa đơn có lãi cao nhất trước rồi đến hóa đơn cao thứ hai cho tới khi bạn trả xong hết các hóa đơn, nợ. Cách này sẽ giúp bạn trả ít lãi suất nhất. Cách khác là trả những khoản nợ nhỏ nhất trước. Ưu điểm cách này là nó giúp bạn thấy được tiến độ bạn trả xong các hóa đơn, khoản nợ.
  • Hãy tìm kiếm từng cơ hội kiếm tiền. Bán bất cứ món đồ bạn không dùng đến, báo cũ, giấy vụn, lon bia,v.v.
  • Hãy để hồ sơ tín dụng của bạn thật đẹp. Có điểm tín dụng thấp sẽ làm bạn khó xin được khoản nợ hay hạn mức tín dụng khi cần.
  • Nếu bạn muốn tự thưởng bản thân một món đồ đắt tiền, hãy chuyển từ thứ nhiều tiền sang ít tiền. Đừng nghĩ đến bộ váy đắt tiền hay chiếc túi xách thời trang, hãy mua kem ốc quế hay đi xem phim chẳng hạn. Chiếc vé xem phim 8 đô la rõ ràng là rẻ hơn nhiều chiếc túi xách 800 đô la nhưng vẫn cho bạn cùng một cảm xúc đó là làm được một việc "dành riêng cho mình".
  • Bạn có thể vay tiền để dùng vào việc mua những tài sản tạo ra thu nhập.
  • Hãy cố gắng nấu ăn ở nhà và tự làm việc nhà. Bạn không nên thuê các dịch vụ như giặt là hay giúp việc để tiết kiệm tiền.
  • Nếu bạn thích đi đến quán bar hay câu lạc bộ, hãy chuyển thành đi một lần một tuần trong một thời gian rồi chuyển thành hai tuần một lần.
  • Tiền chẳng bao giờ miễn phí trừ khi bạn được thừa hưởng, kể cả khi may mắn có được bạn cũng phải kiểm soát chúng thật thông minh hoặc bạn sẽ mất hết. Trường hợp ngoại lệ khác là công ty bạn đóng cho bạn theo IRA hay 401 như đã đề cập ở trên.
  • Có nhiều nguồn thu nhập trong gia đình sẽ đảm bảo tình hình tài chính tốt hơn một nguồn.
  • Mỗi tối trước khi ngủ, hãy cho hết tiền lẻ (thường là tiền xu) vào trong một cái chai. Sau khoảng một năm, bạn sẽ có ít nhất 150 đô la tiền lẻ tiết kiệm. Định kỳ, hãy gửi khoản tiền này vào tài khoản tiết kiệm.
  • Nếu bạn đang làm kinh doanh, hãy giữ chi tiêu cá nhân càng thấp càng tốt và dùng số tiền dư thừa tái đầu tư vào công ty của bạn cho đến khi bạn độc lập tài chính. Trong thời gian đó, hãy tích lũy thành một quỹ khẩn cấp tương đương khoảng 6 tháng chi tiêu. Đặt số tiền này vào một tài khoản tiết kiệm, một tài khoản kinh doanh các công cụ tài chính ngắn hạn hoặc một chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (CD).
  • Nếu bạn đang rất muốn mua món đồ đắt tiền (một chiếc ô tô mới dù chiếc hiện tại vẫn chạy tốt), hãy bắt bản thân chờ đợi một tháng trước khi mua. Hãy đề nghị thành viên trong gia đình hoặc bạn bè tin cậy giữ tiền để ngăn lại sự ham muốn mua lúc đó. Hãy dành thời gian cân nhắc: chi phí thật sự của thứ bạn muốn mua; lợi và hại; mua ngay bây giờ và mua sau này; số tiền đó có thể được dùng tốt hơn như thế nào.
  • Hãy tìm hiểu về các triệu phú tự thân để có động lực. Hãy tìm hiểu mọi thứ về cách người giàu bắt đầu kiếm tiền và họ làm gì để duy trì sự giàu có của mình.
  • Thi thoảng bạn phải tiêu tiền để kiếm được tiền.
  • Nếu muốn làm giàu nhanh, bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro. Một cách tốt hơn là tích lũy tiền bạc chậm hơn nhưng an toàn hơn.
  • Hãy chống lại những ham muốn mua đồ đắt tiền. Những món rẻ hơn vẫn có chất lượng tốt không kém và kiểm soát chặt chẽ chi tiêu luôn mang lại hiệu quả lâu dài.
  • Khi bạn muốn mua đồ (ví dụ quần áo), hãy nghĩ "Mình có thể mặc bộ này ở đâu?". Nếu bạn không thể nghĩ ra được ít nhất 5 địa điểm thì đừng mua. Hãy đặt câu hỏi để ngăn bạn lãng phí tiền vào những thứ không cần thiết.
  • Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các ý tưởng kinh doanh trước khi bạn bắt đầu.
  • Hãy luôn hỏi bản thân, "Đây là cái mình cần hay muốn?". Nếu câu trả lời là "cần", hãy mua nó, nhưng nếu chỉ là muốn thì dừng ngay lại.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây