Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phòng ngừa say máy bay
Từ VLOS
Ai cũng có thể bị say máy bay, nhưng một số người lại cực kỳ nhạy cảm với việc đó, và lần nào đi máy bay, họ cũng gặp phải vấn đề này. Say máy bay là một dạng say tàu xe, có nguyên nhân từ sự bất đồng trong tín hiệu mà các giác quan gửi tới não. Mắt bạn nhận thấy mọi thứ xung quanh không chuyển động và gửi tín hiệu tới não rằng bạn đang ngồi yên. Tuy nhiên, tai trong của bạn lại cảm nhận được sự chuyển động. Các tín hiệu bất đồng này sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, và đôi khi là nôn mửa. May mắn là đã có một số cách để giúp bạn tránh bị say máy bay dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị cho Việc di chuyển bằng Máy bay[sửa]
- Tránh ăn nhiều. Để ý những gì bạn ăn trong vòng 24 tiếng trước khi lên máy bay. Không ăn đồ béo, nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị. Thay vào đó, ăn nhiều bữa nhỏ hơn trước khi bay. Tránh ăn nhiều trước thời điểm lên máy bay.[1]
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn. Việc này sẽ kích thích hiện tượng say máy bay đối với nhiều người. Không nên uống đồ có chứa cồn và uống thật nhiều nước lọc.[3]
-
Lựa
chọn
chỗ
ngồi
hợp
lý.
Thường
thì
bạn
có
thể
chọn
chỗ
cho
mình
khi
mua
vé
máy
bay.
Bạn
nên
chọn
vị
trí
ngồi
gần
phần
cánh
máy
bay
và
gần
cửa
sổ.[4]
- Đây là vị trí mà bạn ít cảm thấy chòng chành nhất trong chuyến bay. Vị trí ngồi cạnh cửa sổ sẽ giúp bạn tập trung nhìn vào đường chân trời hoặc những vật thể cố định khác ở phía xa.[4]
- Nếu không còn chỗ ngồi nào như vậy, hãy chọn vị trí gần với đầu máy bay và sát cửa sổ. Phần đầu máy bay cũng là vị trí ít chòng chành nhất khi đang bay.
- Nghỉ ngơi thật nhiều. Nghỉ ngơi đầy đủ trước chuyến bay sẽ giúp cơ thể thư giãn hơn.[5]
-
Dùng
thuốc
chống
say.
Phòng
ngừa
hiện
tượng
say
máy
bay
thì
tốt
hơn
việc
tìm
cách
xử
lý
nó
khi
các
triệu
chứng
say
xuất
hiện.
Bác
sĩ
có
thể
giúp
kê
đơn
cho
bạn
một
số
loại
thuốc
chống
say.[6]
- Có nhiều loại thuốc có thể giúp bạn khỏi bị say tàu xe. Một số thuốc có thể bán mà không cần kê đơn như dimenhydrimate (Dramamine) và meclizine.[6]
- Các loại thuốc hiệu quả cao hơn có thể được bán khi có chỉ định của bác sĩ, ví dụ như scopolamine. Scopolamine được bán dưới dạng miếng dán sau tai khoảng 30 phút trước khi bay.
- Còn một số loại thuốc khác nữa nhưng chúng có nhiều tác dụng phụ và có thể không phù hợp với bạn. Ví dụ như promethazine và benzodiazepines.[6]
- Promethazine thường được dùng để điều trị hiện tượng say sóng và nôn mửa do bị bệnh, nhưng hiệu quả an thần của nó có thể kéo dài tới vài giờ.[6]
- Benzodiazepines cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa say máy bay, nhưng chúng thường được dùng để khống chế các vấn đề liên quan tới lo âu. Benzodiazepines cũng có tác dụng an thần kéo dài. Một số ví dụ khác của nhóm thuốc này bao gồm alprazolam, lorazepam, và clonazepam.[6]
- Bác sĩ sẽ biết loại thuốc nào là phù hợp nhất với bạn.[6]
-
Hỏi
bác
sĩ
về
tình
trạng
sức
khỏe
của
bạn.
Một
số
bệnh
có
thể
khiến
bạn
trở
nên
nhạy
cảm
với
cảm
giác
chóng
mặt
hơn
những
người
khác.
Bác
sĩ
có
thể
sẽ
giúp
bạn
tạm
thời
điều
chỉnh
lại
liều
lượng
thuốc
mà
bạn
đang
dùng
trước
khi
bạn
lên
máy
bay.
