Nhận nuôi con riêng của bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các cụm từ như "gia đình của tôi, gia đình của anh, gia đình của chúng ta" trong gia đình hiện đại gồm vợ chồng và con riêng của vợ/chồng có thể chuyển sang cụm từ đơn giản là "gia đình của chúng ta" thông qua việc nhận nuôi con riêng của vợ/chồng. Thông qua thủ tục này, con đẻ của cặp vợ chồng này về mặt sinh học sẽ trở thành con hợp pháp của cặp vợ chồng khác về mặt pháp lý. Sau khi thủ tục nhận nuôi được hoàn thành, không có sự khác biệt về tình trạng pháp lý giữa con riêng của vợ/chồng và con đẻ của hai người. Từ "con riêng" sẽ không được dùng nữa.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Nhận con nuôi[sửa]

  1. Thảo luận việc này với vợ hoặc chồng và cả gia đình. Trong không khí gia đình hạnh phúc, háo hức dường như không có bất đồng, tuy nhiên việc bố mẹ kế nhận nuôi con riêng của nhau có thể mang tới một thay đổi cực kì to lớn đối với gia đình bạn. Hợp thức hóa quá trình nhận nuôi con riêng sẽ loại bỏ một cách hợp pháp quyền và nghĩa vụ của con nuôi với gia đình bố mẹ đẻ, đồng thời cũng cho đứa trẻ một cái tên mới, biến bố mẹ nuôi thành bố mẹ hợp pháp. [1] Đây là một thay đổi lớn về mặt tâm lý đối với một đứa trẻ. Còn đối với bố mẹ đẻ của trẻ, thì điều này có nghĩa là họ đồng ý trao quyền hợp pháp chăm sóc trẻ cho bố mẹ mới.
    • Xem xét thảo luận vấn đề này với cố vấn gia đình. Điều này bảo đảm rằng tất cả thành viên trong gia đình đều hiểu rõ về việc nhận nuôi con riêng, nên chắc rằng đó cũng là ý muốn của đứa trẻ.
  2. Hiểu các vấn đề pháp lý. Việc nhận con nuôi có hệ quả pháp lý vĩnh viễn đối với bố mẹ ruột, bố mẹ nuôi, và đứa trẻ.[2] Dó đó cần hiểu và chấp nhận chúng. Tham khảo ý kiến của luật sư nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào.
    • Bố mẹ đẻ cần biết rằng việc hợp pháp hóa nhận nuôi con riêng sẽ biến vợ hoặc chồng của bạn trở thành bố hoặc mẹ hợp pháp của đứa trẻ. Trong trường hợp bạn ly hôn, thì người vợ hoặc chồng cũ của bạn vẫn có quyền thăm viếng và thậm chí chăm sóc, giám hộ đứa trẻ. Nếu bạn kết hôn lần nữa và muốn người vợ/chồng mới nhận nuôi đứa trẻ thì phải có được sự đồng ý của bố mẹ nuôi, chứ không phải là bố mẹ đẻ.
    • Bố mẹ nuôi có tất cả các quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi như bố mẹ đẻ. Nếu ly hôn, bạn sẽ được yêu cầu chu cấp cho đứa con riêng đã được nhận nuôi hợp pháp của bạn. Con nuôi có quyền nhận thừa kế tài sản, thậm chí có thể làm giảm phần thừa kế của con đẻ.
    • Con nuôi sẽ mất quyền thừa kế đối với gia đình trước đó. Bố mẹ vắng mặt, hay ông bà, họ hàng của bố mẹ người đã từ bỏ quyền nuôi trẻ có thể tình nguyện tặng một số phần tài sản cho đứa bé, nhưng trẻ được nhận nuôi không có quyền phản đối nội dung di chúc hay yêu cầu chia sẻ quyền thừa kế tài sản đối với gia đình, họ hàng bố mẹ trước đó.
