Nhận biết triệu chứng ung thư cổ tử cung

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư ở bộ phận nằm dưới tử cung. Bệnh này có thể xảy ra ở phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường tập trung ở phụ nữ có độ tuổi từ 20 đến 50. Phần lớn phụ nữ bị ung thư do không đi khám phụ khoa thường xuyên và tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung. May mắn thay, ung thư cổ tử cung có thể được chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm.[1] Triệu chứng chủ yếu cần lưu ý đó là chảy máu âm đạo và đau đớn. Một số triệu chứng chỉ xuất hiện khi các tế bào dị thường phát triển trong các mô xung quanh. Do đó bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy có sự thay đổi bất thường. Việc sàng lọc thường xuyên bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP smears) và xét nghiệm HPV có thể giúp phát hiện tình trạng tiền ung thư trước khi phát triển thành ung thư cổ tử cung.[2][3]

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng[sửa]

  1. Giám sát chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc gần mãn kinh, bạn cần sử dụng lịch để theo dõi thời gian xảy ra chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp và thời gian kéo dài bao lâu. Khi ở giai đoạn mãn kinh, bạn cần nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng xảy ra khi nào. Triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung đó là chảy máu âm đạo bất thường. Bạn cần phải biết điều gì là bình thường đối với mình cũng như những phụ nữ khác.[2]
    • Chu kỳ kinh nguyệt vẫn xảy ra đều đặn khi bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh. Cơ thể của mỗi người phụ nữ không giống nhau, tuy nhiên chu kỳ bình thường là 28 ngày, muộn hoặc sớm hơn 7 ngày.[4]
    • Đến giai đoạn gần mãn kinh chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều. Giai đoạn này thường bắt đầu ở phụ nữ trong độ tuổi 40 và 50. Giai đoạn chuyển biến này xuất hiện khi buồng trứng bắt đầu sản sinh estrogen ít hơn và có thể kéo dài vài tháng cho đến 10 năm trước khi đến giai đoạn mãn kinh hoàn toàn.[5]
    • Khi đến giai đoạn mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc. Mức độ nội tiết tố đã đạt đến thời điểm không còn rụng trứng. Khi đó bạn sẽ không thể mang thai được nữa.[5]
    • Nếu đã cắt bỏ cổ tử cung bạn sẽ không trải qua thời gian đèn đỏ nữa. Do tử cung đã được lấy ra, nội mạc tử cung sẽ không còn bong tróc và tạo nên kinh nguyệt. Nếu vẫn còn buồng trứng, bạn chưa đến giai đoạn mãn kinh.[6]
  2. Lưu ý đốm nhỏ xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.[2] Khi nhận thấy đốm nhỏ, lượng kinh nguyệt tiết ra ít hơn và máu có màu khác với bình thường.
    • Trong giai đoạn tiền mãn kinh, đôi khi chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều và có thể xuất hiện đốm nhỏ. Các yếu tố như bệnh tật, căng thẳng hoặc bài tập nặng cũng ảnh hưởng đến chu kỳ. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt bất thường kéo dài nhiều tháng.[4]
    • Đốm nhỏ là hiện tượng bình thường của giai đoạn gần mãn kinh. Bạn nên thận trọng và quan sát thêm các triệu chứng ung thư cổ tử cung khác.[5]
  3. Lưu ý chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường.[2] Trong từng chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu tiết ra, màu sắc, và độ đặc có thể thay đổi. Bạn cần liên lạc với bác sĩ nếu các yếu tố này thay đổi rõ rệt.[7]
  4. Liên lạc với bác sĩ trong trường hợp kinh nguyệt đột nhiên xảy ra không theo thời gian cố định. Bạn cần nhớ rằng máu âm đạo xuất hiện khi bạn trong giai đoạn mãn kinh hoặc đã cắt bỏ cổ tử cung là điều không hề bình thường.[2]
    • Quá trình cắt bỏ tử cung chưa hẳn đã cắt phần cổ tử cung. Khi cắt tử cung hoàn toàn, toàn bộ phần tử cung và cổ tử cung sẽ được cắt bỏ. Còn quá trình cắt cổ tử cung bán phần được thực hiện khi không có bệnh lý ác tính. Khi đó cổ tử cung vẫn được chừa lại và bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bạn cần hỏi bác sĩ phụ khoa về loại hình phẫu thuật cắt bỏ tử cung.[8]
    • Nếu không trải qua thời kỳ đèn đỏ trong vòng 12 tháng liên tục thì có thể bạn đã bước sang giai đoạn mãn kinh.[5]
  5. Lưu ý hiện tượng chảy máu âm đạo sau hoạt động bình thường. Các hoạt động này bao gồm giao hợp, thụt rửa, và ngay cả việc khám phụ khoa do bác sĩ thực hiện. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về đặc điểm của máu, đốm nhỏ với lưu lượng máu tiết nhiều.[2]
    • Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ chèn ngón tay có đeo găng vào trong âm đạo và dùng tay kia ấn phần bụng dưới. Bác sĩ có thể kiểm tra tử cung, bao gồm cổ tử cung, và buồng trứng để tìm dấu hiệu bất thường hoặc bệnh tật. Thao tác này không gây nên hiện tượng máu chảy nhiều.[3]
  6. Lưu ý dịch tiết âm đạo bất thường. Dịch tiết có thể có máu và xuất hiện giữa hai chu kỳ kinh nguyệt cũng như có mùi khó chịu.[2]
    • Cổ tử cung tiết ra chất nhầy với độ đậm đặc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt có tác dụng ngăn ngừa hoặc khuyến khích thụ thai.[9] Giữa hai kỳ kinh nguyệt không nên xuất hiện máu.
