Những thói hư tật xấu của người Việt/56

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp

(Khuyết danh, Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thực nghiệp dân báo, năm 1923)

Những nhà nông trồng ra cây mía, nấu thành muống đường[1]. Những người làm nên đường cát mà mang đi bán lại là người khác, tức là nhà buôn đường. Người có tư bản xuất vốn ra và làm chủ rồi rủ dăm ba người trai tráng làm bạn[2], gọi là công - xi[3], một bên xuất tài[4] một bên xuất lực. Mãn mùa rồi tính trừ tiền vốn và tiền tổn ra còn lãi bao nhiêu chia thành hai, chủ phần nửa, các bạn phần nửa. Song ở trong có sự rất xấu là những người chủ thường ăn lấn các bạn. Hạng trai tráng đi làm bạn phần nhiều là ngu dốt không biết gì, chủ tính trời tính đất chi thì tính, họ cứ việc dạ, miễn còn dư đôi ba đồng đem về cho vợ đã là quý rồi. Thường thấy những công - xi làm đường chủ nhân làm nhà gạch mua đất tư còn các bạn thì khố một vẫn hoàn khố một.

Chú thích[sửa]

  1. Tạm hiểu lá đường sơ chế
  2. Người đàn ông đi làm thuê theo mùa, theo công
  3. Khái niệm Công ty ngày nay
  4. Tài ở đây không phải tài năng, mà là tiền của

← Mục lục

Liên kết đến đây