Nhổ răng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo các nha sĩ thì nhổ răng không phải công việc mà bạn có thể tự làm mà không cần trải qua quá trình đào tạo. Trong hầu hết các trường hợp họ khuyên bạn không nên tự nhổ răng mà nên để nó tự rụng, hoặc nhờ nha sĩ thực hiện. Việc nhổ răng chắc chắn sẽ an toàn hơn khi tới nha sĩ vì họ có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có thiết bị chuyên dụng để xử lý các vấn đề về răng.

Các bước[sửa]

Nhổ Răng cho Trẻ em[sửa]

  1. Để tự nhiên. Hầu hết bác sĩ và nha sĩ đều khuyên các bậc cha mẹ không nên làm bất cứ điều gì để đẩy nhanh quá trình rụng răng.[1] Răng hỏng nếu bị nhổ quá sớm sẽ khó định hướng cho răng mọc sau tại vị trí đó.
  2. Chú ý quan sát khi răng ngày càng lỏng hơn. Bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ chiếc răng đó và lợi xung quanh nó, không để bị sâu hay nhiễm trùng. Nếu răng sâu thì bạn nên đưa bé tới phòng khám để làm phẫu thuật nhổ nó ra.
  3. Nếu cần tác động thì bạn chỉ nên khuyên bé dùng lưỡi lúc lắc chiếc răng. Không phải ai cũng cho phép con họ dùng lưỡi đẩy răng, ngược lại nếu muốn thì họ nên hướng dẫn đứa trẻ chỉ dùng lưỡi đẩy răng. Có hai lý do để làm việc này:
    • Lắc răng bằng tay có thể đưa vi trùng và bụi bẩn vào miệng, dọn đường để nhiễm trùng xảy ra. Trẻ em hiếu động nên chắc chắn vệ sinh tay chân không tốt, do đó dùng tay đẩy răng sẽ là công thức dẫn đến các vấn đề về răng miệng.
    • Lưỡi mềm hơn răng. Đối với trẻ em, rủi ro vô tình làm răng gãy sớm khi dùng ngón tay đẩy cao hơn so với người lớn. Dùng lưỡi lắc răng làm giảm nguy cơ này vì lưỡi không thể nắm lấy răng như các ngón tay.
  4. Nếu răng mới mọc không đúng vị trí thì bạn nên cho bé tới nha sĩ. Hiện tượng răng vĩnh viễn mọc phía sau răng sữa, đôi khi còn gọi là răng "cá mập" vì tồn tại hai bộ răng cùng lúc, là tình trạng phổ biến nhưng có thể khắc phục được. Nha sĩ chỉ cần nhổ răng sữa để chừa chỗ cho răng vĩnh viễn di chuyển vào đúng vị trí, do đó đây không phải là vấn đề phức tạp.
  5. Nếu đứa bé để răng tự rụng thì máu chảy rất ít. Khi con bạn cố gắng chờ đủ lâu để răng sữa tự động rụng (đôi khi lên tới 2 hay 3 tháng) thì lượng máu chảy ra khi răng rụng rất ít.
    • Nếu việc lắc hay kéo răng làm chảy nhiều máu thì bạn không nên để đứa trẻ tiếp tục lắc. Có thể chiếc răng đó chưa tới lúc phải nhổ nên hãy để yên nó để tránh tình trạng xấu thêm.
  6. Nếu răng vẫn lỏng mà không gãy sau 2 tới 3 tháng thì bạn nên đem bé tới nha sĩ. Họ tiêm thuốc giảm đau cục bộ và dùng dụng cụ chuyên dụng nhổ nó ra.
  7. Sau khi răng tự rụng, bạn giữ miếng gạc ép vào chỗ đó. Bạn nên yêu cầu bé tự cắn nhẹ lên miếng gạc. Một cục máu đông bắt đầu hình thành nơi chiếc răng vừa rụng.
    • Nếu trong hốc răng không có cục máu đông thì tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Tình trạng này gọi là hốc răng khô (viêm hốc răng), kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.[2] Liên hệ nha sĩ nếu bạn thấy cục máu đông không hình thành.

Nhổ Răng cho Người lớn[sửa]

