Phân biệt giữa cơn ác mộng và hội chứng "Giấc ngủ kinh hoàng"

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mặc dù ác mộng và hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” (night terror), hoặc tình trạng cận giấc ngủ (parasomnia) đều có một vài đặc điểm chung, trải nghiệm về chúng sẽ hoàn toàn khác biệt. Ác mộng xảy ra khi một người nào đó thức giấc từ giấc mơ sống động và cảm xúc sợ hãi và/hoặc khiếp đảm vẫn còn mãnh liệt.[1] Trái lại, giấc ngủ kinh hoàng là trạng thái nửa tỉnh nửa mê và người đó có thể sẽ la hét, quẫy đập tay, đá chân, hoặc thét lên.[1] Ngoài ra, chứng kinh hoàng ban đêm hiếm khi xảy đến với người trưởng thành, trong khi, bất kỳ một độ tuổi nào cũng có thể gặp ác mộng.[2] Bởi vì ác mộng và hội chứng kinh hoàng ban đêm là hai tình trạng khác nhau diễn ra trong khi ngủ, chúng cần phải được phân biệt và đối phó một cách riêng biệt.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu về Ác mộng[sửa]

  1. Tìm hiểu đặc điểm của ác mộng. Ác mộng là một dạng trải nghiệm không mong muốn trong quá trình ngủ và xảy ra khi bạn đang lơ mơ ngủ, đang ngủ, hoặc đang thức dậy. Ác mộng có một vài đặc điểm riêng như sau:
    • Cốt truyện của những cơn ác mộng thường liên quan đến mối đe dọa cho sự an toàn hoặc sự sinh tồn của bạn.[3]
    • Người gặp ác mộng thường sẽ thức giấc với cảm giác sợ hãi, căng thẳng, hoặc lo lắng.[4]
    • Khi người gặp ác mộng thức dậy, họ thường nhớ rõ giấc mơ của mình và có khả năng nêu lên chi tiết của nó.[4] Họ có thể suy nghĩ thông suốt hơn khi thức giấc.[3]
    • Cơn ác mộng thường khiến con người khó có thể quay về với giấc ngủ.[3]
  2. Ác mộng xảy đến cho mọi người ở mọi độ tuổi. Phổ biến nhất là trẻ em ở độ tuổi từ 3 – 6, với con số thống kê là khoảng 50% trẻ em ở độ tuổi này đều gặp phải ác mộng.[5] Tuy nhiên, người trưởng thành cũng có thể gặp ác mộng, đặc biệt nếu người đó gặp nhiều căng thẳng hoặc lo lắng.
  3. Nhận thức thời điểm xuất hiện của ác mộng. Cơn ác mộng thường xảy đến trong chu kỳ sau của giai đoạn Ngủ mơ (Rapid Eye Movement - REM). Đây là thời điểm phổ biến mà giấc mơ được hình thành, kể cả giấc mơ tốt đẹp và ác mộng.[1]
  4. Cân nhắc nguyên nhân gốc rễ của ác mộng. Mặc dù ác mộng có thể diễn ra bất kể lý do, trông thấy hoặc nghe thấy một điều gì đó khiến bạn sợ hãi hoặc báo động cho bạn sẽ hình thành cơn ác mộng. Âm thanh hoặc hình ảnh góp phần tạo nên cơn ác mộng có thể bao gồm những điều thật sự đã xảy ra hoặc điều mà bạn tin tưởng.[1]
    • Nguyên nhân gây ác mộng phổ biến bao gồm bệnh tật, lo âu, mất đi người thân yêu, hoặc phản ứng tiêu cực với thuốc men.[6]
  5. Chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với dư chấn của cơn ác mộng. Ác mộng thường để lại cảm giác sợ sệt, kinh hãi, và/hoặc lo lắng.[6] Có thể sẽ khá khó khăn để bạn ngủ lại sau khi gặp ác mộng.
    • An ủi con của bạn sau khi chúng gặp ác mộng. Trẻ có thể sẽ cần đến sự dỗ dành và sự khẳng định rằng không có gì phải sợ.
    • Người trưởng thành, trẻ vị thành niên, hoặc trẻ lớn hơn gặp phải ác mộng có thể tìm gặp chuyên viên tư vấn, người sẽ giúp họ xác định nguồn gốc gây căng thẳng, lo lắng được biểu hiện thông qua cơn ác mộng.

