Nhận biết triệu chứng HIV

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

HIV (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người) là loại vi-rút gây bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). HIV tấn công hệ miễn dịch, phá hủy tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Xét nghiệm là cách duy nhất để nhận biết HIV. Bạn có thể tìm hiểu một số triệu chứng để phát hiện mình có bị nhiễm HIV hay không.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Phát hiện triệu chứng sớm[sửa]

  1. Nhận biết dấu hiệu mệt mỏi cấp tính không có nguyên nhân rõ ràng. Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, nhưng lại là triệu chứng ở những người mắc HIV. Triệu chứng này không quá nghiêm trọng nếu bạn chỉ đang trải qua một triệu chứng này, nhưng đây là dấu hiệu mà bạn cần lưu ý hơn.[1]
    • Mệt mỏi cấp tính không đơn giản chỉ là cảm thấy buồn ngủ. Lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi, thậm chí là sau một đêm ngủ ngon? Bạn ngủ vào buổi chiều thường xuyên hơn, và tránh hoạt động mạnh vì cảm thấy không có nhiều năng lượng? Kiểu mệt mỏi này là một dấu hiệu cần lưu ý.
    • Nếu triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc tháng, bạn nên đi khám để loại trừ HIV.
  2. Lưu ý hiện tượng sốt hoặc đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Những hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu nhiễm HIV, gọi là giai đoạn HIV cấp tính. Như đã nói ở trên, nhiều người không gặp phải triệu chứng này, nhưng có một số người gặp phải hiện tượng này từ hai đến bốn tuần sau khi nhiễm HIV.[2]
    • Sốt cao và đổ mồ hôi ban đêm cũng là triệu chứng của bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Nếu đang trong mùa cảm cúm, đây có thể là dấu hiệu mà bạn đang gặp phải.
    • Rùng mình, đau cơ, đau họng, và đau đầu là những dấu hiệu của cảm lạnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng nhiễm HIV ban đầu.
  3. Quan sát các tuyến bị sưng ở cổ, nách, hoặc bẹn. Tình trạng sưng hạch bạch huyết là do cơ thể phản ứng với viêm nhiễm. Hiện tượng này không xảy ra với tất cả những người bị nhiễm HIV trong thời gian đầu, nhưng đây là dấu hiệu phổ biến trong số các bệnh nhân.[1]
    • Hạch bạch huyết ở cổ thường sưng to hơn ở nách hoặc bẹn khi nhiễm HIV.
    • Hạch bạch huyết sưng có thể do bị viêm nhiễm khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, vì thế bạn cần đi khám để nhận biết chính xác.
  4. Lưu ý trường hợp buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này thông thường có liên quan đến bệnh cúm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm HIV giai đoạn đầu. Bạn nên đi khám nếu triệu chứng kéo dài.[3]
  5. Chú ý tình trạng loét miệng và bộ phận sinh dục. Nếu thấy loét miệng xuất hiện cùng với những triệu chứng khác, đặc biệt nếu bạn hiếm khi bị loét miệng, đây có thể là dấu hiệu nhiễm HIV giai đoạn đầu. Loét vùng kín cũng là báo hiệu của HIV.

Nhận biết triệu chứng nặng[sửa]

