Những thói hư tật xấu của người Việt/182

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thời gian phí phạm cách sống làm điệu làm dáng

(Phan Khôi, Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn, 1931)

Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ làm việc quan là làm việc rồi[1], làm đù đưa đủng đởn.

Phải, phàm kẻ làm việc quan, không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời kịp vụ làm chi!

Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ. Chẳng những vì khoa học không có mà không làm được đồng hồ. Mà chính vì cái quan niệm cơm vua ngày trời, và làm việc quan ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần, nên không sinh ra khoa học mà không làm đồng hồ được.

Có người đeo cái đồng hồ không chạy. Máy ở trong đã hư hết nhưng mà vì nó đẹp, nên cũng đeo cho có với người ta. Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.

Bỏ cái quan niệm cơm vua ngày trời đi, rồi mới dùng được đồng hồ theo như chỗ dùng của nó.

Cũng như bỏ cái căn tính cẩu thả đi, rồi mới dùng được những chữ dân quyền tự do bình đẳng theo ý nghĩa của nó. Hiện nay thì những chữ dân quyền, bình đẳng, tự do ở nước Việt Nam cũng còn như cái đồng hồ của người Việt Nam!

Chú thích[sửa]

  1. rổi ở đây có nghĩa như trong thành ngữ “ăn không ngồi rồi “. Làm rồi: làm rất nhàn nhã, thế nào cũng được

← Mục lục

Liên kết đến đây