Phát hiện ung thư buồng trứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ung thư buồng trứng là dạng ung thư phát triển trong buồng trứng phụ nữ. Buồng trứng là cơ quan sản xuất và phóng thích trứng. Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì các triệu chứng không xuất hiện cho đến giai đoạn tiếp theo. Nếu không chắc chắn về các triệu chứng, bạn nên thận trọng và đi khám bác sĩ. Nếu bạn mắc ung thư buồng trứng, kết quả sẽ tốt hơn nếu phát hiện sớm.[1][2]

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng[sửa]

  1. Xác định các triệu chứng. Bạn cần biết rằng trong giai đoạn đầu, các triệu chứng không xuất hiện rõ ràng. Các tình trạng khác như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) có những triệu chứng tương tự. Vì thế nếu những triệu chứng này xuất hiện, điều này không có nghĩa là bạn đã bị ung thư. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng bao gồm:[3][4]
    • Bụng phình to hoặc đầy hơi nhưng không trở lại bình thường
    • Đau xương chậu hoặc bụng nhưng không hồi phục
    • Chán ăn, cảm thấy no nhanh, hoặc buồn nôn liên quan đến ăn uống
    • Sút cân
    • Táo bón
    • Đi tiểu thường xuyên
  2. Xem xét nguy cơ mắc bệnh của bạn. Một số tác nhân có thể làm gia tăng rủi ro mắc ung thư buồng trứng. Những tác nhân này không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư, nhưng nằm trong xác suất cao hơn. Nếu cho rằng mình nằm trong nhóm nguy cơ cao, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra thường xuyên.[5][6]
    • Ung thư buồng trứng thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi.
    • Một số người mắc bệnh ung thư buồng trứng do di truyền. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ mắc gen ung thư vú 1 (BRCA 1), gen ung thư vú 2 (BRCA 2), hoặc đột biến liên quan đến hội chứng Lynch và ung thư ruột kết. Nếu có đột biến này, không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư, nhưng nguy cơ rủi ro là khá cao. Nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
    • Áp dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố estrogen trong thời gian dài với liều lượng cao có thể làm gia tăng nguy cơ.[7]
    • Kinh nguyệt kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ. Ví dụ, trường hợp bao gồm phụ nữ có kinh nguyệt trước tuổi 12 và kéo dài đến hơn 50 tuổi, phụ nữ chưa từng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, hoặc chưa bao giờ mang thai. Điều này xảy ra do mỗi lần rụng trứng, buồn trứng phá vỡ để thả trứng. Sau đó mô sẽ lành lại, kèm theo nguy cơ thấp phát triển tế bào dị thường xảy ra trong quá trình này.
    • Điều trị vô sinh có thể làm tăng rủi ro.
    • Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và các loại ung thư khác.
    • Các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung có thể làm bạn dễ bị ung thư buồng trứng.
  3. Tìm hiểu về các loại ung thư buồng trứng khác nhau. Ung thư buồng trứng được phân loại dựa vào nơi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển.[8][9]
    • Khối u biểu mô là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất. Trong loại ung thư này, khối u bắt đầu phát triển ở lớp ngoài buồng trứng. Khoảng 90% trường hợp ung thư buồng trứng thuộc loại khối u biểu mô.
    • Khối u mô đệm phát triển ở phần trong buồng trứng sản sinh nội tiết tố. Loại ung thư buồng trứng này chiếm khoảng 7% .
    • Khối u tế bào mầm là rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1 đến 2% tổng số trường hợp ung thư buồng trứng. Trong loại ung thư này, khối u bắt đầu ở nơi sản xuất trứng.

Đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Khám phụ khoa. Trong buổi khám, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước nhằm đánh giá xem bạn có bị ung thư buồng trứng hay không. Các bước bao gồm:[10]
    • Kiểm tra bụng và bộ phận sinh dục.
    • Cảm nhận tử cung và buồng trứng bằng cách đặt ngón tay đeo găng vào âm đạo và đồng thời dùng tay kia ấn tử cung và buồng trứng xuống ngón tay bên trong cơ thể. Bạn có thể hơi khó chịu nhưng không cảm thấy đau đớn.
    • Dùng mỏ vịt quan sát âm đạo
  2. Thảo luận xét nghiệm hình ảnh với bác sĩ. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra phụ khoa, bác sĩ có thể khuyến nghị tiến hành xét nghiệm thêm. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định kích thước và hình dạng buồng trứng:[10][11]
    • Siêu âm
    • X-quang
    • Chụp CT
    • Chụp MRI
  3. Cân nhắc xét nghiệm máu. Một số loại tế bào ung thư buồng trứng tạo ra một loại protein tên là CA125.Nếu chỉ số này ở mức cao thì có thể bạn đã bị ung thư. Tuy nhiên, đây không phải là xét nghiệm sàng lọc mà chỉ được thực hiện khi lo ngại về ung thư. Một số tình trạng khác cũng có thể làm tăng mức protein này, vì thế phải tiến hành xét nghiệm thêm. Một số tình trạng khác làm tăng nồng độ protein này bao gồm:[11]
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Bệnh viêm vùng chậu
    • U xơ tử cung
    • Mang thai
  4. Xét nghiệm xâm lấn để thu thập thông tin chi tiết. Xét nghiệm cho phép bác sĩ kiểm tra tế bào ung thư trực tiếp:[11]
    • Nội soi. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa một máy quay nhỏ qua vết rạch nhỏ vào bụng và quan sát buồng trứng trực tiếp.
    • Sinh thiết. Bác sĩ lấy mẫu mô buồng trứng và xét nghiệm có bị ung thư hay không.
    • Chọc dò dịch ổ bụng. Trong xét nghiệm này bác sĩ dùng kim dài trích một ít chất dịch trong dạ dày. Sau đó bác sĩ xét nghiệm dịch để phát hiện tế bào dị thường.

Tìm hiểu kết quả chẩn đoán[sửa]

  1. Hỏi bác sĩ về giai đoạn ung thư. Điều này giúp bạn nắm được tình hình phát triển bệnh. Có bốn giai đoạn ung thư phổ biến:[11][10]
    • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ nằm trong buồng trứng, ở một hoặc cả hai buồng trứng.
    • Giai đoạn 2: Ung thư nằm trong vùng chậu hoặc tử cung.
    • Giai đoạn 3: Ung thư lan sang dạ dày. Ung thư có thể nằm trên niêm mạc dạ dày, ruột, hoặc hạch bạch huyết trong vùng chậu.
    • Giai đoạn 4: Ung thư lan ra ngoài ổ bụng. Ung thư có thể di căn đến cơ quan khác như gan, lá lách, hoặc phổi.
  2. Hỏi về mức độ của ung thư. Điều này giúp bạn hiểu được chẩn đoán phát triển ung thư của bác sĩ.[12]
    • Tế bào cấp độ thấp khá nguy hiểm, nhưng phát triển chậm.
    • Tế bào cấp độ trung bình trở nên bất thường và phát triển nhanh hơn tế bào cấp độ thấp.
    • Tế bào cấp độ cao trở nên dị thường và phát triển rất nhanh.
  3. Thảo luận phương pháp điều trị với bác sĩ. Phương pháp hiệu quả nhất tùy thuộc vào tình trạng hiện tại bao gồm sức khỏe tổng thể, giai đoạn, và cấp độ ung thư. Hầu hết kế hoạch điều trị bao gồm:[13][14]
    • Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư tối đa có thể
    • Hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư
  4. Tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần. Ung thư có tác động lên cả thể chất lẫn tinh thần. Bạn sẽ trở nên kiên cường về mặt thể chất và tinh thần nếu có sự hỗ trợ về tinh thần.[15]
    • Nói chuyện với bạn bè và người thân đáng tin cậy
    • Tìm nhóm hỗ trợ để tiếp xúc với những người cũng đang trải qua tình huống tương tự
    • Giảm căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Bạn cần ngủ hơn 8 tiếng mỗi đêm.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]