- Không bao giờ được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc của mình. Nếu bạn làm vậy, các vấn đề say sóng, nôn mửa, tiêu chảy... có thể xảy ra ngoài ý muốn trong chuyến bay của bạn. Ngoài ra, bệnh tình của bạn sẽ có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn.
- Đeo vòng tay châm cứu hoặc dùng gừng. Dù hiệu quả của châm cứu hoặc gừng vẫn còn chưa được kết luận rõ ràng, vài người cho rằng những phương pháp này rất tốt. Vòng tay sẽ tạo ra một áp lực lên cổ tay để kích thích một số điểm. Nhiều người tin việc này có thể giúp họ kiểm soát hiện tượng chóng mặt và nôn mửa.[1]
Trong Chuyến bay[sửa]
-
Tránh
đọc
sách
hoặc
chơi
điện
tử.
Tập
trung
vào
một
thứ
gần
mắt
sẽ
càng
làm
nhiễu
tín
hiệu
về
chuyển
động
trong
não.[5]
- Hãy nghe nhạc bằng tai nghe, sách nói hoặc những thứ có liên quan tới công việc, hoặc xem những bộ phim được chiếu trong chuyến bay để thời gian trôi qua nhanh hơn.
- Tập trung nhìn vào đường chân trời. Nhìn vào một điểm cố định, ví dụ như đường chân trời, sẽ giúp não bạn thư giãn và trạng thái cân bằng của cơ thể được ổn định. Việc chọn chỗ ngồi gần cửa sổ sẽ giúp bạn tập trung nhìn vào một điểm cố định ở xa như đường chân trời.[5]
- Điều chỉnh lỗ thông gió. Hãy đảm bảo có luồng không khí thoáng mát thổi vào bạn. Hít thở không khí trong lành và mát mẻ sẽ giúp bạn thư giãn và không bị nóng. Những chiếc quạt cá nhân có thể giúp không khí trở nên dịu hơn và luân chuyển quanh bạn.[5]
-
Điều
khiển
nhịp
thở.
Hít
thở
nhanh
và
nông
sẽ
khiến
các
triệu
chứng
say
trở
nên
nặng
hơn.
Hít
thở
chậm
và
sâu
đã
được
chứng
minh
là
có
thể
giúp
bạn
đỡ
bị
say
tàu
xe
hơn
so
với
việc
hít
thở
bình
thường.[1]
- Sử dụng một số kĩ thuật hít thở sâu và chậm rãi sẽ có hiệu quả đối với hệ thần kinh của bạn - đó là hệ thần kinh đối giao cảm, và nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Phương pháp hít thở này giúp bạn thư giãn và cơ thể bạn sẽ dễ chịu hơn.[1]
- Sử dụng bộ phận đỡ đầu khi ngồi. Nó sẽ giúp bạn thư giãn và khiến đầu bạn không bị chòng chành trong khi bay. Bạn có thể dùng gối đỡ cổ nếu thấy như vậy thoải mái hơn.[5]
-
Ăn
nhẹ
và
tránh
dùng
rượu
bia
hoặc
cà
phê
trong
suốt
chuyến
bay.
Tránh
ăn
những
món
có
khả
năng
làm
bụng
bạn
khó
chịu.
Bạn
có
thể
ăn
ít
bánh
quy
và
uống
nước
mát
trong
chuyến
bay.[4]
- Uống thật nhiều nước khi đang bay để giúp cơ thể có đủ lượng nước.[7]
- Đứng dậy. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, hãy đứng dậy. Ngả ra hoặc nằm ra ghế sẽ không có tác dụng. Việc đứng dậy sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng lại và có khả năng giúp bạn hết cảm giác chóng mặt.[5]
- Nhờ tiếp viên chuyển chỗ ngồi cho bạn nếu xung quanh bạn có người bị say máy bay. Ngửi và nghe thấy âm thanh khi người khác bị say máy bay là một sự kích thích, khiến cảm giác nôn nao của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đổi chỗ trên máy bay không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bạn vẫn nên đề nghị việc đó.[5]
-
Tập
trung
vào
việc
khác.
Cố
gắng
lạc
quan
và
thư
giãn
hết
mức
có
thể.
Bình
tĩnh
và
tập
trung
vào
những
việc
khác.[8]
- Nếu bạn đang đi công tác, hãy nghĩ về bài thuyết trình sắp tới. Nếu bạn đang đi du lịch, hãy nghĩ về kì nghỉ tuyệt vời mà bạn sắp được tận hưởng.
