Những thói hư tật xấu của người Việt/27

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khéo tay mà trí không khôn

(Phạm Quỳnh, Pháp du hành trình nhật ký, năm 1922)

Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi[1] khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt. Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.

Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ[2], để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách[3] thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần

Chú thích[sửa]

  1. Bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là sáng tạo
  2. Quen hệ của những cái liên tiếp. Cũng nghĩa như hệ thống
  3. Duyên (có khi đọc diên) ở đây lá thủ cựu, cách là đổi mới. Duyên cách: Tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao

← Mục lục

Liên kết đến đây