  3. Thu thập những giấy tờ cần thiết. Ít nhất bạn sẽ cần bản sao giấy khai sinh của trẻ được công chứng, sổ đăng ký kết hôn, giấy ly hôn của bố mẹ đẻ (nếu họ đã kết hôn). Trong trường hợp bố mẹ vắng mặt đã qua đời, thì nên chuẩn bị bản sao giấy chứng tử công chứng.
    • Trong trường hợp bố mẹ đẻ không trực tiếp nuôi dưỡng, giám hộ trẻ vẫn còn sống, thì phải có địa chỉ để phục vụ cho việc kiện tụng. Nếu không có địa chỉ, bạn phải nổ lực tìm chúng một cách trung thực. Các nỗ lực tìm kiếm tối thiểu được toà án công nhận bao gồm tìm kiếm trên mạng Internet, liên lạc với gia đình của người chồng/vợ cũ, tìm kiếm trong danh bạ điện thoại, hỏi thăm bạn bè cũ. Hãy lưu chúng trong một cuốn sổ nhật ký để tiện cho việc sử dụng sau này.
  4. Liệt kê tài sản và thu thập những giấy tờ liên quan của trẻ được nhận nuôi. Khi bạn trở thành bố mẹ nuôi, bạn có thể có một số quyền về tài sản của trẻ. Điều này bao gồm các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội, tiền trợ cấp dành cho thương binh liệt sĩ, quỹ tín thác đã được thông qua quyền thừa kế, quyết định của tòa án trong các vụ kiện, đất hoặc tài sản hữu hình khác thuộc về trẻ. Các tài sản này phải được khai báo trong đơn xin nhận con nuôi.
  5. Quyết định xem bạn có cần một luật sư gia đình hay sẽ tự đại diện cho mình. Trường hợp bố mẹ vắng mặt của đứa trẻ sẵn sàng đồng ý việc nhận con nuôi hoặc trường hợp họ đã chết, thì thủ tục nhận nuôi con riêng khá đơn giản và bạn có thể thực hiện một mình. Trong trường hợp bố mẹ đẻ không đồng ý, hãy cân nhắc tới việc nhờ luật sư gia đình tư vấn trước khi nộp đơn nhận con nuôi.
  6. Nghiên cứu phí nhận con nuôi. Sẽ có một khoản lệ phí áp dụng cho toà án khi nộp đơn xin nhận con nuôi. Lấy ví dụ tại Mỹ, lệ phí này có thể chỉ mang danh nghĩa (thấp nhất là 20 đô la ở California), đến hơn 300 đô la ở Texas. Bạn cần tìm hiểu mức phí tương ứng cho việc nhận con nuôi tại Việt Nam. Bạn sẽ phải thanh toán phí khi nộp đơn. Các chi phí khác có thể bao gồm phí nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình nhận nuôi, phí luật sư cho luật sư của trẻ, phí kiểm tra hồ sơ hình sự, phí tư vấn của tòa án bắt buộc, và lệ phí chứng nhận khai sinh mới. [3] Mặc dù phí nhận con nuôi ở mỗi quốc gia khác nhau, tổng chi phí này thường khoảng 1500 đô la đến 2000 đô la tại Mỹ đối với một hồ sơ nhận nuôi một trẻ, thậm chí bạn đã có sự đồng ý của bố mẹ đứa trẻ và ngay cả khi bạn không cần luật sư (bởi vì thông thường luật sư cho trẻ sẽ được chỉ định).[4]
    • Tất cả các tòa án có một quá trình để bãi miễn một số hoặc tất cả các lệ phí nộp đơn. Nó phụ thuộc vào thu nhập gia đình và tài sản của bạn. Hãy hỏi thư ký tòa án về các thủ tục tại tòa án địa phương.

