Những thói hư tật xấu của người Việt/195

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không học nên thiếu tư cách làm người

(Huỳnh Thúc Kháng, Hai chữ lao động, Tiếng dân, 1930)

Người mình thiếu cái tư cách lao động [của con người] ngày nay.

Nguyên nhân xa xôi[1] có nhiều, mà nhất là không học. Đây nói học không phải thường cầm viết[2], ôm sách đi tới trường như học trò. Không học nghĩa là không biết tập cách siêng năng kiệm ước[3] và lo trau dồi cái nghề của mình cho tinh xảo, sửa sang tính nết của mình cho có tư cách công nhân[4]. Không học thì nghề đã không tinh mà tư cách cũng kém, điều hư tật xấu không chừa, lời phải điều hay không biết bắt chước.

Còn cái nguyên nhân cụ thể[5] to nhất là ham chơi.

Nhân phong trào lao động thế giới hết bị khinh rẻ như ngày xưa, nhiều người vào sở này, tới xưởng kia, tự xưng là làm thực nghiệp, kỳ thực không chăm nghề gì không được việc gì, rày đây mai đó lỡ dở thành người thất nghiệp.

Lại có kẻ du thủ du thực phóng đãng quen nết, nay gặp sở nào thuê mướn làm công, làm mấy cũng không đủ tiêu, lại xoay bày cách chơi bời cờ bạc mà quơ quét của bọn làm công, làm sâu mọt trong đám lao động.

Chú thích[sửa]

  1. Nguyên văn là viễn nhân. Nhân ở đây là nguyên cớ nguyên do chứ không phải nhân là người. Chúng tôi dịch ra để đỡ mất thời giờ của bạn đọc
  2. cầm bút
  3. dè dặt và có chừng mực
  4. đây chỉ người làm việc nói chung chứ không phải công nhân theo nghĩa hiện đại
  5. cận nhân

← Mục lục

Liên kết đến đây