Hiểu rõ về Hội chứng Giấc ngủ Kinh hoàng[sửa]

  1. Xác định xem liệu người đó có đang gặp phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng hay không. Mặc dù đây là tình trạng nhìn chung khá hiếm, nó thường xảy đến với trẻ em (khoảng 6,5% trẻ em đều gặp phải hội chứng này). Đây có thể là kết quả của quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương.[7] Trái lại, người lớn thường hiếm khi gặp phải tình trạng này (chỉ khoảng 2,2% người trưởng thành trải nghiệm hội chứng giấc ngủ kinh hoàng).[8][9] Khi người trưởng thành gặp phải hội chứng này, nó thường là do nhân tố tâm lý tiềm ẩn chẳng hạn như chấn thương hoặc căng thẳng gây nên.
    • Chứng kinh hoàng ban đêm ở trẻ em thường không phải là tình trạng đáng báo động. Không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy trẻ em gặp phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng sẽ có vấn đề về tâm lý hay là chúng đang buồn hoặc bị chi phối bởi một điều nào đó.[10] Cùng với quá trình phát triển, tình trạng này ở trẻ nhỏ thường sẽ tự động chấm dứt.[11]
    • Chứng kinh hoàng ban đêm có liên quan đến yếu tố di truyền. Trẻ thường sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn nếu một ai đó trong gia đình cũng mắc phải nó.[10]
    • Nhiều người trưởng thành trải nghiệm hội chứng giấc ngủ kinh hoàng đồng thời cũng sẽ gặp phải tình trạng tâm lý khác, bao gồm rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm, hoặc rối loạn lo âu.[9]
    • Chứng kinh hoàng ban đêm cũng có thể là do rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) gây nên, hoặc là do lạm dụng chất kích thích (đặc biệt là lạm dụng rượu bia).[2] Bạn cần phải cân nhắc nguyên nhân tiềm ẩn có thể hình thành triệu chứng này ở người trưởng thành và giải quyết chúng nếu cần thiết.
  2. Xác định hành vi liên quan đến chứng kinh hoàng ban đêm. Một vài hành vi phổ biến của hội chứng này bao gồm:[12]
    • Ngồi trên giường
    • La hét trong sợ hãi
    • Đá chân
    • Quẫy đập tay
    • Toát mồ hôi, thở dốc, hoặc mạch đập nhanh
    • Mắt mở to trừng trừng
    • Thực hiện hành vi hung hăng (đây là hành động khá phổ biến đối với người trưởng thành hơn là với trẻ em).
  3. Nhận thức khi chứng kinh hoàng ban đêm xảy ra. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường diễn ra trong chu kỳ của giấc ngủ chập chờn (non-REM), thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn của giấc ngủ. Điều này có nghĩa là nó sẽ xảy ra trong vòng một vài giờ đầu tiên của giấc ngủ.[1]
  4. Không nên đánh thức người đang gặp chứng kinh hoàng ban đêm. Thường sẽ rất khó để bạn đánh thức người đang gặp phải hội chứng này. Tuy nhiên, nếu họ thức giấc, họ thường sẽ cảm thấy khá bối rối, và có thể không rõ lý do vì sao họ lại ướt đẫm mồ hôi, thở gấp, hoặc tại sao chiếc giường của họ lại lộn xộn như vậy.
    • Người đó sẽ không nhớ gì về giấc mơ của mình. Thỉnh thoảng, họ có thể nhớ lại một số thông tin mơ hồ về giấc mơ, nhưng lại không nhớ rõ chi tiết.[1]
    • Ngay cả khi bạn có thể đánh thức người đó, họ thường sẽ không nhận thức được sự hiện diện của bạn hoặc không thể nhận ra bạn.
  5. Hãy kiên nhẫn với người gặp phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Họ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ngay cả khi họ trông có vẻ như đã “tỉnh” sau khi trải qua hội chứng này. Điều này là vì tình trạng này thường xuất hiện trong quá trình của giấc ngủ sâu.
  6. Cảnh giác trước hành vi nguy hiểm. Người gặp chứng kinh hoàng ban đêm có thể trở thành mối đe dọa cho bản thân và cho người khác mà không hề hay biết.
    • Cẩn thận trước tình trạng mộng du. Người đó có thể mộng du, và điều này có thể hình thành mối đe dọa nghiêm trọng.
    • Bảo vệ bản thân trước hành vi hiếu chiến. Chuyển động cơ thể đột ngột (đấm, đá, và quẫy đập) trong quá trình gặp phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có thể gây thương tích cho bản thân người đó, cho người ngủ cạnh họ, hoặc người đang cố gắng kiềm chế họ.
  7. Đối phó với hội chứng kinh hoàng ban đêm một cách phù hợp. Bạn không nên cố gắng đánh thức người đó trừ khi họ đang gặp nguy hiểm.[4]
    • Ở cùng người đó cho đến họ bình tĩnh lại.