Nộp đơn xin Nhận Con nuôi[sửa]

  1. Hoàn thành đơn xin nhận con nuôi. Đơn xin nhận con nuôi là tài liệu pháp lý sẽ được nộp lên tòa án để yêu cầu thẩm phán cho phép bạn nhận con nuôi. Trong trường hợp nhận nuôi cùng lúc nhiều trẻ, bạn có thể áp dụng chúng cùng lúc với các đơn tương tự. Đơn xin nhận con nuôi là một tài liệu chính xác và phải phù hợp với tình trạng của bạn. Thiếu một chi tiết hoặc không sử dụng các hình thức, mẫu phù hợp có thể gây ra nhiều vấn đề cho bạn và đứa trẻ sau này. Vì vậy, bạn không nên tự viết đơn trừ khi bạn đã được đào tạo về pháp luật. Sau đây là một số phương án cho việc chuẩn bị đơn xin con nuôi.
    • Hỏi thư ký tòa án về tập hồ sơ, đơn xin nhận nuôi con riêng. Những mẫu đơn này đã được hiệu chỉnh một cách chính xác và được chấp nhận bởi toàn án với các trường hợp xin nhận con nuôi trước đó. Có thể sẽ mất phí và bạn cần tìm hiểu mức phí tương ứng tại Việt Nam.
    • Liên hệ với văn phòng trợ giúp pháp lý ở địa phương để xem họ có tập hồ sơ để bố mẹ kế xin nhận nuôi con riêng không. Hình thức của các mẫu đơn này sẽ được kiểm tra bởi một luật sư và phải tuân theo những yêu cầu của địa phương. [5]
    • Thuê dịch vụ chuẩn bị tài liệu pháp lý ở địa phương hoặc luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý. [6] Bạn nên tìm hiểu thêm về mức phí cho dịch vụ này ở Việt Nam. Đây là phương án tốt nhất nếu bạn đang nộp đơn xin nhận con nuôi mà chưa có sự đồng ý của bố mẹ vắng mặt của đứa trẻ.
    • Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nộp đơn với lệ phí ở các tòa án của quận nơi bạn đã sống với các con trong ít nhất sáu tháng.[7] Phải nộp đơn ở quận mình cư trú, ngay cả khi nhà bạn gần tòa án khác.
  2. Tìm kiếm sự đồng ý của bố mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Đây có thể là phần dễ nhất của quá trình nhận con nuôi nhưng đôi khi cũng là phần khó khăn nhất. Trong gói hồ sơ xin nhận con nuôi có mẫu đơn dành cho bố mẹ vắng mặt ký và công chứng để chứng minh sự đồng ý của họ. Nếu bố mẹ của đứa bé sẵn sàng ký thì quá trình xin nhận con nuôi được tiến hành không mấy khó khăn.
    • Khi quá trình nhận con nuôi hoàn tất, bố mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng, giám hộ được giải thoát tất cả các nghĩa vụ đối với trẻ. Tiền cấp dưỡng quá hạn có thể được thu thập, nhưng cấp dưỡng tiếp theo sẽ không được tính nữa. [8]
    • Trong trường hợp bố mẹ đẻ của đứa trẻ được nhận nuôi đã chết, điều này sẽ được ghi trong đơn xin nhận con nuôi kèm theo bản sao giấy chứng tử có công chứng.
  3. Điều chỉnh chiến lược nếu bố mẹ đẻ của con riêng không đồng ý. Có hai tình huống phổ biến khi bạn không nhận được sự chấp thuận của họ. Thứ nhất, bố mẹ vắng mặt của trẻ có mâu thuẫn, thù địch và từ chối chấp thuận việc bạn nhận nuôi trẻ. Thứ hai, khi bố mẹ vắng mặt của trẻ mất tích hoặc không thể liên lạc được.
    • Nếu bạn tin rằng việc nhận xin con nuôi sẽ vấp phải sự chống đối và tranh giành của cặp bố mẹ khác, bạn nên tham vấn luật sư trước khi tiến hành quá trình nhận con nuôi. Việc bố mẹ của trẻ không hợp tác nghiêm túc sẽ làm các thủ tục thêm phức tạp và hậu quả xấu nhất là có thể bị ra tòa. Trừ khi bạn đã được đào tạo về pháp lý và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tòa án có thể không chỉ từ chối việc nhận nuôi của bạn, mà còn kiểm tra quyền giám hộ của người bạn đời mới đối với sự nuôi dưỡng trẻ.