- Nghe nhạc. Nghe nhạc bằng tai nghe sẽ giúp bạn tập trung vào âm nhạc, thư giãn đầu óc và cơ thể, loại bỏ những âm thanh có thể khiến bạn căng thẳng, như tiếng em bé khóc hoặc tiếng nôn mửa của người khác.[8]
Đi khám Nếu có Vấn đề Nghiêm trọng hoặc Bệnh mãn tính[sửa]
- Tìm một nhà trị liệu chuyên nghiệp. Lo âu chính là nhân tố kích thích chứng say máy bay. Liệu pháp nhận thức - hành vi sẽ giúp bạn kiểm soát cảm giác lo lắng, sợ hãi và vượt qua cảm giác say máy bay.[1]
-
Sử
dụng
biện
pháp
Thư
giãn
động,
căng
–
chùng
cơ.
Biện
pháp
này
sẽ
hướng
dẫn
bạn
cách
tập
trung
suy
nghĩ
và
năng
lượng
vào
việc
kiểm
soát
các
cơ,
và
bạn
sẽ
làm
chủ
được
các
giác
quan.[9]
- Hãy bắt đầu từ dưới lên trên hoặc ngược lại, ví dụ: bạn có thể bắt đầu từ ngón chân. Tập trung vào việc gồng một nhóm cơ lên và giữ nguyên trạng thái đó trong vòng 5 giây thư giãn các cơ trong 30 giây, lặp lại một vài lần, rồi chuyển sang nhóm cơ tiếp theo.[9]
- Xem xét phương pháp tập làm quen. Một số phi công rất dễ bị say máy bay. Để giải quyết vấn đề này, nhiều phi công, cũng như những người có công việc đòi hỏi phải di chuyển nhiều bằng máy bay, sẽ áp dụng phương pháp tập làm quen. Để làm như vậy, bạn phải liên tục đối mặt với những vấn đề khiến bạn khó chịu, ví dụ như: bạn sẽ phải thường xuyên bay những chuyến bay ngắn, nhất là khi bạn sắp phải thực hiện một chuyến bay dài.[8]
-
Khám
phá
liệu
pháp
phản
hồi
sinh
học.
Những
nghiên
cứu
có
sự
tham
gia
của
những
phi
công
bị
say
tàu
xe
đã
cho
thấy
kết
quả
khả
quan.
Sử
dụng
liệu
pháp
phản
hồi
sinh
học
kết
hợp
với
thư
giãn,
họ
đã
không
còn
bị
say
tàu
xe
nữa.[10]
- Trong một nghiên cứu, các phi công đã vượt qua chứng say máy bay bằng cách ngồi trong một chiếc ghế xoay khiến họ bị say. Những thay đổi về cơ thể nhiệt độ và căng cơ đều được theo dõi. Khi dùng phương pháp phản hồi sinh học và thư giãn, nhóm phi công đã học được cách kiểm soát chứng say tàu xe.[10]
- Gặp bác sĩ. Nếu tình trạng say máy bay của bạn ngày càng tệ hơn hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn phải gặp một bác sĩ chuyên về tai - mũi - họng, thần kinh và sự cân bằng.[7]
Lời khuyên[sửa]
- Tận dụng những phương tiện giải trí trong chuyến bay. Trong nhiều chuyến bay đường dài, hãng bay thường có những bộ phim để bạn xem mà không cần phải tập trung vào màn hình ở gần mặt bạn. Việc này sẽ giúp bạn không tập trung vào cơn say và trở nên thư giãn hơn.
- Uống nước mát, ví dụ như bia gừng, nước lọc, nước giải khát không chứa caffein - uống kèm đá.
- Không ăn đồ ăn lạ trong chuyến bay, hoặc những đồ ăn mà bạn biết chắc chắn là không hợp với mình. Hãy chọn những món đơn giản như bánh quy.
- Nói chuyện với người bên cạnh có thể giúp bạn quên cơn say.
- Luôn biết túi nôn được đặt sẵn ở đâu để đề phòng.
- Nghe nhạc sẽ giúp đầu óc bạn không nghĩ tới việc bị say nữa.
- Thử nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo mút để làm giảm sự nôn nao và đánh lạc hướng tâm trí.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/motion-sickness
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/2060606-treatment#showall
- ↑ http://www.entnet.org/content/dizziness-and-motion-sickness
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=59876
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 5,6 http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_Steps_to_Staying_Well/hic_Travel_Medical_Kit/hic_What_You_Need_to_Know_about_Seasickness-or-motion-sickness
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 http://emedicine.medscape.com/article/2060606-medication#showall
- ↑ 7,0 7,1 http://www.entnet.org/content/dizziness-and-motion-sickness
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2014/chapter-2-the-pre-travel-consultation/motion-sickness
- ↑ 9,0 9,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
- ↑ 10,0 10,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/motion-sickness