Những thói hư tật xấu của người Việt/83

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một đẳng cấp nho sĩ trì trệ

(Lương Đức Thiệp, xã hội Việt Nam, năm 1944)

Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị ngụy thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực[1] nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Bởi vậy họ đã chống tiến hóa, chống cải cách. Phụ họa với triều đình, họ đã lấy cái học bã giả[2] của Tống nho dựng một bức trường thành ngăn các trào lưu triết học khác, không cho tràn tới địa hạt tri t hức do họ giữ đặc quyền.

Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân Trung Hoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức thơ Tàu, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí.

Qua ngay hình thức của thơ, ta cũng thấy rõ tinh thần bảo thủ của đẳng cấp nho sĩ và sự bất lực của đẳng cấp này trong mọi cuộc sống sáng tạo xã hội có tính chất cấp tiến.

Chú thích[sửa]

  1. Sức sống
  2. Thường nói bã chã, với nghĩa cái phần dư thừa sau khi lấy hết tính chất và thường nát ngấy nhão nhoẹt

← Mục lục

Liên kết đến đây