Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phân biệt triệu chứng trứng làm tổ và triệu chứng tiền kinh nguyệt
Từ VLOS
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một chuỗi triệu chứng về thể chất và tâm lý xảy ra vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, triệu chứng trứng làm tổ xuất hiện do sự làm tổ của trứng được thụ tinh trong tử cung, nghĩa là bạn đang mang thai. Cả hội chứng tiền kinh nguyệt và trứng làm tổ đều có thể xuất hiện cùng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt nên rất khó nhận biết sự khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, nếu đặc biệt chú ý, bạn sẽ nhận ra một vài điểm khác biệt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết dấu hiệu trứng làm tổ và mang thai thời kỳ đầu[sửa]
- Quan sát dấu hiệu đốm máu. Xuất hiện đốm máu không phải trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu trứng làm tổ. Thông thường, máu sẽ không giống như trong kỳ kinh nguyệt bình thường mà chỉ là vài đốm nhỏ, có thể gần giống như trong vài ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. [1]
-
Chú
ý
các
cơn
co
thắt.
Co
thắt
(hay
chuột
rút)
có
thể
xảy
ra
trong
thời
kỳ
đầu
mang
thai.
Mặt
khác,
mặc
dù
thường
xuất
hiện
trong
kỳ
kinh
nguyệt
nhưng
cơn
co
thắt
cũng
có
thể
xảy
ra
ngay
trước
khi
bắt
đầu
kỳ
kinh
nguyệt
và
là
triệu
chứng
thường
gặp
của
hội
chứng
tiền
kinh
nguyệt.
Cơn
đau
do
trứng
làm
tổ
giống
như
cơn
đau
bụng
kinh.
[2]
- Chú ý đến mức độ cơn co thắt. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn co thắt gây đau dữ dội hoặc cơn đau dồn về một bên người vì đây đều có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.[2]
- Lưu ý nếu đi tiểu thường xuyên hơn. Một dấu hiệu khác cho thấy trứng được thụ tinh đang làm tổ đó là nhu cầu đi tiểu tăng lên trong một số trường hợp.[3] Nguyên nhân là do hóc môn Human Chorionic Gonadotropin (hCG) tiết ra trong thai kỳ làm tăng tuần hoàn máu đến gần bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.[1]
- Chú ý dấu hiệu chóng mặt. Nếu mang thai, bạn sẽ thấy hơi choáng hoặc chóng mặt, phần lớn là do sự thay đổi hóc môn. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng triệu chứng này cũng có thể là do cơ thể đang tạo thêm máu cho thai nhi. [2]
- Chú ý dấu hiệu thèm ăn. Đôi khi, ngay cả vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn cũng có thể thấy đói hơn bình thường. Triệu chứng thèm ăn kéo dài hơn 1-2 ngày có thể là dấu hiệu trứng được thụ tinh đang làm tổ.[2]
- Chú ý cơn buồn nôn. Ốm nghén là từ được dùng cho hiện tượng buồn nôn khi mang thai; cảm giác buồn nôn và nôn mửa có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi bạn đang mang thai. Triệu chứng này có thể xuất hiện sớm sau chỉ 2 tuần mang thai. [1]
- Chú ý đến dấu hiệu chán ghét thức ăn hoặc mùi hương. Một triệu chứng khác trong thời kỳ đầu mang thai là đột nhiên thấy chán ghét một số loại thức ăn hoặc mùi hương. Triệu chứng này có thể gây nôn mửa, ngay cả đối với mùi hương hoặc món ăn mà bạn từng rất yêu thích.[4]
- Chú ý triệu chứng khó thở. Triệu chứng này chủ yếu xuất hiện vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Bạn có thể dễ cảm thấy khó thở. Dù cảm thấy thế nào thì bạn cũng cần trao đổi chi tiết với bác sĩ.[3]
- Chú ý đến vị của kim loại. Một số thai phụ sẽ cảm thấy có vị kim loại trong miệng ngay sau khi mang thai. Triệu chứng này không liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.[2]
Hiểu rõ triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt[sửa]
- Chú ý cơn đau lưng. Bạn có thể và chắc chắn sẽ bị đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, để phân biệt sự khác nhau giữa thời kỳ đầu mang thai và hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể thấy dấu hiệu đau lưng sớm thường là triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.[5]
- Chú ý trạng thái tinh thần. Mặc dù mang thai và hội chứng tiền kinh nguyệt đều làm thay đổi tâm trạng nhưng hội chứng tiền kinh nguyệt thường đi kèm triệu chứng trầm cảm. Do đó, bị trầm cảm có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không mang thai.[5]
- Chú ý dấu hiệu chướng bụng. Chướng bụng cũng có thể xuất hiện vào giai đoạn đầu thai kỳ nhưng thường liên quan đến hội chứng tiền mãn kinh nhiều hơn. Bạn sẽ thấy bụng hơi căng cứng khi bị chướng. [6]
- Chú ý đến kỳ kinh nguyệt. Bạn chắc chắn cần thực hiện bước này và đó là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn không mang thai.[2] Bạn nên theo dõi kỳ kinh nguyệt bằng cách đánh dấu trên lịch để biết khi nào kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ đến. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu mình có mang thai không nếu thấy mất kinh khoảng 1 tháng.
-
Cân
nhắc
việc
thử
thai
tại
nhà
để
có
câu
trả
lời
chắc
chắn.
Phương
pháp
hiệu
quả
nhất
để
biết
bạn
đang
mang
thai
hay
đơn
giản
chỉ
là
mắc
hội
chứng
tiền
kinh
nguyệt
đó
là
tiến
hành
thử
thai
tại
nhà.
Bộ
dụng
cụ
thử
thai
có
bán
sẵn
ở
các
hiệu
thuốc
và
đi
kèm
hướng
dẫn
sử
dụng
rất
đơn
giản.[7]
- Bạn có thể thử thai khoảng vài ngày trước kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc khi muốn xác định xem bản thân đang gặp triệu chứng trứng làm tổ hay đang mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Một số phương pháp thử thai cho biết kết quả chính xác ngay khi thử chỉ vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên chờ khoảng 1 tuần sau kỳ kinh nguyệt bình thường. [7]
- Đa số xét nghiệm máu chỉ giúp phát hiện hóc môn sớm hơn vài ngày so với phương pháp thử thai thông thường tại nhà. Vì vậy, nếu không cần thiết, bạn không nên yêu cầu xét nghiệm máu chỉ vì tò mò.[7]
Nhận biết triệu chứng chung của cả hai hiện tượng[sửa]
- Nhận biết sự khác nhau giữa triệu chứng trứng làm tổ và xuất huyết trong kỳ kinh nguyệt. Dù chảy máu kinh nhiều hay ít thì bạn chắc chắn sẽ biết rõ kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ như thế nào. Mặt khác, xuất huyết do trứng làm tổ sẽ ít hơn so với kỳ kinh nguyệt bình thường vì không phải lột cả lớp niêm mạc tử cung, cũng như không kéo dài như kỳ kinh nguyệt thông thường. Xuất huyết do trứng làm tổ thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt bình thường.[8] Bạn sẽ thấy vài đốm máu nhỏ, màu sắc nhạt hơn, thường là hồng hoặc nâu, khác với màu đỏ tươi của máu trong kỳ kinh nguyệt.[9]
- Chú ý đến tâm trạng. Trước kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cảm thấy tâm trạng thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi tâm trạng cũng có thể là dấu hiệu của thời kỳ đầu mang thai. [1] Trong cả hai trường hợp, sự thay đổi tâm trạng đều là do thay đổi hóc môn.[10]
- Kiểm tra sự thay đổi ở bầu ngực. Mang thai giai đoạn đầu và hội chứng tiền kinh nguyệt đều làm thay đổi cân bằng hóc môn trong cơ thể nên đều có thể khiến ngực hơi sưng hoặc hơi đau. Ngực sẽ có cảm giác căng đầy hơn nếu bạn mang thai. [5],[4]
- Chú ý dấu hiệu mệt mỏi. Cả hội chứng tiền kinh nguyệt và trứng làm tổ đều khiến bạn mệt mỏi hơn. Nếu mang thai, bạn sẽ thấy mệt mỏi ngay từ tuần đầu tiên, phần lớn là do tăng nồng độ hóc môn progesterone. [1] Tuy nhiên, hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn thấy mệt mỏi do thay đổi hóc môn.[11]
- Chú ý dấu hiệu đau đầu. Thay đổi hóc môn cũng có thể gây đau đầu. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đau đầu trong thời kỳ đầu mang thai[1] và cả thời điểm trước kỳ kinh nguyệt.[5]
- Chú ý cảm giác thèm ăn. Cơn thèm ăn có thể tăng lên trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt.[6] Tương tự, bạn cũng có thể thấy thèm ăn trong thời kỳ đầu mang thai. Trong một số trường hợp, cơn thèm ăn do mang thai có thể sẽ khiến bạn thấy hơi lạ lẫm.[4]
- Theo dõi sự thay đổi trong hệ tiêu hóa. Triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể khiến bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy do thay đổi hóc môn.[6] Mang thai cũng gây ra triệu chứng tương tự nhưng thường là táo bón và triệu chứng nghiêm trọng hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ.[3]
- Nhận biết thời điểm triệu chứng xuất hiện. Thông thường, triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện 1-2 tuần trước kỳ kinh nguyệt bình thường.[5] Triệu chứng thường biến mất sau vài ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt. [6] Triệu chứng trứng làm tổ và triệu chứng mang thai giai đoạn đầu xuất hiện tại cùng thời điểm, tức cùng một thời điểm trong chu kỳ trứng làm tổ hoặc chu kỳ bóc tách lớp niêm mạc tử cung và bắt đầu kỳ kinh nguyệt.[12]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu mang thai, bạn cần đảm bảo uống vitamin hàng ngày dùng cho thai phụ để bổ sung đủ folate - dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.
Cảnh báo[sửa]
- Đi khám bác sĩ nếu triệu chứng dai dẳng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 https://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancy/conditioninfo/Pages/signs.aspx
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Am_I_Pregnant
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000583.htm
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/premenstrual-syndrome.html
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001505.htm
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/home-pregnancy-tests/art-20047940
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257
- ↑ http://www.webmd.com/baby/guide/implantation-bleeding-pregnancy
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premenstrual-syndrome/basics/symptoms/con-20020003
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premenstrual-syndrome/basics/symptoms/con-20020003
- ↑ http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/menstruation.html#b