    • Nếu máu kinh nguyệt tích tụ trong âm đạo từ 6 đến 8 giờ, vùng kín sẽ có mùi khó chịu. Hiện tượng này khác với dịch tiết có mùi hôi.[7]
    • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Dịch tiết có mùi khó chịu có thể do tình trạng khác gây nên, chẳng hạn như viêm nhiễm gây đau và chảy máu, hoặc do hiện tượng tiền ung thư hay ung thư.[2]
  7. Trao đổi với bác sĩ về cảm giác đau sau khi quan hệ hoặc đau vùng xương chậu.[2] Đau trong khi giao hợp là bình thường; 3 trong số 4 phụ nữ đều gặp phải tình trạng này trong khi quan hệ ở một số thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu cơn đau xảy ra thường xuyên hoặc nặng hơn, bạn cần thảo luận với chuyên gia y tế có trình độ về tình trạng này.[10][11] Bạn cần phân biệt giữa cơn đau bụng hành kinh và đau vùng xương chậu hoặc bụng dưới.
    • Trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, âm đạo có thể thay đổi do sự biến đổi nồng độ estrogen. Thành âm đạo sẽ trở nên mỏng, khô, kém đàn hồi, và nhạy cảm với kích thích hơn (viêm âm đạo teo). Đôi khi việc quan hệ sẽ gây đau do những thay đổi này. [11]
    • Đau khi quan hệ tình dục cũng có thể xảy ra trong quá trình kích ứng da, hoặc chất bôi trơn tiết ít hơn.[10]

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng. Việc trì hoãn có thể phát triển bệnh nặng hơn và giảm cơ hội điều trị hiệu quả.[2][12]
    • Khi tiếp nhận, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về lịch sử cá nhân và gia đình cũng như các triệu chứng của bạn. Ngoài ra bác sĩ cũng trao đổi về các yếu tố rủi ro như là có nhiều bạn tình, hoạt động tình dục sớm, bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm khả năng miễn dịch, và tiền sử hút thuốc lá.[13][14]
    • Sau khi nắm rõ tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Trong buổi khám, bác sĩ thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV nếu chưa được tiến hành trước đây. Đây là các xét nghiệm sàng lọc (tìm dấu hiệu ung thư cổ tử cung) và không có tác dụng chẩn đoán (khẳng định mắc ung thư cổ tử cung).[14]
    • Xét nghiệm chẩn đoán chỉ được thực hiện sau khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và/hoặc triệu chứng bất thường liên quan đến ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm bao gồm thao tác soi âm đạo bằng cách dùng gương phản xạ mở âm đạo để phóng đại cổ tử cung giúp bác sĩ quan sát khu vực bất thường trên cổ tử cung. Nếu cần, bác sĩ sẽ tiến hành nạo phần nội mạc tử cung (lớp lót bên trong cổ tử cung)[15] và/hoặc sinh thiết hình nón. Nhà nghiên cứu bệnh học sẽ dùng kính hiển vi quan sát để chẩn đoán thay đổi tiền ung thư hoặc ung thư trong tế bào.[14]
  2. Thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên trước khi triệu chứng xuất hiện. [2] Có hai loại xét nghiệm được tiến hành tại phòng khám để phát hiện tổn thương tiền ung thư: xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và HPV.[16]
  3. Tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên. Loại xét nghiệm này nhận diện tế bào tiền ung thư có nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị sớm và đúng cách.[3] Xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 và có thể được thực hiện tại phòng khám bác sĩ hoặc bệnh viện.
