Những thói hư tật xấu của người Việt/202

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thị hiếu tầm thường

(Nguyễn Văn Vĩnh, Đăng cổ tùng báo, 19)

Cái lý thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm.

Kìa cái đồng hồ từ tám mươi đời thì quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng.

Cầu quán con con, thuyền bé lí tí.

Câu đối với tranh thì hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lý giang sơn.

Thi hoạ nhỏ nhen, thi chẳng ra thi hoạ chẳng ra hoạ.

Giang sơn treo cửa sổ, sơn thuỷ để đầu giường. Hoành phi câu đối thì chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ý tình[1].

Đồ chạm đồ cẩn thì tỉ mỉ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo.

Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề.

Nói tóm lại thì người Nam mình chưa cái gì là cái khéo.

Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu.

Người mỗi ngày một hay, vi xảo là thông ngôn ông Tạo hoá[2]. Ta mỗi ngày một đổ[3], vi xảo là cơn hứng chí điên cuồng.

Học chẳng phải mà bắt chước chẳng phải. Xảo nghệ muốn noi theo ngoại quốc, là phải noi lý tưởng chớ không nên bắt chước phù hoa. Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên lành hoá nghề lang lố[4].

Chú thích[sửa]

  1. phẩy mác là tên gọi các nét trong chữ Hán, ở đây ý nói chỉ đẹp bề ngoài
  2. vi xảo: sự kỹ lưỡng khéo léo; ở đây ý nói sự hoàn chỉnh của sản vật đạt đến mức như là tự nhiên sinh ra đã vậy.
  3. kém đi, hỏng đi
  4. Nghĩa như nhố nhăng

← Mục lục

Liên kết đến đây