  4. Cố gắng xác định vị trí nơi ở của bố mẹ vắng mặt. Nếu bạn không có thông tin liên lạc với bố mẹ vắng mặt của trẻ, bạn sẽ phải thực hiện những bước sau. Sẽ tốt hơn nếu tham khảo ý kiến của một luật sư để chắc chắn rằng bạn đang làm đúng các thủ tục và tuân theo pháp luật về nhận con nuôi. [9]
    • Tại Mỹ, các bang khác nhau có những luật lệ, quy định khác nhau, và điều quan trọng là bạn làm theo pháp luật ở tiểu bang, địa phương của bạn. Một nguyên tắc chung rất đáng lưu ý là nếu con riêng của bạn đã không có tin tức gì của bố mẹ đẻ trong hơn một năm, và đã có không có hỗ trợ tài chính từ họ trong hơn một năm, tòa án sẽ chấp thuận đơn xin nhận con nuôi của bạn.[10] Việc nắm chắc luật sẽ giúp bạn không vướng vào các vấn đề pháp lý có thể xảy ra.
    • Bạn nên nỗ lực thể hiện thiện chí một cách hợp lý để xác định vị trí của bố mẹ đứa trẻ. Tiếp cận với gia đình và bạn bè hai bên. Tìm kiếm trên mạng Internet và danh bạ điện thoại. [11] Ghi chép lại nỗ lực tìm kiếm của bạn. Nếu thẩm phán không tin rằng bạn đã cố gắng tìm kiếm, đơn xin nhận con nuôi có thể bị trì hoãn hoặc bác bỏ.
  5. Đăng tìm kiếm bố mẹ đẻ của trẻ trên phương tiện truyền thông. Nếu những nỗ lực của bạn để xác định vị trí bố mẹ vắng mặt của trẻ thất bại, bạn có thể yêu cầu tòa án cho phép bạn tiếp cận dịch vụ thông tin đại chúng điều này có nghĩa là sẽ cho xuất bản thông báo tìm địa chỉ của bố mẹ đẻ của trẻ trên bất kì tờ báo nào của địa phương. Sau khi đã đăng thông báo, bạn có thể tiếp tục tiến trình xin nhận con nuôi. Nếu tòa án nơi bạn không có một hình thức chuẩn bị cho yêu cầu này, hãy tham khảo ý kiến một luật sư, dịch vụ chuẩn bị tài liệu, hoặc trợ giúp pháp lý ở địa phương để được giúp đỡ. [12]
    • Sau khi được cấp phép thông báo trên phương tiện truyền thông, hãy đến các tòa báo ở quận để in các thông báo pháp lý. Họ sẽ giúp bạn chuẩn bị thông báo cho các tờ báo và cung cấp cho bạn bằng chứng về xuất bản theo luật. Chắc chắn bạn sẽ tìm hiểu thông tin về chi phí khi thực hiện việc này.[13]

Tiến trình và Hoàn thành Quá trình Nhận Con nuôi (Mục này áp dụng tại Mỹ)[sửa]

  1. Tham dự phiên toà sơ bộ. Sau khi dịch vụ đã đến hạn, thường có một phiên tòa sơ bộ mà các thẩm phán sẽ xem xét các tài liệu, lưu ý bất kỳ thiếu sót, và lịch trình các bước tiếp theo trong việc nhận con nuôi.
    • Đây là cơ hội mà bố mẹ của trẻ được nhận nuôi xuất hiện. Trong trường hợp họ xuất hiện, bạn có thể nói chuyện với họ để được chấp thuận hoặc xem xét động thái tiếp theo nếu họ từ chối. Nếu bố mẹ vắng mặt không xuất hiện, bạn không cần phải cung cấp thêm cho họ bất kì thông báo nào. Bạn cũng không cần phải thực hiện thêm bất kỳ nỗ lực nào để liên lạc với họ trừ khi có lệnh của thẩm phán.
