Những thói hư tật xấu của người Việt/219

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trung dung theo nghĩa nửa vời, trung dung cốt để ngu dân

(Phan Khôi, Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta, Thần Chung, 1929)

Trung dung thật là một cái thuyết lôi thôi, mà xã hội ta chịu lấy cái ảnh hưởng trung dung ấy mà hóa ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trắng đen không ra đen.

Ở đời thì quý cái cách không khôn không dại; xử sự thì chuộng cái lối không mềm không cứng. Mua bán cũng trung dung, hát giá [1] một quan, mặc cả năm tiền, dứt giá bảy tiền rưỡi, gọi là “bỏ hom tranh” [2].

Làm ăn cũng trung dung: vốn một ngàn, có thể làm ra ba ngàn, mới được hai ngàn cầm chừng không làm nữa, gọi là “giữ tay thước“[3].

Vì giữ lẽ trung dung mà việc gì cũng không dám làm thẳng tay: vua Tự Đức đã hòa với Pháp rồi, thì cứ ciệc hòa đi, lại còn sai sứ đi cầu cứu bên Tàu.

Mai Xuân Thưởng khởi nghĩa thì cứ việc khởi nghĩa đi, nghe Trần Bá Lộc bắt mẹ lại đem thân về chịu chết.

Té ra trung dung chẳng phải là cái gì cả, chỉ là cái thai đẻ ra khiếp nhược, và là cái ổ chứa gian tà mà thôi.

Hiện nay ở nước Nam ta có nhiều cách làm cho dân ngu đi, song duy trì hay là xướng minh cái thuyết trung dung ra là cách diệu hơn thứ nhất.

Vì theo như cái thuyết trung dung ở trên ba mươi sáu tầng trời của ông cháu thày trò họ Khổng thì chẳng ai theo được, rốt cuộc lại rồi cũng chỉ “bẻ hom tranh, giữ tay thước “ mà thôi.

Cái trung dung ấy, nói cho tận mặt nó, tức là cầm chừng, tức là ở cửa giữa, tức là thậm thà thậm thụt, tức là thủ cựu. Cho nên hễ ai đem cái thuyết trung dung ra mà nói thì tôi cho là người ấy có ý làm ngu dân.

Chú thích[sửa]

  1. tức là ra giá, nêu giá
  2. cộng lại chia đôi
  3. ăn non

← Mục lục

Liên kết đến đây