Những thói hư tật xấu của người Việt/204

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tưởng thật mà hoá dối

(Hoài Thanh, Thành thực và tự do trong văn chương, Tao đàn, 1939)

Văn chương ta từ trước tới nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên[1]. Văn chương thành ra một cách để dối mình và dối người.

Cây trên rừng muôn ngàn lá không có hai lá giống nhau. Trong rừng người cũng vậy, chưa từng thấy hai người hình dung giống hệt nhau. Hình dung còn thế huống chi nữa tinh thần.

Văn chương ta có vẻ buồn tẻ nghèo nàn, các nhà văn ta ít thấy khác nhau, vì họ tự dối mình, tức vì họ không đủ cái thành thực để phô diễn tâm linh của mình, vì họ tự giam mình trong vòng khách sáo.

Chú thích[sửa]

  1. Các nhà nghiên cứu hiện nay phân biệt 1/ cái tưởng là sự thật, đang được mọi người trong xã hội công nhận và 2/cái sự thật đúng như nó có, song chưa được phát hiện và nhận thức thấu đáo; ở đây ý nói nhà văn ta chỉ biết loại sự thật thứ nhất.

← Mục lục

Liên kết đến đây