Những thành tựu khoa học ra đời nhờ sự tình cờ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lò vi sóng, tia X, thuốc kháng sinh penicillin… đều được tìm ra một cách tình cờ nhưng lại trở thành những thành tựu khoa học vĩ đại.

Thiên văn vô tuyến[sửa]

Karl Jansky là cha đẻ của ngành thiên văn vô tuyến. Ảnh: Armagh Planetarium.

Vào những năm 1930, Karl Jansky, một kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm Bell, Mỹ, tiến hành nghiên cứu hiện tượng can nhiễu khi truyền sóng vô tuyến xuyên Đại Tây Dương. Ông phát hiện những tín hiệu nhiễu này đến từ một hướng cố định trên trời, hay chính là sóng vô tuyến ngoài không gian. Sự tình cờ và may mắn đó đã giúp ngành thiên văn vô tuyến ra đời.

Sao xung[sửa]

Khoảng 50 năm trước, khi đang học tiến sĩ tại Đại học Cambridge, Jocelyn Bell đã dùng kính viễn vọng vô tuyến để tìm tín hiệu từ các chuẩn tinh, một dạng thiên thể rất xa và sáng. Nhưng thay vào đó, cô lại dò được tín hiệu từ ngôi sao xung đầu tiên.

Sao xung được ví như những ngọn hải đăng của vũ trụ. Ảnh: Physics Astronomy.

Cô đặt tên tín hiệu này là LGM-1, viết tắt của Little Green Men (những người tí hon xanh), ám chỉ người ngoài hành tinh. Hóa ra đó lại là một ngôi sao neutron lớn, xoay rất nhanh và tỏa sóng vô tuyến cực mạnh. Người ta gọi những ngôi sao như vậy là sao xung.

Lò vi sóng[sửa]

Lò vi sóng được phát minh một cách tình cờ. Ảnh: Quartz.

Năm 1945, kỹ sư Percy Spencer của công ty Raytheon, Mỹ đang nghiên cứu radar thì chợt thấy thanh chocolate trong túi chảy nhanh bất thường. Nhận ra điều này liên quan đến những tín hiệu vô tuyến vi sóng từ radar, ông bắt đầu thí nghiệm với thức ăn và máy phát điện từ trong một lồng kim loại. Vài năm sau, Raytheon chế tạo thành công chiếc lò vi sóng thương mại đầu tiên.

Tia X[sửa]

Năm 1895, nhà vật lý Wilhelm Röntgen phát hiện ra một số tia điện từ nhất định có thể tạo thành hình ảnh trên đĩa huỳnh quang và xuyên qua da thịt dễ hơn xương. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những bước tiến lớn nhất lịch sử y học.

Tuy nhiên, nhiều thập kỷ sau đó, con người vẫn chưa hiểu rõ những nguy hiểm của việc tiếp xúc với tia X. Khi phát hiện tia X có thể làm rụng lông tóc, người ta đã áp dụng những biện pháp "trị liệu" không gây đau đớn bằng tia X cho những người có quá nhiều lông, thậm chí còn trở thành một phương pháp làm đẹp cho phụ nữ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thuốc kháng sinh Penicillin[sửa]

Năm 1928, nhà sinh học người Scotland Alexander Fleming phát hiện toàn bộ vi khuẩn nuôi cấy trong một đĩa thí nghiệm bị bỏ quên đã bị một loại mốc tên là Penicillium tiêu diệt.

Fleming không thực sự chú tâm vào phát hiện này cho tới khi nhận được đề nghị hợp tác nghiên cứu từ hai nhà khoa học Đại học Oxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey. Tháng 8/1940, công trình nghiên cứu về penicilin ra đời, Fleming được đồng nhận giải Nobel vì thành tích này.

Việc Fleming tìm ra Penicillin là một bước đột phá nổi tiếng trong y học. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Leonard và Dora Colebrook là những người hùng trong thời kỳ đầu của thuốc kháng sinh với việc tiên phong sử dụng Prontosil đỏ, loại kháng sinh phổ biến trước khi penicillin ra đời.

Anh em nhà Colebrook đã giúp rất nhiều phụ nữ thoát chết vì nhiễm trùng trong phòng thai sản, và loại kháng sinh này cũng được phát triển kịp thời để cứu vô số mạng sống trong Thế chiến II.

Thuốc Viagra[sửa]

Nếu kháng sinh là bước ngoặt quan trọng của ngành y thì viên thuốc nhỏ màu xanh này lại là một bước tiến khác. Viagra, trước đây có tên UK92-480, được tình cờ phát hiện năm 1992 qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho một phương pháp trị liệu bệnh viêm họng.

Các nhà nghiên cứu tìm ra Viagra qua những cuộc thử nghiệm chữa bệnh viêm họng. Ảnh: Melanoma News Today.

Nhiều người đàn ông tham gia thử nghiệm đã báo lại rằng đời sống tình dục của họ được cải thiện đáng kể. Cũng nhờ chế tạo Viagra mà công ty dược phẩm Pfizer kiếm được một số tiền khổng lồ.

Chất tạo ngọt Sucralose[sửa]

Năm 1976, nhà hóa học Shashikant Phadnis được yêu cầu thử nghiệm một loại hợp chất đường clo đang được nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu. Phadnis đã nghe nhầm nên tưởng rằng mình phải nếm và phát hiện hợp chất này có vị siêu ngọt. Chính sự nhầm lẫn này đã giúp chất tạo ngọt Sucralose ra đời.

Chất chống dính Teflon[sửa]

Năm 1938, nhà hóa học Roy Plunkett của công ty hóa chất DuPont, Mỹ, phát triển một chất làm lạnh mới sử dụng tetrafluoroethylene. Trong quá trình làm việc, ông tìm ra một loại bột trắng, giống sáp trong bể chứa khí.

Ông phát hiện đó là một loại polymer, polytetrafluoroethylene (PTFE), còn gọi là Teflon. Từ đó, chất này được sử dụng phổ biến để tạo bề mặt có ma sát nhỏ trên nhiều vật dụng, từ chảo rán đến bộ đồ của phi hành gia.

Nguồn[sửa]

  • VnExpress, Thu Thảo
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này