    • Trong khi phân tích, bác sĩ phụ khoa sẽ chèn gương phản xạ vào trong âm đạo để kiểm tra thành âm đạo và cổ tử cung, sau đó thu thập tế bào và chất nhầy trong cổ tử cùng và các mô xung quanh. Các mẫu này sẽ được đặt vào bản kính hoặc chai chứa chất lỏng và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định dấu hiệu bất thường.[3]
    • Bạn nên thường xuyên tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ngay cả trong thời gian kiêng quan hệ và sau giai đoạn mãn kinh.[17]
    • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có thể được thực hiện tại bất kỳ bệnh viện hoặc phòng khám nào, bởi vì nó được bao gồm trong danh sách các dịch vụ trong bảo hiểm y tế bắt buộc. Nếu không có bảo hiểm, bạn có thể tiến hành xét nghiệm miễn phí hoặc với chi phí thấp tại bệnh viện cộng đồng.[17]
  4. Tiến hành xét nghiệm HPV. Xét nghiệm này được thực hiện để phát hiện vi-rút u nhú ở người, gây ra những thay đổi tiền ung thư trong các tế bào cổ tử cung.[3] Đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung là do viêm nhiễm HPV. Vi-rút này truyền từ người sang người trong khi quan hệ tình dục.[1] Các tế bào được thu thập trong khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có thể được phân tích HPV.[3]
    • Cổ tử cung có hình trụ nằm dưới tử cung.[15] Phần ngoại tử cung là vị trí mà bác sĩ kiểm tra bằng gương phản xạ.[15] Phần nội tử cung là ống dẫn thông qua cổ tử cung đi vào bên trong nội mạc tử cung. Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở vùng chuyển tiếp giữa phần nội và ngoại tử cung. Đây là vị trí lấy mẫu tế bào cổ tử cung và nước nhầy.[18]
    • Phụ nữ trên 30 tuổi nên tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và HPV 5 năm một lần.[19]
  5. Trao đổi với bác sĩ về tần suất thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và HPV. Thời gian lấy xét nghiệm sàng lọc hoặc tái khám tùy thuộc vào độ tuổi, số lượng bạn tình, cũng như tiền sử và kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và HPV trước đây.[1]
    • Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 cần tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 đến 63 tuổi cần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm một lần hoặc kết hợp với xét nghiệm HPV 5 năm một lần.[17]
    • Nếu có hệ miễn dịch kém, dương tính với HIV, hoặc có kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc có nên tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên hơn hay không.[17]
    • Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc loại ung thư này ở các nước phát triển thường thấp hơn so với các quốc gia khác do việc tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và HPV rộng rãi và thường xuyên.[20]
    • Chẩn đoán và điều trị sớm. Tế bào cổ tử cung với những thay đổi đáng kể mang lại rủi ro ung thư rất lớn. Việc chuyển đổi từ tế bào bình thường sang dị thường cho đến xâm lấn có thể xảy ra trong vòng 10 năm, nhưng đôi khi có thể xảy ra sớm hơn.[21]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.cdc.gov/cancer/cervical/pdf/cervical_facts.pdf
  2. 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 http://www.cancer.org/cancer/cervicalcancer/moreinformation/cervicalcancerpreventionandearlydetection/cervical-cancer-prevention-and-early-detection-cervical-cancer-signs-and-symptoms
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.cdc.gov/cancer/cervical/basic_info/screening.htm
  4. 4,0 4,1 http://www.everydayhealth.com/pms/irregular-periods.aspx
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 http://www.healthline.com/health/menopause/difference-perimenopause
  6. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/vaginal-hysterectomy/basics/what-you-can-expect/prc-20020565
  7. 7,0 7,1 http://www.menstruation-info-with-doc.com/menstruation-blood.html
  8. http://womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/hysterectomy.html
  9. http://report.nih.gov/nihfactsheets/viewfactsheet.aspx?csid=76
  10. 10,0 10,1 http://www.acog.org/Patients/FAQs/When-Sex-Is-Painful
  11. 11,0 11,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/004016.htm
  12. http://www.cancer.net/cancer-types/cervical-cancer/symptoms-and-signs
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-cancer/basics/risk-factors/con-20030522
  14. 14,0 14,1 14,2 http://www.cancer.org/cancer/cervicalcancer/detailedguide/cervical-cancer-diagnosis
  15. 15,0 15,1 15,2 http://www.cancer.org/cancer/cervicalcancer/detailedguide/cervical-cancer-what-is-cervical-cancer
  16. http://www.cancer.org/cancer/cervicalcancer/detailedguide/cervical-cancer-prevention
  17. 17,0 17,1 17,2 17,3 http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/pap-test.html
  18. http://www.sahealth.sa.gov.au/wps/wcm/connect/public+content/sa+health+internet/healthy+living/recommended+health+checks/pap+smears/pap+smear+results+what+do+they+mean
  19. http://www.womenshealth.gov/screening-tests-and-vaccines/screening-tests-for-women/index.html
  20. http://www.cancer.org/cancer/cervicalcancer/detailedguide/cervical-cancer-key-statistics
  21. https://www.cancer.ca/en/cancer-information/cancer-type/cervical/cervical-cancer/precancerous-conditions/?region=bc