Những thói hư tật xấu của người Việt/42

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc

(Phạm Quỳnh, Giải nghĩa đồng hóa, Nam Phong, năm 1931)

Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa[1], dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa[2] làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh[3], biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để[4] chỗ tinh túy.

Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.

Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.

Một người trí não khô cạn hay là và không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.

Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.

Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?

Chú thích[sửa]

  1. Tiếp nhận
  2. Biến cải
  3. Ngón nghề, mánh lới
  4. Gốc rễ, cơ bản

← Mục lục

Liên kết đến đây