  1. Tìm hiểu lý do phải nhổ răng. Răng người lớn lẽ ra phải tồn tại cả đời nếu bạn chăm sóc chúng. Nhưng nếu bạn thật sự phải nhổ răng thì đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
    • Răng mọc quá nhiều. Hàm răng bạn đã chật khít nên không còn chỗ để răng mới chen vào, dẫn tới mọc sai vị trí. Nếu gặp trường hợp này nha sĩ buộc phải nhổ chiếc răng đó.
    • Sâu hay nhiễm trùng răng. Nếu tình trạng nhiễm trùng răng kéo dài xuống tận tủy thì nha sĩ cần cho bạn dùng kháng sinh, hoặc thậm chí phải lấy tủy răng. Nếu lấy tủy răng không thể giải quyết vấn đề thì biện pháp tiếp theo là nhổ răng.
    • Vì lợi ích của hệ miễn dịch. Nếu bạn đang trong quá trình cấy ghép nội tạng hoặc đang áp dụng hóa học trị liệu, rủi ro nhiễm trùng khi răng gặp vấn đề cũng là lý do bác sĩ cần phải nhổ nó ra.[3]
    • Bệnh nha chu. Bệnh này gây ra do nhiễm trùng mô tế bào và xương xung quanh răng, hoặc ở dưới răng. Nếu bệnh nha tru đã ăn tới răng thì bác sĩ cần phải phẫu thuật nhổ nó.
  2. Đến phòng khám nha khoa. Bạn không nên cố tự mình nhổ răng. Tốt nhất bạn nên để nha sĩ nhổ răng thay vì tỏ ra dũng cảm và tự mình làm. Bên cạnh vấn đề an toàn thì việc nhổ răng tại phòng khám nha khoa bớt đau hơn nhiều.
  3. Nhờ nha sĩ tiêm thuốc gây tê cục bộ để làm tê chỗ răng cần nhổ.
  4. Để nha sĩ nhổ răng. Nha sĩ có thể phải tách một phần lợi để tiếp cận tới răng. Trong một vài trường hợp nặng họ còn phải lấy răng ra thành từng mảnh.[3]
  5. Để máu đông tích tụ trên chỗ răng mới nhổ. Cục máu đông là dấu hiệu cho thấy răng và lợi xung quanh nó đang trong quá trình lành. Để một miếng gạc lên chỗ răng mới nhổ và cắn nhẹ để giữ nó cố định. Nếu mọi việc suôn sẻ thì lúc này máu đông đang hình thành tại chỗ vừa nhổ răng.
    • Nếu trong hốc răng không còn cục máu đông thì tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Tình trạng này gọi là hốc răng khô (viêm hốc răng), kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.[2] Liên hệ nha sĩ nếu bạn thấy cục máu đông không hình thành.
    • Nếu muốn giảm sưng thì bạn nên đặt một túi đá lên phía ngoài hàm răng, gần với chỗ răng đã nhổ. Cách làm này giảm sưng đồng thời làm dịu cơn đau.
  6. Trong những ngày sau khi nhổ bạn nên chú ý không tác động vào cục máu đông để không ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương. Bạn cố gắng:
    • Tránh khạc nhổ hay súc miệng mạnh. Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng bạn không được uống nước bằng ống hút.
    • Sau 24 giờ, bạn súc miệng nhẹ bằng dung dịch nước muối được pha chế từ nửa thìa cà phê muối với 250 ml nước ấm.
    • Không hút thuốc.
    • Ăn thức ăn mềm và lỏng trong những ngày đầu tiên. Bạn nên tránh ăn đồ ăn cứng cần phải nhai nhiều.
    • Xỉa răng bằng chỉ nha khoa và đánh răng như thường lệ, chú ý không xỉa hay chà vào chỗ vừa nhổ răng.

Cách Nhổ Răng tại Nhà chưa được Y học Công nhận[sửa]

  1. Sử dụng miếng gạc để lắc nhẹ chiếc răng. Bạn lấy một miếng gạc nhỏ bọc lấy chiếc răng cần nhổ.
    • Nhẹ nhàng lắc chiếc răng tới lui và qua lại, bạn phải chú ý làm "nhẹ nhàng".
    • Nếu chảy nhiều máu thì bạn nên dừng lắc. Máu chảy nhiều là dấu hiệu cho thấy chiếc răng đó chưa tới lúc phải nhổ.
    • Từ từ nhấc chiếc răng lên nhưng phải giữ tay chắc chắn, tiếp tục kéo cho đến khi các dây chằng nối răng với lợi tách rời. Nếu quá đau hay chảy máu thì bạn nên cân nhắc dừng lại.
  2. Bạn có thể cắn vào quả táo. Cắn lên quả táo là cách hữu hiệu để nhổ răng, đặc biệt đối với trẻ em. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp nhổ răng phía trước hàm, các răng phía trong không hiệu quả lắm.

Lời khuyên[sửa]

  • Cách này hiệu quả khi răng không còn neo với xương hàm và chỉ còn liên kết với lợi. Khi đó răng hầu như có thể di chuyển tự do theo mọi hướng và gây đau.
  • Di chuyển răng theo hình vòng tròn thật chậm.
  • Liên hệ với nha sĩ để cân nhắc liệu có cần phải nhổ răng. Nếu không thật sự cần thiết thì bạn không nên cố gắng nhổ.
  • Bạn có thể đẩy răng nhưng không nên đẩy quá mạnh!
  • Không cố sức nhổ răng vì nếu bạn chờ thêm một thời gian thì việc nhổ sẽ bớt đau hơn, ngoài ra không chảy nhiều máu.
  • Xoắn răng thật chậm và nhẹ nhàng.
  • Nếu răng nhạy cảm thì bạn không nên nhổ. Các dây thần kinh vẫn còn liên kết tại chân răng, do đó nhổ răng có thể làm tổn thương dây thần kinh và gây nhiễm trùng.
  • Đối với trẻ em: Nếu răng của con bạn vẫn chảy máu sau khi súc miệng thì bạn nên đem bé tới nha sĩ.
  • Đẩy chiếc răng về phía sau, lắc và xoắn nếu cần. Cách làm này có thể làm răng bật ra khá nhanh!
  • Nếu răng vĩnh viễn mọc lên và đẩy vào răng sữa thì bạn nên cho bé tới phòng khám răng. Bạn cần nhổ bỏ chiếc răng sữa đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng thì bạn phải gặp nha sĩ ngay, vì tình trạng nhiễm trùng không được chữa trị có thể phát triển thành các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.
  • Nhổ răng rất khác với việc chăm sóc cho răng bể hay gãy rời do gặp tai nạn, cả với răng vĩnh viễn và răng sữa. Nếu răng của con bạn bị tổn thương do gặp tai nạn (như té ngã) và đã bị gãy, bạn không được làm theo các chỉ dẫn này.
  • Nếu bạn là người lớn hay còn trong độ tuổi thanh niên mà có răng muốn rụng thì nên gặp nha sĩ ngay. Họ có thể xử lý mọi vấn đề, đồng thời tư vấn cho bạn về các rủi ro nếu tự mình nhổ răng.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây