Những thói hư tật xấu của người Việt/124

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ăn ở luộm thuộm

(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915)

Nhà nào ở ta cũng chỉ những gỗ ngổn ngang, trên không có thừa trần[1], dưới ít khi lát gạch, chung quanh tường kín bốn bề, ít cửa thông hơi thật không hợp cách vệ sinh. Trong nhà không mấy nhà phân biệt phòng nào là phòng ăn, phòng nào là phòng ngủ, chỗ nào là chỗ làm việc, chỗ nào là chỗ ngồi chơi. Nhà nào cũng chỉ thấy bày la liệt những ghế những bàn những giường những phản, có khi ăn ở đấy ngủ ở đấy, làm việc ngồi chơi cũng ở đấy.

Đường mỹ thuật làm cửa làm nhà của ta còn kém mà tính người lại cẩu thả nhiều, quý hồ thế nào cho dung thân được thì thôi, chứ không quản gì đến hoa mỹ. Các nơi nhà quê, nhiều nhà nào trổ nào chạm, chẳng qua chỉ cho nhện dễ chăng võng, kê lắm giường, lắm phản, chẳng qua chỉ để cho mối xông đất. Mái tụp hụp như chuồng ngựa, buồng kín mít như buồng tằm, chẳng qua chỉ để cho chuột bọ rúc rích ra vào, gớm ghê bẩn thỉu như thế thì sao cho sạch sẽ được!

Chú thích[sửa]

  1. Tức cái trần nhà. Chữ trần đây vốn nghĩa là bụi, thừa trần là chịu bụi, ngăn bụi.

← Mục lục

Liên kết đến đây