Ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trẻ sơ sinh bị táo bón khi phân trở nên cứng, khô khiến cho trẻ gặp khó khăn khi đại tiện. Việc này thường xảy ra khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn dạng rắn (ở giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi). Trẻ đại tiện không thường xuyên không phải là vấn đề đáng lo nếu như phân mềm và trẻ không bị đau. Bạn có thể thực hiện một số giải pháp để ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen hằng ngày.[1]

Các bước[sửa]

Ngăn ngừa táo bón[sửa]

  1. Cho trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Một số loại thức ăn cứng có thể gây táo bón như chuối, cà rốt và ngũ cốc gạo. Mặt khác, có một số loại thức ăn có thể giúp ngăn táo bón như quả mận (prune), lê, yến mạch và ngũ cốc lúa mạch.[2]
  2. Cho trẻ vận động nhiều. Ít vận động có thể dẫn đến táo bón. Trẻ sơ sinh thường cần hỗ trợ nếu bạn thấy trẻ chưa vận động đủ nhiều.[3]
  3. Di chuyển chân của trẻ. Giữ phần chân dưới và nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ như khi đang đạp xe nếu trẻ vẫn chưa biết bò. Di chuyển chân của trẻ lên và xuống giúp cho ruột hoạt động tốt hơn.
  4. Sử dụng đồ chơi có thể lăn và di chuyển khi chơi với trẻ. Những món đồ chơi này khuyến khích trẻ lăn hoặc bò thường xuyên làm tăng mức độ vận động của trẻ. Sự xuất hiện của bạn lúc đó cũng giúp cho trẻ di chuyển nhiều hơn để đuổi theo bạn.
  5. Mát xa bụng của trẻ sau khi ăn. Mát xa nhẹ nhàng có thể giúp giảm táo bón. Để 3 ngón tay lên bụng trẻ, ở gần lỗ rốn. Sau đó ấn nhẹ xuống.[4]

Nhận diện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh[sửa]

  1. Quan sát trẻ và tã lót để biết dấu hiệu của táo bón. Trẻ bị táo bón sẽ gặp phải tình trạng đau và khó chịu khi đại tiện. Phân trên tã lót thường cứng và khô hơn bình thường, có hình dạng viên nhỏ hoặc như quả bóng nhỏ bị khô. Việc này thường xảy ra sau khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn cứng, không phải khi còn đang bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột.
  2. Lưu ý sự thay đổi trong mức độ thường xuyên của việc đi ngoài. Mặc dù mức độ thường xuyên không phải là dấu hiệu đáng tin cậy của tình trạng táo bón nhưng sự thay đổi đột ngột trong giờ giấc đi ngoài có thể cho biết trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Trẻ đang bú sữa mẹ có thể đi ngoài 1 tuần 1 lần nhưng trẻ uống sữa bột nếu không đi ngoài từ 2 đến 3 ngày và có cảm giác khó chịu khi đại tiện thì có thể trẻ bị táo bón.[5]
  3. Tham khảo lời khuyên của bác sỹ nhi khoa. Nếu trẻ bị táo bón thường xuyên và nghiêm trọng nhưng không cải thiện do ảnh hưởng của chế độ ăn uống hoặc thay đổi mức độ hoạt động thì bác sỹ có thể thăm khám để biết có nguyên nhân tiềm ẩn nào gây táo bón. Bạn có thể dùng thuốc glycerin nhét hậu môn để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ. Táo bón là tình trạng phổ biến nhưng với một số trẻ thì đó là dấu hiệu của bệnh nhược tuyến giáp, dị ứng thức ăn hoặc bệnh khác. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể gây táo bón nhưng bệnh này rất hiếm. Bác sỹ có thể chẩn đoán được bệnh này trong tuần tuổi đầu tiên của trẻ.[6]
    • Bác sĩ sẽ kê thuốc để trị táo bón cho trẻ nếu đó là tình trạng nghiêm trọng hoặc không cải thiện khi có sự thay đổi về chế độ ăn uống và hoạt động.

Chăm sóc trẻ bị táo bón[sửa]

  1. Luôn giữ cho trẻ trong tình trạng đủ nước và ở trong nhiệt độ thích hợp. Mất nước có thể gây táo bón hoặc khiến cho nó tồi tệ hơn. Cho trẻ bú bình hoặc bú sữa mẹ thường xuyên để duy trì lượng nước trong cơ thể đặc biệt là khi thời tiết nóng.[7]
  2. Cho trẻ uống nước hoặc nước hoa quả khi trẻ hơn 4 tuổi. Nước hoa quả cung cấp nước cho ruột và có thể giúp làm mềm phân. Hãy tập cho trẻ uống 60 đến 120ml nước lọc, nước mận, táo hoặc lê. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ để biết bao nhiêu nước lọc và nước hoa quả là an toàn cho trẻ.[5]
    • Cho trẻ uống 30ml nước hoa quả hoà vào 120ml nước lọc.
  3. Thay đổi loại sữa bột mà bạn dùng. Hãy trao đổi với bác sỹ nhi khoa về ý định thay đổi loại sữa trước khi đưa ra quyết định. Bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên dựa trên tiền sử bệnh của trẻ và các triệu chứng bệnh. Trẻ sẽ có thể phản ứng không tốt với một số nguyên liệu trong sữa bột. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ xem có nên thêm nước mận vào sữa bột để làm mềm phân hay không.[3]
  4. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. Khi cho trẻ sơ sinh bị táo bón ăn, hãy tránh thức ăn dễ gây táo bón như chuối, cà rốt và ngũ cốc gạo. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn mận, lê, yến mạch và ngũ cốc lúa mạch để hỗ trợ tiêu hóa.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy cảnh giác với liệu pháp điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng thảo dược. Trao đổi với bác sỹ về thuốc hoặc phương pháp điều trị trước khi áp dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Nói cho bác sỹ biết nếu việc táo bón còn có hiện tượng máu trong phân hoặc tã lót, nôn mửa, khó chịu, bụng sưng hoặc căng phồng hoặc chán ăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]