  1. Không bỏ qua tình trạng ho khan. Triệu chứng này xuất hiện ở những giai đoạn cuối của HIV, đôi khi là nhiều năm sau khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể và âm ỉ bên trong. Triệu chứng có vẻ vô hại này thường rất dễ bị bỏ qua, đặc biệt khi xuất hiện trong mùa dị ứng hoặc ho và cảm cúm. Nếu tình trạng ho khan không thuyên giảm sau khi dùng thuốc chữa dị ứng hoặc ống hít, đây có thể là triệu chứng của HIV.
  2. Quan sát những điểm bất thường (màu đỏ, nâu, hồng, hoặc tím) trên da. Những người nhiễm HIV giai đoạn cuối thường bị phát ban da, đặc biệt ở mặt và thân mình. Phát ban có thể xuất hiện trong miệng và mũi. Đây là dấu hiệu HIV đang chuyển hóa thành AIDS.[4]
    • Da đóng vảy màu đỏ cũng là dấu hiệu của HIV giai đoạn cuối. Các vết trông giống như bị loét hoặc nổi cục.
    • Phát ban thường khi đi kèm cảm cúm, vì thế nếu nhận thấy tình trạng xuất hiện cùng lúc với những triệu chứng khác, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  3. Lưu ý tình trạng viêm phổi. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch kém vì những lý do khác. Bệnh nhân mắc HIV giai đoạn cuối thường dễ bị viêm phổi do vi trùng thường không gây nên phản ứng nghiêm trọng như vậy.
  4. Lưu ý tình trạng nhiễm nấm, đặc biệt ở miệng. Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường bị nhiễm nấm trong miệng gọi là bệnh tưa miệng. Bệnh làm xuất hiện vết đốm trắng hoặc những vết dị thường khác trên lưỡi và trong miệng. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang gặp vấn đề trong việc chống lại viêm nhiễm.
  5. Kiểm tra móng tay để tìm dấu hiệu nấm mốc. Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường gặp tình trạng móng bị vàng hoặc nâu, nứt hay sứt mẻ. Móng trở nên dễ bị nhiễm nấm mà trong điều kiện bình thường cơ thể có khả năng chống lại.
  6. Xác định tình trạng giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân. Trong giai đoạn đầu của HIV, nguyên nhân có thể là do tiêu chảy nặng; trong giai đoạn cuối, hiện tượng có tên gọi "thải ra," và là phản ứng mạnh của cơ thể đối với sự hiện diện của HIV trong hệ thống.
  7. Lưu ý hiện tượng mất trí nhớ, trầm cảm, hoặc bệnh thần kinh khác. HIV tác động đến chức năng nhận thức của não ở giai đoạn cuối. Những triệu chứng này thường nghiêm trọng và cần được xem xét.

Tìm hiểu HIV[sửa]

  1. Nhận biết nguy cơ lây nhiễm. Bạn có thể gặp phải nhiều tình huống dẫn đến nguy cơ mắc HIV. Nếu đã trải qua một trong những trường hợp sau đây, bạn đang có nguy cơ bị lây nhiễm:
    • Quan hệ cửa sau, bằng âm đạo hoặc quan hệ bằng miệng không an toàn.
    • Dùng chung kim tiêm.
    • Chẩn đoán hoặc điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), bệnh lao, lao phổi, hoặc viêm gan.
    • Truyền máu từ năm 1978 đến 1985, những năm khi các biện pháp phòng ngừa chưa được áp dụng trong việc sử dụng máu nhiễm bệnh để truyền.
  2. Không nên chờ đến khi triệu chứng xuất hiện mới đi khám. Nhiều người mắc HIV không biết rằng họ đang bị lây nhiễm. Vi-rút có thể âm ỉ trong cơ thể mười năm trước khi bắt đầu triệu chứng. Nếu có lý do cho rằng bản thân có thể nhiễm HIV, bạn nên đi khám ngay khi chưa thấy có dấu hiệu. Bạn nên phát hiện càng sớm càng tốt.
  3. Làm xét nghiệm HIV. Đây là phép đo chính xác nhất để xác định xem bạn có bị HIV hay không. Liên lạc với trạm y tế địa phương, hội chữ thập đỏ, văn phòng bác sĩ, và các nguồn khác tại địa phương.
    • Xét nghiệm thường khá dễ dàng, chi phí hợp lý, và đáng tin cậy (trong hầu hết các trường hợp). Xét nghiệm phổ biến thường được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu. Ngoài ra còn có xét nghiệm chất dịch trong miệng (không phải nướt bọt) và nước tiểu. Thậm chí có một số xét nghiệm mà bạn có thể thực hiện ở nhà. Nếu không có bác sĩ tiến hành xét nghiệm, bạn có thể liên lạc với Sở Y tế tại địa phương.
    • Nếu xét nghiệm HIV, bạn không nên phủ nhận kết quả. Cho dù có bị lây nhiễm hay không thì bạn cũng sẽ thay đổi lối sống và cách tư duy của mình.

Lời khuyên[sửa]

  • Đi xét nghiệm nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh. Đây là cách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho bạn lẫn người khác.
  • HIV không lây truyền qua không khí hay thức ăn. Vi-rút không thể sống bên ngoài cơ thể.
  • Nếu đã xét nghiệm tại nhà cho ra kết quả dương tính, bạn sẽ được giới thiệu tiến hành xét nghiệm tiếp theo. Không nên bỏ qua lần xét nghiệm này. Nếu cảm thấy lo ngại, bạn nên đi khám bác sĩ.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ nhặt kim hoặc ống tiêm đã vứt đi.
  • STD làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
  • 1/5 số người nhiễm HIV ở Hoa Kỳ không biết họ bị nhiễm bệnh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này