Những thói hư tật xấu của người Việt/193

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không có một nhà tư tưởng, không có người khao khát tìm đạo lý mới

(Đào Duy Anh, Việt nam văn hóa sử đại cương[1] 1950)

Vô luận là vấn đề gì, về quốc kế hay dân sinh cũng như về luân lý hay triết lý, kẻ sĩ nước ta đều thấy các thánh hiền Trung quốc giải quyết sẵn cho mình rồi, cái công phu của mình chỉ là thuật lại để thực hành cho xứng đáng chứ không cần phải sửa chữa thêm bớt chút gì.

Trái lại cái gì của Trung quốc có vẻ vĩ đại hay cao siêu quá, thì chúng ta lại phải hãm lại cô lại cho vừa với kích thước khuôn khổ của chúng ta.

Bởi thế chính trong thời kỳ toàn thịnh của nho học nước ta, người ta thấy có những nhà nho kinh luân như Tô Hiến Thành, nhà nho anh hùng như Trần Quốc Tuấn, nhà nho cao khiết như Chu An, nhà nho khẳng khái như Nguyễn Trãi, mà tuyệt nhiên vẫn không thấy một nhà tư tưởng một nhà triết học nào.

Chúng ta chỉ có những nhà nho lao tâm khổ tứ để bắt chước thánh hiền mà cư xử và hành động cho hợp với đạo lý chứ không có nhà nho nào dám hoài nghi bất mãn với đạo lý xưa mà băn khoăn khao khát đi tìm đạo lý mới.

Chú thích[sửa]

  1. Đây là bộ sách Đào Duy Anh viết ở Thanh Hóa, những năm kháng chiến chông Pháp. Không phải Việt nam văn hóa sử cương 1938

← Mục lục

Liên kết đến đây