Phân biệt Giữa Ác mộng và Hội chứng Giấc ngủ Kinh hoàng[sửa]

  1. Xác định xem liệu người đó có tỉnh giấc hay chưa. Người đang gặp phải chứng kinh hoàng ban đêm sẽ vẫn duy trì trạng thái ngủ, trong khi người gặp ác mộng sẽ thức giấc và có thể nhớ rõ chi tiết về giấc mơ của mình.[12]
  2. Quan sát xem liệu bạn có dễ đánh thức người đó hay không. Bạn sẽ dễ dàng đánh thức người gặp ác mộng, trái ngược hoàn toàn với người gặp chứng kinh hoàng ban đêm.[13] Trong trường hợp thứ hai, người đó sẽ khó tỉnh giấc và có thể sẽ không bước vào giai đoạn ngủ sâu.
  3. Quan sát trạng thái của người đó. Nếu người đó trông có vẻ bối rối và không nhận thức được sự hiện diện của người khác trong căn phòng, họ đang trải nghiệm hội chứng giấc ngủ kinh hoàng và thường sẽ nhanh chóng ngủ lại. Mặt khác, nếu người đó tỉnh giấc với cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng và tìm kiếm sự an ủi hoặc bầu bạn của người khác (đặc biệt đối với trẻ em), họ đã gặp ác mộng.
    • Bạn nên nhớ rằng người gặp ác mộng thường sẽ khó ngủ lại.
  4. Ghi chú về thời điểm xuất hiện của tình trạng này. Nếu chúng diễn ra trong vòng một vài giờ đầu tiên của giấc ngủ (thường là khoảng 90 phút sau khi chìm vào giấc ngủ), chúng có thể đã xảy ra trong giai đoạn làn sóng ngắn của giấc ngủ. Điều này chứng tỏ rằng họ có thể đang gặp phải hội chứng giấc ngủ kinh hoàng.[14] Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trong giai đoạn sau của giấc ngủ, nó có thể diễn ra trong quá trình giấc ngủ REM và nó chính là cơn ác mộng.

Lời khuyên[sửa]

  • Chứng kinh hoàng ban đêm thường khá phổ biến ở trẻ em. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, gây gián đoạn cho giấc ngủ của các thành viên trong gia đình, khiến bạn hoặc con bạn sợ phải đi ngủ, hoặc dẫn đến hành vi nguy hiểm (chẳng hạn như bước ra khỏi giường và đi quanh nhà) hoặc gây chấn thương.[12]
  • Nếu hội chứng giấc ngủ kinh hoàng bắt đầu từ thời thơ ấu nhưng kéo dài đến những năm tháng của độ tuổi vị thành niên, bạn nên đi khám bệnh.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây