Nhận biết khi trẻ bị sốt tinh hồng nhiệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sốt tinh hồng nhiệt là loại bệnh gây ra bởi sự phóng thích các ngoại độc tố của nhóm liên cầu khuẩn Streptococcus A, bệnh thường đi đôi với chứng viêm họng. Khoảng 10% trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn phát triển thành loại sốt này.[1] Sốt tinh hồng nhiệt có thể gây ra nhiều biến chứng lâu dài nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu bạn bắt đầu có những dấu hiệu của sốt tinh hồng nhiệt thì nên khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Các bước[sửa]

Dấu hiệu viêm họng liên cầu khuẩn[sửa]

  1. Quan sát dấu hiệu viêm họng. Không phải các trường hợp viêm họng đều do nhiễm liên cầu khuẩn gây ra nhưng hầu hết viêm họng là dấu hiệu chung của sốt tinh hồng nhiệt . Trẻ sẽ gặp khó khăn hoặc cảm thấy đau khi nuốt. Các triệu chứng của nhiễm liên cầu khuẩn thường được thấy trong amidan nằm ở mặt sau cổ họng của trẻ. Cổ họng trở nên đỏ, sưng tấy thậm chí kết thành các mảng trắng hoặc xuất hiện mủ.[2]
  2. Dấu hiệu chung của bệnh. Viêm họng liên cầu khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra chứng mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nhức đầu và sốt. Vùng cổ đặc biệt là vùng phía trước sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng hạch bạch huyết.[2]
    • Ít ai để ý đến các hạch bạch huyết ở cổ của mình. Nhưng nếu chúng phát triển đến giai đoạn bạn có thể nhìn thấy rõ thì có khả năng bạn đã bị nhiễm bệnh. Các hạch bạch huyết này thường mềm và có màu đỏ.[3]
  3. Cần đến gặp bác sĩ nếu viêm họng kéo dài hơn 48 giờ. Tương tự, nếu trẻ em bị viêm họng kèm theo chứng sưng hạch bạch huyết hoặc sốt cao trên 38 °C cũng cần được điều trị sớm.[2]

Nhận biết sự phát triển của sốt tinh hồng nhiệt[sửa]

  1. Nhiệt độ cơ thể tăng dần. Nếu bệnh đang chuyển từ giai đoạn viêm họng sang sốt tinh hồng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể của bé sẽ bắt đầu tăng lên, có khi lên đến 38 °C hoặc cao hơn. Thông thường, trẻ sẽ trải qua những cơn sốt kèm theo nóng lạnh.[4]
  2. Có dấu hiệu của bệnh chốc lở. Đôi khi sốt tinh hồng nhiệt đi kèm với ghẻ lở do một loại vi khuẩn liên cầu gây nên và không bị viêm họng.[5] Chốc lở thường phát triển xung quanh miệng và mũi của trẻ với màu đỏ, sưng tấy như mụn nước hoặc mụn mủ.[6]
  3. Quan sát các vùng mẩn đỏ. Dấu hiệu đặc trưng khi viêm họng liên cầu khuẩn phát triển thành sốt tinh hồng nhiệt đó là xuất hiện mẩn đỏ. Nhìn qua chúng giống như vết cháy nắng ,thô ráp như giấy nhám khi tiếp xúc. Lâu dần vùng da sẽ chuyển sang màu nhạt hơn.
    • Ban đỏ thường xuất hiện xung quanh mặt, cổ và ngực (phổ biến nhất là ở vùng cổ và ngực), lan rộng xuống bụng, lưng và một ít ở tay, chân.
    • Các vùng nếp gấp da ở trẻ em như bẹn, nách, khuỷu tay, đầu gối và cổ cũng xuất hiện những đường sẫm màu hơn mẩn đỏ.[4]
    • Một triệu chứng nữa là vùng da quanh môi trở nên tái nhợt.[7]
  4. Lưỡi có nhiều đốm như hạt dâu tây. Triệu chứng này hình thành khi các nụ vị giác trên lưỡi mở rộng ra. Ban đầu, lưỡi sẽ bị phủ một lớp màu trắng. Sau vài ngày, xuất hiện các hạt màu đỏ trên lưỡi.[8]
  5. Có dấu hiệu lột da. Khi ban đỏ bắt đầu mờ nhạt dần, da của trẻ sẽ bị bong ra hệt như sau khi bị cháy nắng. Hãy cẩn thận vì điều đó không có nghĩa là bệnh đã biến mất. Bạn vẫn cần sự can thiệp của y tế để điều trị dứt điểm.[9]
  6. Khám bác sĩ ngay lập tức. Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ khi chúng bị nổi ban đỏ kèm theo sốt hoặc đau họng.[4] Mặc dù sốt tinh hồng nhiệt rất dễ điều trị bằng kháng sinh nhưng nếu không can thiệp kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng.
    • Nếu không điều trị, sốt tinh hồng nhiệt có thể gây ra bệnh thận, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tai, áp xe cổ họng, viêm phổi, viêm khớp,[10] các vấn đề về tim và hệ thống thần kinh (thấp khớp).

Nhận biết nguy cơ nhiễm bệnh[sửa]

  1. Lưu ý hơn với trẻ em. Sốt tinh hồng nhiệt thường xảy ra với trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Khi trẻ trong độ tuổi này có triệu chứng sốt phát ban, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  2. Hãy cẩn trọng đối với trẻ có hệ thống miễn dịch yếu. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc mắc một số bệnh khác khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì chúng sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh như sốt tinh hồng nhiệt.
  3. Lưu ý với môi trường đông đúc. Các vi khuẩn gây bệnh thường trú ngụ ở mũi và cổ họng, chúng được lây lan thông qua các chất lỏng khi người bệnh ho hoặc hắc hơi. Nếu bạn hoặc con của bạn tiếp xúc với những đồ vật bị dính chất lỏng này thì việc bị lây bệnh và mắc chứng sốt tinh hồng nhiệt là điều dễ dàng xảy ra, đặc biệt là ở những khu vực đông người.[7]
    • Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nên trường học là nơi đặc biệt có nhiều mầm bệnh trú ngụ.
  4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Trẻ em nên rửa tay thường xuyên và không chia sẻ đồ dùng, khăn hoặc vật dụng cá nhân với người khác. Một người vẫn có khả năng lây bệnh ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.
    • Bất kỳ ai được chẩn đoán bị nhiễm sốt tinh hồng nhiệt không nên ra ngoài ít nhất 24 giờ đồng hồ ngay sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh.[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]