Những thói hư tật xấu của người Việt/98
Lan tràn thói đạo đức giả
(Phạm Quỳnh, Nhà nho Nam Phong, năm 1932)
Xét lịch sử thần trí[1] của giống ta, cát tâm lý thày đồ là tâm lý lễ nhượng cẩn thủ[2], trọng phần hình thức phép tắc bên ngoài . Vì trọng hình thức quá thời có hại đến tinh thần, thiên về lễ nhượng quá thì tất nhiên thành nhu nhược.
Làm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện[3] là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục[4], a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp[5], không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó, uốn nghĩa lý thánh hiền cho vừa bằng tầm nhân cách nhỏ nhen của mình.
Cái tâm lý hương nguyện đó, gặp lúc quốc vận suy vi thì nó bành trướng mãi ra mà hầu như tràn ngập cả. Không những thày đồ què mắc phải cái tâm lý ác liệt đó mà đến ông nghè ông cống, đến tể tướng thượng thư cũng không khỏi. Cả bọn thượng lưu trong nước đều đeo một cái tâm lý hương nguyện đó, trách nào dân không tan, nước không mất?
Chú thích[sửa]
- ↑ Đời sống tinh thần
- ↑ Cẩn thận, giữ gìn
- ↑ Kẻ đóng vai, ra cái vẻ khác hẳn người thường
- ↑ Thói thường
- ↑ Nhỏ nhen, hẹp hòi