    • Bảo đảm thực hiện theo mọi mệnh lệnh của thẩm phán. Nếu tòa án muốn thêm tài liệu hoặc thông tin, hãy cung cấp chúng càng sớm càng tốt mà không cần hỏi lại. Nếu thẩm phán có lệnh kiểm tra lý lịch hình sự, bạn có thể được yêu cầu có cuộc gặp gỡ với một viên chức tòa án và ký bản tường trình để họ có được thông tin của bạn.
  2. Hãy chuẩn bị cho một cuộc viếng thăm nhà. Trong khi các cuộc viếng thăm nhà được miễn đối với việc nhận nuôi con riêng của bố mẹ kế, thẩm phán vẫn có quyền ra quyết định kiểm tra này. Việc kiểm tra nhà thường được thực hiện bởi dịch vụ bảo vệ trẻ em (hoặc bất kì cơ quan nào có cùng chức năng ở địa phương). Hãy hợp tác và thể hiện mặt tốt nhất của gia đình bạn bằng cách chào đón các nhân viên công tác xã hội vào thăm nhà và trả lời tất cả câu hỏi của họ. [14][15]
    • Tòa án có quyền quyết định ban lệnh kiểm tra hình sự đối với bố mẹ nuôi. Nếu bố mẹ nuôi có hồ sơ liên quan đến tội lạm dụng trẻ em hay bỏ bê con cái, hoặc trong quá khứ không nuôi dưỡng hay bỏ rơi con, tòa án sẽ bác bỏ việc xin nhận con nuôi của họ.
    • Thẩm quán có thể muốn gặp trẻ hoặc không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm phán. Một số thẩm phấn không cho phép trẻ tham dự phiên xử án. Tốt nhất là nên sắp xếp chăm sóc trẻ trước buổi biện minh trước tòa. Hãy hỏi ý kiến thẩm phán xem họ có muốn bạn mang trẻ đến dự phiên điều trần hay không.
    • Nếu trẻ hơn một độ tuổi nhất định--thường là mười bốn--thì thẩm phán sẽ lấy ý kiến chấp thuận của trẻ về việc nhận nuôi.[16]
  3. Tham dự phiên tòa cuối cùng. Tại phiên tòa này, thẩm phán sẽ thực hiện quyền của mình đối với bố mẹ nuôi. Đây là cơ hội cuối cùng cho bố mẹ vắng mặt của trẻ xuất hiên. Thẩm phán sẽ xem xét các tài liệu và hỏi về ý định nhận con nuôi của bạn. Thẩm phán cũng sẽ hỏi người chồng/vợ kế của bạn liệu họ có đồng ý về việc nhận con riêng của bạn thành con nuôi và đổi họ cho nó. Nếu trẻ có mặt ở đấy, thẩm phán có thể sẽ nói chuyện với trẻ. Sau khi ký kết các thủ tục, bạn trở thành bố mẹ hợp pháp của trẻ.
    • Có thể là bạn đã được lên lịch trong danh sách các vụ kiện chờ xét xử ở phiên tòa chính thức. Mặc dù đây là lúc bạn thấy vui vẻ, tòa án có thể tiến hành những công việc khác. Tuyệt đối không đi với nhóm đông người, không mang máy ảnh, bóng bay, hoặc bất cứ thứ gì khác có thể can thiệp, cản trở hoạt động của tòa án. Thẩm phán không phải là người được biết đến với thái độ vui vẻ, dễ chịu. Bạn nên tổ chức tiệc ăn mừng vào lúc khác.
    • Một số tòa án chuyên về "danh sách các vụ nhận con nuôi" thì thoải mái và dễ chịu hơn về việc ăn mừng. Vào những dịp này toàn án được sắp xếp một cách đặc biệt, các thẩm phán thường cho phép chụp ảnh và tạo không khí vui vẻ, tiệc tùng.
  4. Thay đổi giấy khai sinh của trẻ. Sau khi nhận được tập hồ sơ đã đóng dấu, bạn có thể nộp đơn xin giấy khai sinh mới cho trẻ với tên mới được nhận nuôi và tiến hành cập nhập tên trường học và các hồ sơ y tế của trẻ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây