Nhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhịn tiểu có thể là việc vô cùng khó khăn và không mấy dễ chịu. Nếu bạn ở trong hoàn cảnh không có nhà vệ sinh, sự riêng tư, thời gian hay cơ hội để thỏa mãn nhu cầu này, có một số phương pháp mà bạn có thể thử. Các bước trong mục “Nín tiểu” chính là những phương pháp bạn có thể thử khi đối mặt với việc bắt buộc phải nhịn tiểu. Các phương pháp này chỉ là các gợi ý và không có cơ sở khoa học. Một vài, tất cả hoặc không phương pháp nào trong số đó sẽ hiệu quả đối với bạn ở những thời điểm khác nhau. Các bước trong mục “Rèn luyện bàng quang” đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh và sẽ có hiệu quả nếu bạn chuẩn bị trước.

Các bước[sửa]

Nín tiểu[sửa]

  1. Tưởng tượng ra việc đóng niệu đạo. Niệu đạo của bạn là nơi liên thông với bên ngoài mà qua đó nước tiểu của bạn thoát ra khỏi cơ thể. Hãy tưởng tượng bạn đang ép chặt các cơ xung quanh niệu đạo đồng thời thả lỏng các cơ khác. Đây cũng chính là các cơ mà bạn sẽ nén lại khi bạn cố gắng ngăn nước tiểu. Thả lỏng xương chậu và bụng dưới để tránh tạo thêm áp lực lên bàng quang của bạn. Làm căng những cơ không thiết là việc vô ích và có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
  2. Thay đổi tư thế. Nạn có thể sẽ phải làm điều này vài lần trong lúc nhịn tiểu. Những tư thế khác nhau có thể giải phóng một chút áp lực trên bàng quang, giúp việc nhịn tiểu trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể cân nhắc đến những lựa chọn sau:
    • Đừng tạo áp lực lên phần bụng dưới. Điều này sẽ tạo nhiều áp lực lên bàng quang của bạn.
    • Bắt chéo chân khi đang đứng. Khi bạn đang đứng, việc bắt chéo chân có thể giúp bạn kìm nén nước tiểu bằng việc đè lên niệu đạo và khu vực xung quanh. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy như bạn đang đóng niệu đạo lại.
    • Thử bắt chéo hoặc bỏ chân xuống khi ngồi. Những thay đổi trong tư thế có thể làm dịu bớt áp lực trên bàng quang.
    • Ngồi thẳng nhưng thoải mái. Nâng phần trên của cơ thể và hơi khom lưng lại, giải phóng áp lực trên bàng quang, nhưng đừng duỗi căng bụng vì điều này có thể tạo áp lực lên bàng quang. Hãy buông lỏng bụng dưới.
    • Đừng nghiêng người về phía trước, đẩy phần xương chậu phía trước lên, hoặc hóp bụng vào.
  3. Xì hơi, nếu có thể. Việc tích tụ hơi trong ruột của bạn có thể gây áp lực lên bàng quang. Giảm nhẹ áp lực này bằng việc xì hơi có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và cho phép bạn nhịn tiểu lâu hơn.
  4. Giữ ấm. Khiến cơ thể bạn ấm áp nhất có thể bằng việc đắp chăn, bật lò sưởi, hoặc cuộn tròn cơ thể lại. Có một hiện tượng được gọi là đi tiểu lạnh, cảm giác lạnh sẽ khiến người ta muốn đi tiểu.[1]
  5. Đừng va chạm hay rung lắc cơ thể. Điều này có thể tạo áp lực lên bàng quang và khiến bạn không thoải mái.
    • Nếu bạn đang ngồi, hãy cứ ngồi. Chuyển động quá nhiều có thể va chạm vào bàng quang và khiến bạn khó chịu. Nếu bạn tìm được một tư thế dễ chịu, giữ nguyên tư thế đó cho đến khi bạn cảm thấy khó chịu và bạn cần phải thay đổi tư thế.
    • Tránh việc thay đổi tư thế quá đột ngột, và căng thẳng, vội vã hoặc di chuyển bất ngờ
    • Chuyển động nhẹ nhàng và uyển chuyển nhất có thể khi bạn đi lại hoặc thực hiện các hoạt động khác.
  6. Tránh việc nghĩ đến nước, thác nước hoặc mưa. Bạn bè của bạn có thể sẽ thấy thú vị khi nói về thác nước, sông, và các dạng nước chuyển động khác— cũng như là việc xả nước nhà vệ sinh — khi họ nghe thấy rằng bạn đang muốn đi. Nói chuyện thật bình tĩnh và cương quyết. Đừng đế cho họ thấy rằng những nỗ lực của họ ảnh hưởng đến bạn. Nếu họ tiếp tục, hãy bình tĩnh rời khỏi chỗ đó. Nếu không thể làm vậy, hãy bịt tai, nhắm mắt lại và ngâm nga thật to. Nếu bạn không muốn nhắm mắt hay bịt tai, hãy ngâm nga to nhất có thể. Quay người đi để cho họ thấy rằng bạn sẽ không nói chuyện với họ trừ khi họ dừng lại.
  7. Hạn chế uống bất cứ thứ gì khi bạn đang muốn đi tiểu. Hãy uống một lượng đủ để duy trì sự hấp thụ nước cần thiết, nhưng đừng uống những gì không cần thiết.
  8. Nghĩ đến những gì khiến bạn xao nhãng. Tránh nghĩ đến việc đi tiểu, nước, hoặc nhà vệ sinh.
    • Đừng nghĩ đến việc có nên nhịn tiểu hay không.
    • Đừng nghĩ đến nhà vệ sinh cho đến khi bạn thực sự đã ở đó.
    • Đừng nghĩ đến việc đi tiểu cho đến khi bạn đã đến nhà vệ sinh. Bạn có thể sẽ bắt đầu đi tiểu trước khi bạn cởi quần.
  9. Nếu có thể hãy giải quyết tình huống này. Tìm một nhà vệ sinh, cánh đồng, hay chỗ nào đó tương tự.
  10. Đừng tin rằng việc tiểu một chút ra sẽ có ích. Không đâu. Việc tiểu một chút ra thực sự là điều không thể— thường thì bàng quang của bạn sẽ không dừng lại chỉ một chút như vậy, và bạn sẽ tiểu ra quần.
  11. Đừng cười hoặc nghĩ về điều gì hài hước. Cười có thể khiến bạn làm co cơ và tạo nhiều áp lực hơn lên bàng quang.
    • Tránh mặt bạn bè hoặc những tình huống có thể khiến bạn cười..
  12. Đừng đi bơi (trừ khi bạn định giải quyết dưới nước). Nếu bạn là người thường xuyên đi bơi, bạn có thể đã trải qua cảm giác muốn đi tiểu sau khi bước vào nước lạnh. Điều này được gọi là hiện tượng buồn tiểu dưới nước (immersion diuresis) hoặc buồn tiểu dưới nước lạnh (cold immersion diuresis). [2]

Rèn luyện bàng quang trước[sửa]

  1. Hiểu rõ những phương pháp rèn luyện bàng quang. Nếu bạn thường ở trong tình huống nơi bạn không thể tìm được địa điểm hoặc thời gian để đi tiểu, có thể bạn sẽ muốn cân nhắc đến việc rèn luyện bàng quang của mình trước. Điều này có thể giúp bạn nhịn được lâu hơn để đi đến nhà vệ sinh.
  2. Thực hiện bài tập Kegel. Những bài tập này dành cho cả nam và nữ làm săn chắc cơ sàn chậu. Đôi khi có thể sẽ khó để nhận biết bài tập Kegel liên quan đến múi cơ nào— để luyện tập, bắt đầu đi tiểu, sau đó cố gắng dừng lại bằng cách sử dụng các cơ. Đây chính là những cơ sàn chậu của bạn.[3] Khi bạn đã biết được cảm giác khi sử dụng cơ sàn chậu, bạn có thể thực hiện bài tập Kegel vào những thời điểm khác trong ngày.
    • Thử thực hiện bài tập Kegel trong thời gian quảng cáo khi bạn đang xem chương trình yêu thích, lúc ngồi ở bàn, lúc nằm, trong lúc đổ xăng— bạn gần như thực sự có thể luyện tập bất cứ lúc nào.
    • Cố gắng thực hiện bài tập ba lần một ngày và ba đến bốn ngày một tuần.
  3. Kéo dài thời gian giữa những lần đi vệ sinh. Lập một lịch trình cho chính mình và theo dõi những lần đi vệ sinh. Nếu bạn thấy bản thân đi tiểu hai tiếng một lần, tuần tới hãy cố gắng đi tiểu hai tiếng rưỡi một lần.
  4. Đừng thỏa mãn những cơn buồn tiểu nhẹ. Theo các chuyên gia, việc bỏ qua những lần buồn tiểu nhẹ có thể dần dần làm bàng quang giãn ra.[4] Hãy đợi từ năm đến 15 phút để xem liệu việc buồn tiểu có biến mất trước khi bạn đến nhà vệ sinh hay không.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn thường xuyên buồn tiểu hoặc không nhịn tiểu được, hãy tới gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể sử dụng một số phương thuốc, bài tập thể dục và thực hiện các thay đổi trong cách sống để giúp kiểm soát bàng quang của mình.
  • Nhịn tiểu có thể dẫn đến tình trạng trào ngược (nước tiểu chảy ngược về thận). Việc này có thể gây nhiễm trùng tiết niệu và phá hỏng thận.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]